Gần đây, báo chí liên tục đưa tin về loài hoa “3.000 năm mới nở” phát hiện ở nhiều địa phương trong cả nước.
Một số người sùng tín nghĩ đây là dấu hiệu “Phật sắp hiện linh”, là điềm lạ. Tuy nhiên, các nhà khoa học và đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng phủ nhận, cho rằng hoa Ưu Đàm mọc ở Việt Nam chỉ là lời đồn thổi.
Nhiều giả thuyết về “hoa lạ”
Cùng với sự xuất hiện của các đốm trắng nhỏ li ti mọc trên các sợi tơ, nhiều người cho rằng đây là các điềm báo gắn với một sự linh thiêng huyền bí nào đó. Một số nơi xuất hiện vật thể lạ này đã được người dân kéo đến để chiêm bái.
Vật thể lạ được cho là hoa Ưu Đàm. |
Một số người sùng tín nghĩ đây là dấu hiệu “Phật sắp hiện linh”, là điềm lạ. Tuy nhiên, các nhà khoa học và đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng phủ nhận, cho rằng hoa Ưu Đàm mọc ở Việt Nam chỉ là lời đồn thổi.
Nhiều giả thuyết về “hoa lạ”
Cùng với sự xuất hiện của các đốm trắng nhỏ li ti mọc trên các sợi tơ, nhiều người cho rằng đây là các điềm báo gắn với một sự linh thiêng huyền bí nào đó. Một số nơi xuất hiện vật thể lạ này đã được người dân kéo đến để chiêm bái.
Trước thông tin “hoa Ưu Đàm” nở rộ, nhiều ý kiến cho rằng đó là sự lầm lẫn giữa trứng của một loại côn trùng có tên green lacewing (Chrysopa) với hoa Ưu Đàm. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào những cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loại hoa được cho là hoa Ưu Đàm cũng có kích thước tương tự như trứng green lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng.
Tuy nhiên, thông tin này đã không thuyết phục được nhiều nhà khoa học. Giáo sư Khuất Đăng Long, Tổng Biên tập Tạp chí Sinh học – một chuyên gia về côn trùng học, cho biết: “Nếu các vật thể xuất hiện trên các chất liệu như nhôm, gỗ…thì không thể là trứng côn trùng. Vì côn trùng chỉ thường đẻ trứng lên các vật chất hữu cơ (như cây, lá…). Tôi nghĩ đây là một loại nấm nào đó”.
TS Đặng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Hoa cây cảnh Hà Nội nghiêng theo ý kiến đây là một loài nấm: “Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy loại hoa này và chưa tìm hiểu trực tiếp. Dưới góc độ là một người trồng hoa thì tôi nghĩ không có cơ sở khoa học nào chứng minh đó là một loài hoa. Tôi đã đi nhiều nước và cũng chưa được nghe về hoa Ưu Đàm. Tôi cũng nghĩ đó là đại diện một loại nấm”.
Sau khi các thông tin về một loài “hoa lạ” được nhiều người gọi là hoa Ưu Đàm được đăng tải, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, Phòng Công nghệ và Giống gốc nấm (Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học) đã kỳ công phóng đại hình ảnh một trong những mẫu “hoa” này dưới kính hiển vi. GS Kiệt cũng nghiêng về khả năng đây là một loại nấm nhầy - sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô. “Đây không phải là thực vật, không phải loài nấm chính thức. Nấm nhầy cũng có bào tử và các bào tử này có khả năng phát tán theo gió, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, có hình dáng như “bông hoa lạ”, GS Kiệt nói.
Đối với những “hoa Ưu Đàm” xuất hiện trên các vật liệu là nhôm, đồng, nhiều người cho rằng đó chỉ là phản ứng hóa học “nhôm mọc lông tơ”. PGS Ngô Sỹ Lương, Khoa Hóa (trường ĐHKHTN Hà Nội) cho biết, hiện tượng nhôm mọc lông tơ là phản ứng giữa nhôm với ôxy. Tùy từng điều kiện mà các sợi lông tơ mọc từ nhôm có thể dài tới 30 - 40cm với các đốm trắng ở đầu.
Khác xa với hoa của nhà Phật
Các đồn thổi về “loài hoa 3.000 năm mới nở” tiếp tục lan rộng trong khi ít ai biết rằng loài hoa này đã được ghi chép trong nhiều tài liệu Phật giáo. Từ điển Phật học Huệ Quang có ghi: “Ưu Đàm, tên khoa học Ficus Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”. Từ điển Phật học Hán Việt (NXB Khoa học xã hội) ghi: “Cây Ưu Đàm mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Deccan và nước SriLanka… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: Một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc, nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”.
Kinh tạng Pàli (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch và chú giải) cho rằng Ưu Đàm là cây sung (tên khoa học là ficus glomerata): Ví như cây bồ đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Còn sách Huyền Lâm Ứng Nghĩa, quyển 21 mô tả về Ưu Đàm như sau: Lá cây hoa này tựa như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện, khó trồng. Đặc biệt, hoa Ưu Đàm có mùi thơm xông khắp vô lượng thế giới.
Hoa Ưu Đàm, theo quan niệm của Phật giáo là một hoa linh thiêng, cực kỳ quý hiếm, khó gặp. Mặt khác, hoa Ưu Đàm nở là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay có bậc luân vương xuất thế, vì lẽ ấy mà hoa được gọi là “Linh thụy”.
Theo tất cả những tài liệu nói trên thì hoa Ưu Đàm là một loài cây có thân cao lớn. Như vậy, không có cơ sở nào có thể khẳng định những vật thể nhỏ li ti xuất hiện ở nhiều nơi hiện nay là hoa Ưu Đàm và càng không có sự liên quan đến sự giáng thế của Phật.
Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Phật giáo Việt Nam cũng đã có phát biểu về tin đồn thổi này: “Tôi chưa được nhìn trực tiếp nên không rõ đó là hiện tượng gì. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là tin đồn nhảm và là sự việc phi logic vì không có cơ sở nào để cho thấy một loài hoa có thể mọc được trên chất liệu bằng đồng, nhôm...”.
Theo tài liệu của nhà Phật, hoa Ưu Đàm có cây, có lá, thân cây cao lớn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là các khái niệm được đọc chứ bản thân Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu và hàng ngàn người tu hành khác chưa bao giờ được trực tiếp biết về hoa Ưu Đàm.
Tuy nhiên, thông tin này đã không thuyết phục được nhiều nhà khoa học. Giáo sư Khuất Đăng Long, Tổng Biên tập Tạp chí Sinh học – một chuyên gia về côn trùng học, cho biết: “Nếu các vật thể xuất hiện trên các chất liệu như nhôm, gỗ…thì không thể là trứng côn trùng. Vì côn trùng chỉ thường đẻ trứng lên các vật chất hữu cơ (như cây, lá…). Tôi nghĩ đây là một loại nấm nào đó”.
TS Đặng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Hoa cây cảnh Hà Nội nghiêng theo ý kiến đây là một loài nấm: “Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy loại hoa này và chưa tìm hiểu trực tiếp. Dưới góc độ là một người trồng hoa thì tôi nghĩ không có cơ sở khoa học nào chứng minh đó là một loài hoa. Tôi đã đi nhiều nước và cũng chưa được nghe về hoa Ưu Đàm. Tôi cũng nghĩ đó là đại diện một loại nấm”.
Sau khi các thông tin về một loài “hoa lạ” được nhiều người gọi là hoa Ưu Đàm được đăng tải, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, Phòng Công nghệ và Giống gốc nấm (Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học) đã kỳ công phóng đại hình ảnh một trong những mẫu “hoa” này dưới kính hiển vi. GS Kiệt cũng nghiêng về khả năng đây là một loại nấm nhầy - sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô. “Đây không phải là thực vật, không phải loài nấm chính thức. Nấm nhầy cũng có bào tử và các bào tử này có khả năng phát tán theo gió, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, có hình dáng như “bông hoa lạ”, GS Kiệt nói.
Đối với những “hoa Ưu Đàm” xuất hiện trên các vật liệu là nhôm, đồng, nhiều người cho rằng đó chỉ là phản ứng hóa học “nhôm mọc lông tơ”. PGS Ngô Sỹ Lương, Khoa Hóa (trường ĐHKHTN Hà Nội) cho biết, hiện tượng nhôm mọc lông tơ là phản ứng giữa nhôm với ôxy. Tùy từng điều kiện mà các sợi lông tơ mọc từ nhôm có thể dài tới 30 - 40cm với các đốm trắng ở đầu.
Khác xa với hoa của nhà Phật
Các đồn thổi về “loài hoa 3.000 năm mới nở” tiếp tục lan rộng trong khi ít ai biết rằng loài hoa này đã được ghi chép trong nhiều tài liệu Phật giáo. Từ điển Phật học Huệ Quang có ghi: “Ưu Đàm, tên khoa học Ficus Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”. Từ điển Phật học Hán Việt (NXB Khoa học xã hội) ghi: “Cây Ưu Đàm mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Deccan và nước SriLanka… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: Một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc, nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”.
Kinh tạng Pàli (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch và chú giải) cho rằng Ưu Đàm là cây sung (tên khoa học là ficus glomerata): Ví như cây bồ đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Còn sách Huyền Lâm Ứng Nghĩa, quyển 21 mô tả về Ưu Đàm như sau: Lá cây hoa này tựa như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện, khó trồng. Đặc biệt, hoa Ưu Đàm có mùi thơm xông khắp vô lượng thế giới.
Hoa Ưu Đàm, theo quan niệm của Phật giáo là một hoa linh thiêng, cực kỳ quý hiếm, khó gặp. Mặt khác, hoa Ưu Đàm nở là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay có bậc luân vương xuất thế, vì lẽ ấy mà hoa được gọi là “Linh thụy”.
Theo tất cả những tài liệu nói trên thì hoa Ưu Đàm là một loài cây có thân cao lớn. Như vậy, không có cơ sở nào có thể khẳng định những vật thể nhỏ li ti xuất hiện ở nhiều nơi hiện nay là hoa Ưu Đàm và càng không có sự liên quan đến sự giáng thế của Phật.
Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Phật giáo Việt Nam cũng đã có phát biểu về tin đồn thổi này: “Tôi chưa được nhìn trực tiếp nên không rõ đó là hiện tượng gì. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là tin đồn nhảm và là sự việc phi logic vì không có cơ sở nào để cho thấy một loài hoa có thể mọc được trên chất liệu bằng đồng, nhôm...”.
Theo tài liệu của nhà Phật, hoa Ưu Đàm có cây, có lá, thân cây cao lớn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là các khái niệm được đọc chứ bản thân Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu và hàng ngàn người tu hành khác chưa bao giờ được trực tiếp biết về hoa Ưu Đàm.
(Theo GĐXH)
[links()]