Nhắc đến Hòa Thân, chúng ta thường biết đến ông là một trong những "Đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Hoa. Hòa Thân là một vị quan của nhà Thanh, dưới thời trị vì của Càn Long. Ông được hoàng đế Càn Long hết sức ưu ái, thậm chí lớn đến mức khiến nhiều thế hệ sau này vẫn chưa thể lý giải hết.
Mặc dù là một quan tham nhưng không thể phủ nhận tài năng của HòaThân bởi nếu chỉ dựa vào sự khôn khéo lấy long Càn Long thì ông không thể được nhiều đặc quyền như vậy. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Hòa Thân được ưu ái như vậy không phải vì tài năng mà là vì bề ngoài giống với một vị quý phi. Vậy sự thật đằng sau là gì?
Hòa Thân được cho là có vẻ ngoài giống với một vị quý phi. Người đó chính là Đôn Túc Hoàng Quý phi (Niên thị). Bà là một trong những phi tần được hoàng đế Thanh Thế Tông Ung Chính hết mực sủng ái. Niên phi là em gái của Niên Canh Nghiêu, ra đời vào năm Khang Hi thứ 34. Lúc bà vừa tròn 14 tuổi thì được đưa vào phủ để kết hôn với Hoàng tử Dận Chân (Ung Chính sau này).
Khi đó, gia tộc họ Niên thuộc "Hán quân tự do" vì vậy địa vị của bà tương đối thấp. Tuy vậy, bà vẫn được biết đến là "sủng phi" của Ung Chính, sự sủng ái còn hơn cả đối với hoàng hậu lúc đó. Tuy nhiên, sau này vì sự bành trướng của anh trai Niên Canh Nghiêu dưới trướng của Ung Chính. Ung Chính quyết tâm ngăn chặn sự bành trướng của Niên Canh Nghiêu, vì vậy mà bà cũng đã bị bỏ rơi và vị thế cũng bị ảnh hưởng.
Theo dã sử, Niên phi và Càn Long đã từng gặp gỡ trước đây. Càn Long đem lòng mến mộ Niên Phi. Hơn nữa, vì bị Ung Chính ghẻ lạnh nên bà cũng thuận theo Càn Long để trả thù Ung Chính. Mỗi lần gặp nhau, Niên Phi đã có những hành động thân mật với Càn Long, việc đó đã bị Hi Phi, mẹ ruột của Càn Long lúc đó trông thấy.
Khi đó, hoàng hậu Ô Lạp La Lạp Thị của Ung Chính đã mất, Hi Phi là người cai quản lục cung. Vì sợ mọi chuyện lộ tẩy sẽ ảnh hưởng đến việc thừa kế của con trai, nên Hi Phi đã quyết định xử lý những rắc rối bằng cách chuẩn bị dải lụa trắng ép Niên phi tự sát.
Sau khi Càn Long lên ngôi, vô tình gặp Hòa Thân và phát hiện ra Hòa Thân tuy là nam nhân nhưng có tướng mạo giống với Niên phi trước đây. Càn Long hỏi thêm tuổi mới biết năm Hòa Thân sinh ra cũng chính là năm Niên phi qua đời.
Càng khiến Càn Long ngạc nhiên hơn chính là Hòa Thân có một vết chu sa hồng nhạt trên đỉnh đầu giống với vết chu sa trên trán của Niên phi. Vết bớt của cả hai đều ở cùng một vị trí. Bởi vậy, điều đó càng khiến Càn Long cảm thấy sự xuất hiện của Hòa Thân là ý trời. Thời gian sau đó, Càn Long đã phong cho Hòa Thân là ngự tiền thị vệ và mỗi ngày dù đi đâu cũng đều cho đi cùng.
Do đó, những năm đầu, Hòa Thân luôn giúp cho hoàng đế Càn Long giải khuây được những tâm tư. Càn Long cũng đã cố gắng bù đắp những tiếc nuối cho Niên phi bằng cách luôn ưu ái đối với Hòa Thân. Tuy thông minh nhưng Hòa Thân chưa bao giờ tưởng tượng được rằng đây chính là nguyên nhân khiến Càn Long ưu ái mình.
Nhờ vào sự ưu ái đặc biệt của Càn Long, Hòa Thân đã đạt được rất nhiều những đặc quyền, quyền lợi một cách ngang tàng. Ông được mệnh danh là đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc với khối tài sản khổng lồ. Có ý kiến cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.
Có thể nói nguyên nhân sâu xa thực sự của việc Hòa Thân được Càn Long luôn coi là trọng thần và có sự ưu ái đặc biệt thực sự là một ẩn số. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra, tuy nhiên đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân hợp lý giúp chúng ta lý giải.