Vì sao Càn Long khuyên Gia Khánh đừng giết Hòa Thân?

Sau khi Càn Long qua đời, việc đầu tiên của Gia Khánh làm là “ban cho” Hòa Thân cái chết.

Vì sao Càn Long khuyên Gia Khánh đừng giết Hòa Thân?

Nhờ tịch thu tài sản khổng lồ của Hòa Thân nên vương triều Thanh không phải lo lắng suốt 15 năm nhưng cũng chính lúc này, Gia Khánh mới hiểu ra lý do tại sao Càn Long lại dặn mình không được giết Hòa Thân.

Sự tham nhũng của Hòa Thân

Hòa Thân có thể trở thành một viên quan tham nhũng như vậy là do ông ta rất được trọng dụng vào thời Càn Long. Ông không chỉ giữ những chức vụ quan trọng như tể tướng nội các thời bấy giờ mà trong triều không ai có thể thay thế ông. Năm 23 tuổi Hoà Thân đã giữ chức Đại thần Quản khố, ông ta học được năng lực quản lý tài chính nhờ công việc này, giúp lượng hàng trong kho dự trữ ông quản lý tăng lên rất nhiều.

Vi sao Can Long khuyen Gia Khanh dung giet Hoa Than?

Hòa Thân còn sử dụng vị trí của mình để bắt đầu tìm kiếm lợi ích cá nhân, thành lập các đảng phái vì lợi ích cá nhân, và tích lũy không ít tiền do mua bán quan chức. Ông cũng đã tham gia vào nhiều lĩnh vực thương mại. Ngoài ra, có rất nhiều cấp dưới cần phải tâng bốc anh ta và thường “đút lót” cho ông. Bằng cách này, ông trở thành vị quan giàu có nhất thời Càn Long. Hơn nữa khả năng ngoại ngữ thiên bẩm cũng đã giúp Hoà Thân đạt được thành tựu rất to lớn về mặt ngoại giao. Hoà Thân còn làm việc vô cùng khéo léo và ổn thoả, chưa cần đợi Càn Long sai bảo đã giải quyết tốt được mọi việc.

Càn Long dường như làm theo lời dạy của hoàng đế Khang Hi là “dụng nhân bất câu nhất cách” (dùng người không hạn chế một kiểu). Người từng bị lưu đày như Kỉ Hiểu Lam hay người thường xuyên cãi lại hoàng đế như Lưu Dung, chỉ cần có tài, Càn Long đều sử dụng. Ông cũng rất hiểu sự hữu ích của Hòa Thân.

Vi sao Can Long khuyen Gia Khanh dung giet Hoa Than?-Hinh-2

Nhà của Hòa Thân bị lục soát

Càn Long luôn “mắt nhắm mắt mở” với Hòa Thân, nhất là vào thời kỳ cuối Càn Long, ông cần Hòa Thân ổn định triều đình để nắm quyền hành trong tay. Vì vậy, Càn Long đã dặn Gia Khánh: “đừng giết Hòa Thân”. Lúc này với tư cách là Hoàng thượng, lời nói của Càn Long vẫn có trọng lượng nhất định, Gia Khánh chỉ có thể nghe theo lời của Càn Long.

Tuy nhiên, 15 ngày sau khi Càn Long qua đời, Gia Khánh ra lệnh “ban chết” cho Hòa Thân, và tài sản của ông bị tịch thu. Sau khi lục soát, tài sản của gia đình Hòa Thân nhiều hơn toàn bộ ngân khố và ngay cả một vị Hoàng đế như Gia Khánh cũng chưa từng thấy nhiều tiền như vậy. Vốn dĩ Gia Khánh cho rằng tiền tịch thu của Hòa Thân sẽ có thể giúp nhà Thanh có cuộc sống yên ổn, nhưng không ngờ dưới thời trị vì của mình, ông thường gặp khó khăn vì thiếu tiền.

Vi sao Can Long khuyen Gia Khanh dung giet Hoa Than?-Hinh-3

Sau khi “ban chết” cho Hòa Thân

Sau khi Gia Khánh lên nắm quyền, triều đình rất bất ổn, triều đình xảy ra nhiều sóng gió sau khi Hòa Thân bị xử tử. Vì vậy, vào thời điểm này, trong nhân dân đã dấy lên một làn sóng cao trào chống nhà Thanh, Gia Khánh phải chi ra rất nhiều tiền để ra sức trấn áp nhiều cuộc nổi dậy.

Sau khi đã tiêu hết số tiền tich tu của Hòa Thân, triều đình lại đối diện với nguy cơ ngân khố cạn kiệt. Tiếc thay, bên Gia Khánh lúc này, không ai có năng lực như Hòa Thân để giúp Gia Khánh giải quyết khó khăn. Gia Khánh nhìn các quan đại thần văn võ, họ không có kế sách gì mà thậm chí còn ỷ lại lẫn nhau. Gia Khánh lúc này mới nhận ra việc ông loại bỏ Hòa Thân giống như “giết gà lấy trứng” vậy.

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia liền hối hận

Danh tính tổ tiên của ông lão khiến nhóm chuyên gia phải bất ngờ.

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia liền hối hận
Bức tranh cổ

Những năm gần đây, chương trình thẩm định bảo vật của Trung Quốc đã thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm của khán giả trong và ngoài nước. Người xem đều vô cùng bất ngờ, thích thú mà không khỏi cảm thán trước số lượng bảo vật được đem đi kiểm định: "Quả không hổ danh là quốc gia có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, bảo vật lưu lạc trong dân gian nhiều quá!".

Câu chuyện của ông lão người Đông Bắc trong một tập phát sóng của chương trình chính là minh chứng, bởi bảo vật ông mang đi kiểm định được lưu truyền qua nhiều đời trong gia đình.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han

Lão nông họ Lý có gia cảnh nghèo khó. Hình ảnh: Baijiahao

Ông lão họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên ông có ý định bán những bức tranh cổ mà ông đã lưu giữ bao năm nay, nhưng vì lo sợ bảo vật rơi vào tay những kẻ buôn bán đồ cổ nên đã quyết định mang bức tranh cổ đi đấu giá.

Vừa hay lúc đó, bộ phận di tích văn hóa địa phương đang thu mua di vật văn hóa, ông lão cảm thấy nên giao bức tranh cho quốc gia quản lý. Bởi phần tiền thưởng có lẽ đủ để ông an hưởng tuổi già, hơn nữa lại còn có thể nhìn thấy di vật đó bất cứ lúc nào.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han-Hinh-2

Một phần bức tranh ông Lý mang đi kiểm định. Hình ảnh: Baijiahao

Thế là ông lão mang bức tranh đến tham gia chương trình kiểm định để định giá, sau khi xem xét kỹ lưỡng, chuyên gia nhận thấy đây chỉ là bức tranh vẽ phong cảnh, sử dụng chất liệu lụa và màu thủ công đơn giản, không có gì quý giá như lời giới thiệu bảo vật của lão Lý.

Nhìn thấy các chuyên gia bĩu môi, lão Lý bèn tự tin lớn tiếng: "Thế các anh đã nhìn xuống góc tranh chưa?". Khi họ nhìn thấy phần ở góc bức tranh cổ thì đồng loạt đều bất ngờ và hối hận vì thái độ ban nãy.

Rốt cuộc góc tranh có cái gì mà khiến nhóm chuyên gia phải bất ngờ đến vậy?

Tổ tiên của ông Lý

Hoá ra ở góc bức tranh, các chuyên gia nhìn thấy ấn ký của vua Càn Long và vua Gia Khánh thời nhà Thanh. Đối với đội chuyên gia đã sành sỏi trong việc thẩm định bảo vật cổ thì một con dấu của Càn Long đế đã đủ để nói lên giá trị của bức tranh này. Bởi vua Càn Long vốn nổi tiếng là người đam mê nghệ thuật đặc biệt là hội hoạ thế nên bức tranh này hẳn là được Càn Long đế yêu thích lắm thì mới đóng ấn ký của mình lên đó.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han-Hinh-3

Ấn ký của vua Càn Long. Hình ảnh: Baijiahao

Vị chuyên gia sau khi nhìn rõ góc tranh thì cao hứng và nhanh chóng hỏi ông lão xem tổ tiên của ông là ai?

Thì ra tổ tiên của ông lão này là thị vệ của vua Phổ Nghi. Bởi vì có công hộ tống vua nên tổ tiên của ông được ban thưởng nhiều bảo vật, bức tranh này là một trong số đó.

Do đó, các chuyên gia đã kết luận rằng đây là một bảo vật quý giá và cần được lưu giữ bảo quản. Ông Lý không quá quan tâm về giá trị nghệ thuật của bức tranh mà chỉ sốt ruột muốn nhanh chóng được lĩnh tiền. Ông Lý nói chỉ cần đưa 8 triệu NDT rồi cho các chuyên gia lấy tranh về mà từ từ ngâm cứu.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han-Hinh-4

Toàn bộ bức tranh "Thập Vịnh đồ" là bảo vật gia truyền của lão Lý. Hình ảnh: Baijiahao

Thế nhưng nhóm chuyên gia định giá bức tranh ở mức 20.000 NDT. Sau đó ông lão đã tức tối mang bức tranh rời khỏi chương trình.

Sau này trong một cuộc đấu giá ở Bắc Kinh, bức tranh của ông lão đã được thu mua với giá cao là 18 triệu NDT (tương đương khoảng 65 tỷ VNĐ) và hiện được cất giữ trong Bảo tàng Cố Cung. Đến lúc này, người ta mới biết bức tranh gia truyền của ông Lý chính là trong bức "Thập Vịnh Đồ" của Trương Tiên thời Bắc Tống, vô cùng có giá trị.  

Vì sao Càn Long chỉ sủng ái Hàm Hương 1 đêm rồi không đến nữa?

Hàm Hương được cho là lấy nguyên mẫu từ Dung phi – mỹ nhân nổi tiếng nhờ mùi hương lấn át cả hoa cỏ của mình.

Vì sao Càn Long chỉ sủng ái Hàm Hương 1 đêm rồi không đến nữa?

Nếu từng xem bộ phim Hoàn Châu cách cách, chắc hẳn bạn còn nhớ nhân vật Hàm Hương, người mà đi tới đâu ong bướm vây quanh tới đó. Trên phim, Hàm Hương rất được sủng ái nhưng vì mối tình với Mông Đan nên đã bỏ trốn. Còn thực tế, Dung Phi ở trong cung, được Càn Long sủng ái lên tận trời và sống đến 55 tuổi. Tuy nhiên, bà chỉ được Càn Long sủng ái 1 lần và chưa bao giờ mang thai.

Mỹ nhân ngát hương xinh đẹp tuyệt trần

Năm 1759, nhà Thanh bình định cuộc nổi loạn của Đại Tiểu Hòa Trắc, Càn Long có cất nhắc đến những người đã giúp đỡ mình thanh trừ phản loạn. Trong đó có gia đình người Duy Ngô Nhĩ. Sau đó, gia đình này được triệu vào Tử Cấm Thành để mở tiệc chiêu đãi, phong quan tấn tước.

Vi sao Can Long chi sung ai Ham Huong 1 dem roi khong den nua?
 Ảnh minh họa.

Không chỉ xinh đẹp, Hòa Trác thị còn tỏa hương thơm tự nhiên, giỏi nhảy múa, hát ca. Đây quả thực là một mỹ nhân tuyệt thế.

Hòa Trác thị được phong làm quý nhân rồi liên tiếp tấn cấp. Vào cung 3 năm lên làm tần, 5 năm lên làm phi, địa vị đứng thứ ba trong số các phi tần, gọi là Dung phi.

Bà được Càn Long sủng ái tới mức cho phép giữ phong cách quê nhà, mặc trang phục dân tộc, ăn thức ăn do đầu bếp người Duy Ngô Nhĩ nấu riêng. Càn Long không tiếc bất cứ thứ gì để lấy lòng người đẹp nhưng vì sao bà không một lần mang thai?

Bí mật của mỹ nhân tỏa hương

Thân thể của Dung phi đúng là tỏa mùi thơm hấp dẫn chỉ trừ một điểm đó là bàn chân. Thậm chí mùi hôi ở chân bà rất khó ngửi. Trong “Thanh Sử Cảo” có ghi Dung Phi bị bệnh nấm chân. Vì ban ngày bà đi giày rất kín nên không ai biết chuyện này.

Khi nghỉ ngơi, đi tắm, đi ngủ Dung phi mới cởi giày ra. Càn Long khi thị tẩm Dung phi đã ngửi thấy mùi hôi này nên không chịu nổi. Từ đó, hoàng đế không còn ân ái với bà. Tuy vậy, Càn Long vẫn chiều chuộng Dung phi, không phân biệt, ghét bỏ. Chỉ có Dung phi mang tiếng được sủng ái nhưng đếm đến lại lạnh lẽo một mình.

Vì sao mộ tặc Tôn Điện Anh cả gan nhổ hết răng Càn Long?

Sau khi vào Thanh Đông lăng, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đánh cắp của cải trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long. Y còn nhổ hết răng của nhà vua để lấy bảo vật.

Vì sao mộ tặc Tôn Điện Anh cả gan nhổ hết răng Càn Long?
Vi sao mo tac Ton Dien Anh ca gan nho het rang Can Long?
Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua vĩ đại và nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Thanh. Sau khi băng hà, ông được chôn cất trong lăng mộ ở Thanh Đông lăng.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới