Hóa thạch gần 17 triệu tuổi hé lộ họ hàng lạ lùng của hươu cao cổ

Hóa thạch gần 17 triệu tuổi hé lộ họ hàng lạ lùng của hươu cao cổ

Gần 17 triệu năm trước, một họ hàng của hươu cao cổ nhưng có chiếc cổ ngắn và hộp sọ dày đã sống lang thang ở miền bắc Trung Quốc.

Hóa thạch 16,9 triệu năm tuổi của sinh vật  họ hàng hươu cao cổ, bao gồm hộp não hoàn chỉnh (phần hộp sọ chứa não), một số răng và 4 đốt sống đầu tiên của cột sống, được tìm thấy tại lưu vực Junggar, một vùng trũng lớn chứa đầy trầm tích ở khu tự trị Tân Cương.
Hóa thạch 16,9 triệu năm tuổi của sinh vật họ hàng hươu cao cổ, bao gồm hộp não hoàn chỉnh (phần hộp sọ chứa não), một số răng và 4 đốt sống đầu tiên của cột sống, được tìm thấy tại lưu vực Junggar, một vùng trũng lớn chứa đầy trầm tích ở khu tự trị Tân Cương.
Nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Jin Meng từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ dẫn đầu đặt tên cho loài mới là Discokeryx xiezhi.
Nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Jin Meng từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ dẫn đầu đặt tên cho loài mới là Discokeryx xiezhi.
Nó có quan hệ họ hàng gần với hươu cao cổ hiện đại nhưng chỉ nhỏ như một con cừu, với chiếc cổ ngắn tương tự những loài thú trên cạn khác có cùng kích thước.
Nó có quan hệ họ hàng gần với hươu cao cổ hiện đại nhưng chỉ nhỏ như một con cừu, với chiếc cổ ngắn tương tự những loài thú trên cạn khác có cùng kích thước.
"Discokeryx có liên quan đến hươu cao cổ ngày nay nhưng không phải tổ tiên trực tiếp. Nó đại diện cho một nhánh khác trong cây tiến hóa của hươu cao cổ", Meng cho biết.
"Discokeryx có liên quan đến hươu cao cổ ngày nay nhưng không phải tổ tiên trực tiếp. Nó đại diện cho một nhánh khác trong cây tiến hóa của hươu cao cổ", Meng cho biết.
Phân tích hóa thạch cho thấy D. xiezhi có một đĩa xương dày trên đỉnh hộp sọ, đóng vai trò như một tấm khiên bảo vệ.
Phân tích hóa thạch cho thấy D. xiezhi có một đĩa xương dày trên đỉnh hộp sọ, đóng vai trò như một tấm khiên bảo vệ.
Nó được bao phủ bởi chất sừng - cùng một loại mô có trong sừng của các loài thú móc guốc hay húc nhau như bò và cừu.
Nó được bao phủ bởi chất sừng - cùng một loại mô có trong sừng của các loài thú móc guốc hay húc nhau như bò và cừu.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng những con D. xiezhi đực cũng sử dụng "tấm khiên đầu" để húc nhau khi tranh giành bạn tình.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng những con D. xiezhi đực cũng sử dụng "tấm khiên đầu" để húc nhau khi tranh giành bạn tình.
Nói cách khác, sự cạnh tranh gay gắt về quyền giao phối có thể đã thúc đẩy chúng phát triển hộp sọ dày.
Nói cách khác, sự cạnh tranh gay gắt về quyền giao phối có thể đã thúc đẩy chúng phát triển hộp sọ dày.
Do có quá ít hóa thạch còn sót lại, Meng cùng các cộng sự chưa biết rõ D. xiezhi sống như thế nào, tồn tại trong bao lâu hoặc khi nào nó tuyệt chủng.
Do có quá ít hóa thạch còn sót lại, Meng cùng các cộng sự chưa biết rõ D. xiezhi sống như thế nào, tồn tại trong bao lâu hoặc khi nào nó tuyệt chủng.
Những kẻ săn mồi có thể bao gồm linh cẩu, mèo răng kiếm và gấu chó khổng lồ. Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy thêm nhiều hóa thạch hoàn chỉnh hơn để giải đáp những thắc mắc này.
Những kẻ săn mồi có thể bao gồm linh cẩu, mèo răng kiếm và gấu chó khổng lồ. Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy thêm nhiều hóa thạch hoàn chỉnh hơn để giải đáp những thắc mắc này.

GALLERY MỚI NHẤT