Hoa hậu quý bà lừa đảo lĩnh án 15 năm tù

Qua 6 ngày xét xử, TAND TP HCM đã tuyên phạt Hoa hậu quý bà Tuyết Nga 15 năm tù về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hoa hậu quý bà lừa đảo lĩnh án 15 năm tù
Qua 6 ngày xét xử, sáng 26/7, TAND TP HCM đã tuyên phạt Trương Thị Tuyết Nga (56 tuổi, ngụ quận Gò Vấp - từng đạt danh hiệu Hoa hậu quý bà thành đạt năm 2009) 15 năm tù về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo nội dung vụ án, vào năm 2007-2008, bà Trương Thị Tuyết Nga xin cấp phép đầu tư xây dựng dự án nhà ở cao cấp và trung tâm thương mại tại khu đất rộng 30.000 m2 thuộc quận 2, TP HCM. Tuy nhiên, khu đất này nằm trong khu quy hoạch làm ga Thủ Thiêm nên bị cáo không được cấp phép xây dựng, đầu tư như mong muốn.
Dù vậy, hoa hậu quý bà vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Dương Mỹ Linh, thu số tiền đặt cọc 3,1 triệu USD (theo cáo trạng). Theo thỏa thuận, giá bán là 1.800 USD/ m2, tổng giá trị giao dịch là 54 triệu USD. Trong hợp đồng chuyển nhượng không mô tả cụ thể vị trí mảnh đất.
Khi bị khách hàng thắc mắc, Nga đã trấn an bằng cách khẳng định sẽ có hợp đồng chi tiết khi giao đủ tiền mua đất. Tại phiên tòa bà Nga cho rằng tờ giấy biên nhận 1,5 triệu cuối là giấy tờ thống kê lại tổng số tiền mình đã nhận từ bà Linh, tuyệt nhiên không phải phần nhận thêm.
Chiều ngược lại, bà Linh cho rằng ngoài những giao dịch trước, lần giao dịch cuối đã đưa thêm bà Nga 1,5 triệu USD. Khi nhận được tiền, người phụ nữ này không thực hiện đúng cam kết trước đó. Tuy nhiên, trong phần tuyên án, HĐXX đã buộc bị cáo bị cáo trả lại cho bà Linh số tiền 3,1 triệu USD.
Bằng một thủ đoạn khác, lợi dụng mối quan hệ quen biết, Nga mượn được một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ giấy tờ có được, bà ta làm thủ tục tặng cho con trai mình, sau đó sử dụng các "bìa đỏ" này đi cầm cố ngân hàng số tiền 131 tỷ đồng thì bị phát hiện.
Hoa hau quy ba lua dao linh an 15 nam tu
Bị cáo Tuyết Nga ngày 26/7. Ảnh: H.Đ. 
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng còn nhận được nhiều đơn kiện của cá nhân, tổ chức tố cáo hoa hậu này lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 900 tỷ đồng. Cục điều tra của VKSND Tối cao còn quyết định truy tố bị cáo về hành vi đưa hối lộ cho một số cán bộ nhằm thoát tội trong việc lừa đảo chiếm đoạt 3,1 triệu USD.
Về trường hợp 2.909 m2 đã công chứng chuyển nhượng cho ông Trần Văn Mười, bà Tuyết Nga chiếm đoạt gần 1,5 tỷ đồng, bị cáo cho rằng hoàn toàn không có chuyện mua bán đất và giao nhận tiền với ông này. Mảnh đất nói trên bị cáo khai dùng để trả công cho ông Mười vì giúp thu gom đất của người dân phường Bình Khánh, quận 2.
Ngày 2/4/2008, bị cáo Nga và chồng ủy nhiệm thửa đất nói trên cho ông Mười toàn quyền chuyển nhượng hay ủy quyền cho người khác. Nhưng chỉ đúng một ngày sau vợ chồng bị cáo này lại làm giấy ủy nhiệm cho con mình, sau đó dùng giấy tờ này đi vay tiền tại ngân hàng.
Về phần mình, ông Mười cho rằng sự thật giao dịch số diện tích đất nói trên lên đến 35 tỷ đồng chứ không phải 1,5 tỷ đồng như trong cáo trạng. Việc đưa ra con số 1,5 tỷ đồng chỉ nhằm mục đích gian lận thuế. HĐXX khẳng định đây là giao dịch hợp pháp, thửa đất trên thuộc về ông Mười.
>>> Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu

Với thủ đoạn giả danh người của cơ quan pháp luật, các đối tượng lừa đảo gọi vào số điện thoại bàn, vu khống chủ thuê bao.

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu
Nạn nhân gần đây nhất của mánh khóe lừa chuyển tiền qua điện thoại này là bà N.T.N, trú tại phường Văn Miếu, TP Nam Định. Theo trình báo của bà N.T.N, khoảng 8h sáng ngày 4-4-2016, đối tượng lừa đảo xưng là nhân viên bưu điện điện thoại đến số điện thoại bàn nhà bà N thông báo số tiền điện thoại nhà bà là 8,93 triệu đồng và yêu cầu phải thanh toán ngay nếu không sẽ xóa số điện thoại. “Nhân viên bưu điện” này còn cho bà N biết có một người trú tại phường Hải Yên, TP Móng Cái đã lấy được chứng minh thư của bà và sử dụng để mở một tài khoản ngân hàng. Người này vừa bị công an bắt và khai cùng bà N thực hiện hoạt động rửa tiền.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại. 
Sau đó “nhân viên bưu điện” hướng dẫn bà N gọi điện thoại cho một "cán bộ công an", một "cán bộ VKSND" tỉnh Quảng Ninh để được minh oan không liên quan đến hành vi rửa tiền!?. Theo hướng dẫn của những kẻ lừa đảo, bà N liền gọi điện cho vị “cán bộ công an và cán bộ VKSND Quảng Ninh” mà “nhân viên bưu điện” vừa cung cấp thì được bọn chúng yêu cầu gửi 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản của Lục Hữu Chiến tại ngân hàng Agribank Phục Hòa, Cao Bằng để khẳng định sự vô tội. Bà N. liền khẳng định bản thân không làm gì phạm pháp và kiên quyết không chuyển tiền. Lập tức “vị cán bộ" liền đe dọa sẽ bắt tạm giam bà 2 tháng để điều tra. Nghe đến đây, bà N. hoảng loạn, sau đó ra ngân hàng chuyển 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản mang tên Lục Hữu Chiến với hứa hẹn của vị “cán bộ viện kiểm sát “nếu bà thực sự vô tội thì sẽ trả lại tiền cho bà trong vòng 24h”. Chuyển tiền xong, bà N. mới bừng tỉnh, kiểm tra tài khoản thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Cũng với thủ đoạn tương tự, tại thành phố Nam Định còn có một nam nạn nhân bị lừa 100 triệu đồng và một nam nạn nhân nữa ở huyện Xuân Trường bị lừa 160 triệu đồng. Ngay khi tiếp nhận thông tin trình báo của bị hại, Ban giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Nam Định khẩn trương thu thập thông tin, làm rõ chân tướng vụ việc để trấn an dư luận cũng như nâng cao cảnh giác cho người dân.
Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
 Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trú tại huyện Cao Bằng dần lộ dạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những người dân bị các đối tượng lừa đảo hỏi mượn tài khoản ngân hàng làm khâu trung gian chuyển tiền. Họ cho biết, được một đối tượng người nước ngoài nhờ số tài khoản để chuyển tiền. Khi có tiền, đối tượng người nước ngoài này sẽ điện thoại nhờ họ rút tiền, sau đó chuyển tiền vào một số tài khoản khác hoặc giao trực tiếp cho đối tượng. Mỗi lần chuyển tiền, họ được đối tượng trả công 1 triệu đồng. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang khẩn trương truy tìm cũng như xác định chính xác danh tính của các đối tượng chủ mưu cầm đầu. Cảnh giác để không bị "sập bẫy" đối tượng lừa đảo Để giúp người dân chủ động phòng ngừa, không “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo qua điện thoại, Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nhận điện thoại từ người lạ. Trường hợp có người tự xưng là công an thì người dân cần đề nghị trực tiếp liên hệ cùng công an địa phương gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở làm việc, không làm việc qua điện thoại. Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân, số chứng minh thư, thẻ tín dụng, số tài khoản cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân và không đưa thông tin đời tư lên các trang mạng xã hội. Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân hãy thông báo ngay đến cơ quan công an; không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy hành vi lừa đảo của tội phạm

Xem xét lại vụ hai thanh niên cướp bánh mỳ ở TP HCM

Thẩm phán Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND TP HCM, cho biết, vụ án xét xử hai thanh niên cướp bánh mỳ đang được xem xét lại.

Xem xét lại vụ hai thanh niên cướp bánh mỳ ở TP HCM
Sáng 20/7 vừa qua, TAND quận Thủ Đức đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hai thanh niên cướp bánh mì.
Sau khi xét xử dư luận đã đặt câu hỏi: Việc truy tố của Viện Kiểm sát đối với hai bị cáo Ôn Thành Tân (SN 1998, ngụ quận 9) và Nguyễn Hoàng Tuấn (SN 1998, ngụ huyện Củ Chi) cướp bánh mì về tội “Cướp giật tài sản" có phải quá nghiêm khắc? Mức án HĐXX tuyên phạt hai bị cáo là sự áp dụng pháp luật cứng nhắc? Để phần nào đáp ứng được những câu hỏi của dư luận, Thẩm phán Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND Tp.HCM đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với phóng viên.

Phóng viên: Sau phiên tòa sơ thẩm của TAND quận Thủ Đức xét xử bị cáo Ôn Thành Tân và Nguyễn Hoàng Tuấn về tội “Cướp giật tài sản” thì dư luận có nhiều quan điểm không đồng tình về mức án tuyên cho hai bị cáo này, TAND thành phố có nắm bắt được thông tin này không, thưa ông?

Thẩm phán Huỳnh Ngọc Ánh: Vừa qua TAND quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có xử vụ án Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân về tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại khoản 1, Điều 136, BLHS. Thông tin báo chí cũng như một số chuyên gia pháp lý và dư luận quần chúng cho rằng việc TAND quận Thủ Đức tuyên hình phạt bị cáo Tân 8 tháng 20 ngày, bằng với thời gian tạm giam; tuyên bị cáo Tuấn là 10 tháng, xử như thế là quá nặng, quá nghiêm khắc. Nhưng cũng có dư luận cho rằng xử như vậy là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. TAND TP. Hồ Chí Minh cũng đang xem xét lại vì sao lại có dư luận như thế.

Các trường khối công an, quân đội không xét tuyển trực tuyến

Thí sinh nộp hồ sơ vào các trường công an, quân đội bằng cách đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên.

Các trường khối công an, quân đội không xét tuyển trực tuyến
Theo thông tin của Ban Tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng): Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên. Các trường quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Các trường quân đội cũng chỉ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng, tham dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại cụm thi do các trường Đại học chủ trì, các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường quân đội mà thí sinh đăng ký.
Các trường khối công an, quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Các trường khối công an, quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Và trong Ngày hội tư vấn xét tuyển Đại học – Cao đẳng năm 2016, PGS-TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng đã thông tin rằng năm nay, các trường công an sẽ không nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến vì các trường có cơ chế riêng. Đồng thời, kết quả trúng tuyển sẽ được Bộ GD&ĐT thống nhất với Bộ Công an công bố cùng lúc để thí sinh chủ động lựa chọn các trường dân sự nếu xét tuyển không trúng vào trường công an, quân đội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.