“Hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo" chiêu cũ, vẫn nhiều người sập bẫy

Theo Cục An toàn thông tin, chiêu trò của các đối tượng không mới nhưng vẫn đủ tinh vi để khiến cho nhiều người dùng mạng xã hội sập bẫy.

Mới đây, Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đã đưa ra cảnh báo về tình trạng người dân sau khi mắc bẫy bởi các chiêu lừa đảo trên mạng lại tiếp tục bị mất thêm tiền bởi trò mạo danh giúp lấy lại tiền.
“Ho tro lay lai tien bi lua dao
Người dân nên cảnh giác với các hội nhóm hỗ trợ lấy lại tiền trên Facebook (Ảnh chụp màn hình).
Theo Cục ATTT, chiêu trò của các đối tượng không mới nhưng vẫn đủ tinh vi để khiến cho nhiều người dùng mạng xã hội sập bẫy.
Hiện nay, mạng xã hội Facebook xuất hiện tràn lan các hội nhóm với tên như "Tiếp nhận thông tin thu hồi vốn treo", "Lấy lại tiền bị lừa qua mạng"... Những hội nhóm này cũng đính kèm các trang web mang giao diện tương tự với đơn vị thuộc Bộ Công an, văn phòng luật hoặc luật sư.
Ban đầu, kẻ gian sẽ yêu cầu nạn nhân gửi giấy tờ chứng minh bị lừa và đóng tiền phí tra soát thông tin 3-5 triệu đồng. Đối tượng lừa đảo sẽ tự nhận là có mối quan hệ thân thiết với nhiều cơ quan chức năng, đồng thời đưa ra yêu cầu về mức phí hỗ trợ.
Các bài đăng trong những hội nhóm trên cũng đi kèm với rất nhiều bình luận "đã lấy lại tiền thành công". Tuy nhiên, theo Cục ATTT, những bình luận này hoàn toàn là kịch bản của các đối tượng lừa đảo. Đồng thời, 100% các hội nhóm lấy lại tiền lừa đảo và thu hồi nợ trên mạng đều có dấu hiệu lừa đảo.
Trước tình trạng trên, Cục ATTT đã rất nhiều lần đưa ra cảnh báo cho người dân. Tuy nhiên, nhiều người dân nhẹ dạ cả tin vẫn sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.
“Ho tro lay lai tien bi lua dao
Người dân tuyệt đối không thực hiện giao dịch chuyển tiền khi chưa tìm hiểu và xác minh danh tính của đối phương (Ảnh minh họa).
"Môi trường trên không gian mạng đang ngày càng trở nên phức tạp. Người dân cần nâng cao cảnh giác, đồng thời tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức để bảo vệ mình trên mạng xã hội.
Điều quan trọng nhất là người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai thông qua bất kể hình thức nào. Việc lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại", Cục ATTT khuyến cáo.
Khi có cuộc gọi lạ hoặc tiếp xúc với hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, người dân tuyệt đối không thực hiện giao dịch chuyển tiền khi chưa tìm hiểu và xác minh danh tính của đối tượng đó.
Nếu chẳng may trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dân cần hết sức bình tĩnh, khẩn trương liên hệ với cơ quan công an gần nhất để làm các thủ tục trình báo.

Nhiều người sập bẫy lừa đảo vì tội phạm mạng mạo danh công an

Các cơ quan chức năng đã cảnh báo, tuyên truyền nhiều về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trên mạng, thế nhưng nhiều người dân vẫn bị sập bẫy.

Nhiều người sập bẫy lừa đảo vì tội phạm mạng mạo danh công an
Nhieu nguoi sap bay lua dao vi toi pham mang mao danh cong an
Cụ ông 82 tuổi ở Hà Nội bị công an "dỏm" lừa 5,5 tỷ đồng qua điện thoại: Ngày 28/3, Công an phường Khương Trung (quận Thanh Xuân) nhận đơn trình báo của ông Cường (SN 1940, trú tại quận Thanh Xuân) về vụ việc bị một đối tượng gọi điện thoại tự xưng là cán bộ công an lừa đảo 5.5 tỉ đồng. (Ảnh minh hoạ).
Nhieu nguoi sap bay lua dao vi toi pham mang mao danh cong an-Hinh-2

Mất hơn 1,5 tỉ đồng sau khi nhận cuộc điện thoại lạ: Ngày 24/3, Công an tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận, giải quyết đơn trình báo của ông L.Y.N. (SN 1960, thường trú huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), về việc ông và gia đình nhận được cuộc điện thoại từ dãy số lạ của một người đàn ông nhận mình là cán bộ Công an TP. Đà Nẵng lừa đảo số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. (Ảnh: VOV).

Hack tài khoản Facebook của hơn 500 người: Xử thế nào?

Hiện vụ Công an Đà Nẵng bắt nhóm hack tài khoản Facebook, lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỷ của gần 500 người khiến dư luận đặt câu hỏi, những đối tượng này sẽ bị xử thế nào?

Hack tài khoản Facebook của hơn 500 người: Xử thế nào?
Ngày 22/6, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Đà Nẵng cho biết đang tạm giữ hình sự nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua đấu tranh, bước đầu các đối tượng khai nhận từ tháng 10/2022 đến nay, bằng thủ đoạn trên đã lừa hơn 500 bị hại trên cả nước, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng. Tất cả số tiền chiếm đoạt được, các đối tượng sử dụng vào mục đích chơi game trên mạng và mua bán Bitcoin để rửa tiền.

Cảnh báo lợi dụng kêu gọi ủng hộ để chiếm đoạt tài sản

Thông qua việc đăng tải các nội dung kêu gọi ủng hộ từ thiện lên mạng xã hội, khi nhà hảo tâm thực hiện chuyển tiền, đối tượng xấu lợi dụng chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân.

Cảnh báo lợi dụng kêu gọi ủng hộ để chiếm đoạt tài sản
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Ngô Quốc Trí (SN 1994, trú tại 25/30 Lịch Đợi, phường Phường Đúc, TP Huế) liên quan đến hành vi kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.