Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội). |
Pháp luật đã nghiêm cấm công dân sử dụng vũ lực để giải quyết bất kỳ mâu thuẫn nào phát sinh, trừ trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết. Hậu quả xảy ra đến đâu thì sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp luật.
Đáng lẽ ngày 20/10, là ngày cả xã hội tôn vinh người phụ nữ Việt Nam nhưng đáng tiếc các đối tượng đã có hành vi đi ngược lại những giá trị cao quý của con người, coi thường nhân phẩm danh dự người phụ nữ.
Hành vi của các đối tượng thấy đã thể hiện sự vô giáo dục, côn đồ, hung hãn không những xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ mà còn đang tâm hành hung gây thương tích dã man cho nạn nhân.
Xét hành vi của các đối tượng thấy chỉ vì bị nữ nhân viên phụ xe buýt nhắc nhở nói tục, chửi bậy, ứng xử văn hóa nơi công cộng mà bị nhóm này đánh phải nhập viện đã có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 134 BLHS.
Tuy nhiên để có căn cứ xử lý về Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015 thì người bị hại cần thiết phải có đơn yêu cầu xử lý các đối tượng theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Luật sư Thơm cũng nhấn mạnh: "Kết quả giám định tỷ lệ thương tích của Cơ quan chuyên môn trong tố tụng hình sự càng cao thì đối tượng càng phải chịu hình phạt càng lớn, tương ứng với định khung tăng nặng theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Trong trường hợp tỷ lệ thương tích của nữ nhân viên dưới 11% thì vẫn có thể khởi tố các đối tượng theo điểm i, khoản 1 Điều 134 BLHS là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật và được dư luận xã hội đồng tình".
Ngoài việc xâm phạm đến sức khỏe của nữ phụ xe buýt , hành vi của các đối tượng còn gây mất an ninh trật tự nơi công cộng, gây hoang mang lo sợ cho những hành khách và gây bức xúc trong dư luận xã hội nên cần thiết phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Các đối tượng còn có dấu hiệu phạm tội Gây rối trật tự công công theo Điều 318 BLHS.