Hình ảnh tư liệu về đồng chí Trường Chinh-Tổng Bí thư của “Đổi mới”

Hình ảnh tư liệu về đồng chí Trường Chinh-Tổng Bí thư của “Đổi mới”

Đồng chí Trường Chinh là một nhà lãnh đạo nghiêm cẩn, rất coi trọng lý luận và hết sức nguyên tắc nhưng lại được coi là Tổng Bí thư của "Đổi mới".

 Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định). Ông có nhiều đóng góp nổi bật và cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước.
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định). Ông có nhiều đóng góp nổi bật và cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước.
Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương lần 8 diễn ra tại Pác Bó, Cao Bằng, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư. Tại lán Khuổi Nậm, lần đầu tiên ông được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. (Ảnh tư liệu)
Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương lần 8 diễn ra tại Pác Bó, Cao Bằng, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư. Tại lán Khuổi Nậm, lần đầu tiên ông được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. (Ảnh tư liệu)
Sau này, đồng chí Trường Chinh trở thành cộng sự, người học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được xem là nhà lãnh đạo kiệt xuất trong những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Trong ảnh, từ phải sang trái: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Việt Bắc. (Ảnh tư liệu)
Sau này, đồng chí Trường Chinh trở thành cộng sự, người học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được xem là nhà lãnh đạo kiệt xuất trong những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Trong ảnh, từ phải sang trái: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Việt Bắc. (Ảnh tư liệu)
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh cùng tập thể Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến và giành thắng lợi to lớn, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc ta. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ tại An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên, ngày 6/12/1953. (Ảnh tư liệu)
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh cùng tập thể Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến và giành thắng lợi to lớn, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc ta. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ tại An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên, ngày 6/12/1953. (Ảnh tư liệu)
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II diễn ra tại Hà Nội từ 7-15/7/1960, đồng chí Trường Chinh (thứ nhất, từ trái sang) được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giữ chức vụ này thời kỳ 1960-1975. Ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác: như hai lần trở thành Tổng Bí thư giai đoạn 1941-1956 và thời kỳ 1986; Chủ tịch Quốc hội các khóa V, VI; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thời kỳ 1981-1987. (Ảnh tư liệu)
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II diễn ra tại Hà Nội từ 7-15/7/1960, đồng chí Trường Chinh (thứ nhất, từ trái sang) được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giữ chức vụ này thời kỳ 1960-1975. Ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác: như hai lần trở thành Tổng Bí thư giai đoạn 1941-1956 và thời kỳ 1986; Chủ tịch Quốc hội các khóa V, VI; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thời kỳ 1981-1987. (Ảnh tư liệu)
Ngày 14/7/1986, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp phiên đặc biệt, bầu ông Trường Chinh làm Tổng Bí thư, lúc này chỉ còn 5 tháng là đến Đại hội VI. Trên cương vị Tổng Bí thư, trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI, ông từng nói “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”. (Ảnh tư liệu)
Ngày 14/7/1986, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp phiên đặc biệt, bầu ông Trường Chinh làm Tổng Bí thư, lúc này chỉ còn 5 tháng là đến Đại hội VI. Trên cương vị Tổng Bí thư, trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI, ông từng nói “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”. (Ảnh tư liệu)
Cống hiến đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi vào tiềm thức của nhân dân chính là vì ông là người đã đặt nền móng cho công cuộc Đổi mới. (Ảnh tư liệu)
Cống hiến đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi vào tiềm thức của nhân dân chính là vì ông là người đã đặt nền móng cho công cuộc Đổi mới. (Ảnh tư liệu)
Để chuẩn bị cho Đại hội VI, ông đã đi thực tế tại nhiều địa phương để nắm bắt tình hình và lắng nghe các đề xuất. Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi khảo sát, thực tế gần 20 tỉnh, thành phố từ miền Nam, ra miền Trung và về miền Bắc tìm ra những bài học thành công và thất bại của cơ sở, phát hiện những yêu cầu và sáng tạo trong nhân dân cả nước, để trên cơ sở đó đổi mới cách nghĩ, cách làm trong xây dựng và phát triển đất nước. (Ảnh tư liệu)
Để chuẩn bị cho Đại hội VI, ông đã đi thực tế tại nhiều địa phương để nắm bắt tình hình và lắng nghe các đề xuất. Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi khảo sát, thực tế gần 20 tỉnh, thành phố từ miền Nam, ra miền Trung và về miền Bắc tìm ra những bài học thành công và thất bại của cơ sở, phát hiện những yêu cầu và sáng tạo trong nhân dân cả nước, để trên cơ sở đó đổi mới cách nghĩ, cách làm trong xây dựng và phát triển đất nước. (Ảnh tư liệu)
Tổng Bí thư Trường Chinh tại Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 12/1986. Tại diễn đàn này, Tổng Bí thư Trường Chinh ra lời hiệu triệu "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật". (Ảnh tư liệu)
Tổng Bí thư Trường Chinh tại Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 12/1986. Tại diễn đàn này, Tổng Bí thư Trường Chinh ra lời hiệu triệu "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật". (Ảnh tư liệu)
Tại Đại hội VI của Đảng, đồng chí Trường Chinh cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ được Đại hội tuyên dương công trạng đồng thời trao trách nhiệm cố vấn BCH Trung ương Đảng. Với trách nhiệm Cố vấn, đồng chí đã tích cực đóng góp sức mình trong việc xây dựng Cương lĩnh và Chiến lược kinh tế - xã hội, chuẩn bị nội dung cho Đại hội lần thứ VII của Đảng. Đồng chí Trường Chinh giữ vai trò Cố vấn cho đến khi qua đời năm 1988. (Ảnh tư liệu)
Tại Đại hội VI của Đảng, đồng chí Trường Chinh cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ được Đại hội tuyên dương công trạng đồng thời trao trách nhiệm cố vấn BCH Trung ương Đảng. Với trách nhiệm Cố vấn, đồng chí đã tích cực đóng góp sức mình trong việc xây dựng Cương lĩnh và Chiến lược kinh tế - xã hội, chuẩn bị nội dung cho Đại hội lần thứ VII của Đảng. Đồng chí Trường Chinh giữ vai trò Cố vấn cho đến khi qua đời năm 1988. (Ảnh tư liệu)

GALLERY MỚI NHẤT