Vai trò của Tướng Giáp với nền độc lập Việt Nam 1945

(Kiến Thức) - Năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử với tư cách của nhà lãnh đạo đội quân chủ lực trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Vai trò của Tướng Giáp với nền độc lập Việt Nam 1945

Nhân kỷ niêm 105 năm ngày sinh của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2016), Kiến Thức xin gửi tới độc giả tư liệu giá trị về vai trò của vị Đại tướng kính yêu với nền độc lập Việt Nam 1945. 

Xây dựng đội quân chủ lực cho cách mạng
Cuối năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước sau nhiều thập niên bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Người đã nhanh chóng đặt ra vấn đề “tập trung những cán bộ và chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức ra một đội vũ trang tập trung, một đội quân chủ lực để hoạt động”. Người đã chỉ định Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện nhiệm vụ này.
Nhận trách nhiệm được giao phó, ngày 22/12/1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và một súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Vai tro cua Tuong Giap voi nen doc lap Viet Nam 1945
Lễ thành lập Đội Việt Nam Truyền truyền Giải phóng quân.
Ngay sau khi thành lập, ngày 25/12/1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân của mình lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Bước sang năm 1945, những điều kiện tích cực cho một cao trào khởi nghĩa giành chính quyền đang đến gần. Trong Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (15/4 - 20/4/1945), Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ được thành lập với mục đích “phụ trách chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương, đồng thời có nhiệm vụ giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự”.
Thực hiện chỉ thị đã đề ra trong Hội nghị, ngày 15/5/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt tại Định Biên Thượng (Chợ Chu, Thái Nguyên) để làm lễ thành lập “Việt Nam Giải phóng quân”. Với sự kiện này, 13 đại đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân được thống nhất thành bộ đội chủ lực đầu tiên của cả nước dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh miền Bắc, gồm tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh và Chu Văn Tấn.
Ngày 17/5/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Ban lãnh đạo Phân khu Nguyễn Huệ (Chiến khu Nguyễn Huệ thường gọi là Khu B, ở hữu ngạn sông Cầu, gồm một phần Thái Nguyên, một phần Bắc Cạn và cả hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) quyết định chọn Tân Trào làm trung tâm kháng chiến.
Ngày 4/6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị cán bộ đầu tiên ở Tân Trào. Tại hội nghị này, Người đã ra chỉ thị sát nhập hai chiến khu ở hai vùng thuộc Việt Bắc lại thành một căn cứ địa kháng Nhật duy nhất.
Thực hiện nghị quyết ngày 4/6 và Mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, Tân Trào trở thành Thủ đô của khu giải phóng và là trung tâm liên lạc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung ương ở miền xuôi, với các chiến khu trong cả nước và phái bộ Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc). Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng cũng được thành lập, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm thường trực Ủy ban đặc trách về quân sự.
Từ đó cho đến tháng 8/1945, Tướng Giáp tích cực chuẩn bị lực lượng vũ trang, sẵn sàng cùng toàn dân thực hiện chủ trương tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến
Nhà lãnh đạo quân sự của cuộc Cách mạng tháng Tám
Ngày 11/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư hỏa tốc gửi đi các nơi triệu tập các đại biểu về họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân.
Hội nghị toàn quốc của Đảng đã diễn ra từ 13/8 - 15/8/1945. Tại hội nghị, Tổng Bí thư Trường Chinh đã nhấn mạnh tình thế cấp bách phải nắm đúng thời cơ, phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương.
Cũng tại Hội nghị này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng 3 đồng chí khác được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, ngày 13/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và thông qua Quân lệnh số 1 do Trần Huy Liệu soạn thảo. Cùng ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ký vào quân lệnh số 1. Từ trung tâm Tân Trào lệnh tổng khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi trong cả nước.
Ngày 16/8, Đại hội quốc dân khai mạc ở đình Tân Trào. Tại đây, hơn 60 đại biểu ở ba miền đất nước nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và 10 chính sách của Việt Minh. Đồng thời quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam tức Chính phủ Lâm thời (gồm 15 đồng chí) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch; tướng Võ Nguyên Giáp làm thành viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng.
Chiều cùng ngày, tại cây đa Tân Trào, dưới lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đọc bản Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Từ trung tâm, làn sóng tổng khởi nghĩa lan truyền như vũ bão, lần lượt các tỉnh trong cả nước đứng lên giành chính quyền. Các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn… là những địa phương nổi dậy giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Vai tro cua Tuong Giap voi nen doc lap Viet Nam 1945-Hinh-2
  Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt các đơn vị vũ trang vừa ở chiến khu về tham gia giành chính quyền ở Thủ đô.
Với thắng lợi trên toàn quốc, ngày 2/91945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với sự kiện vĩ đại này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử với tư cách của nhà lãnh đạo đội quân chủ lực trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Bút tích quý giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại cho hậu thế

(Kiến Thức) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với đất mẹ tròn 2 năm (04/10/2013 - 04/10/2015), nhưng hơi ấm của Người vẫn còn lan tỏa trong từng bút tích để lại cho hậu thế…

Bút tích quý giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại cho hậu thế
But tich quy gia cua Dai tuong Vo Nguyen Giap de lai cho hau the
 Bức ảnh có chữ ký của Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gửi tặng các nhân viên Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) ở Việt Nam thời kỳ chống Nhật, 1944. 

12 kiệt tác kiến trúc bất tử của Trung Quốc cổ đại

(Kiến Thức) - Cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc xuất hiện từ thời cổ đại Trung Quốc và còn tồn tại tới ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm lịch sử. 

12 kiệt tác kiến trúc bất tử của Trung Quốc cổ đại
12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai
Cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc xuất hiện từ thời cổ đại Trung Quốc và còn tồn tại tới ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm lịch sử. 1. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Lăng tẩm đế vương với quy mô lớn nhất thế giới. nằm ở phía bắc Ly Sơn,thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía đông. Đây là khu lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Lăng mộ được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng với các vật tùy táng vô cùng phong phú, với tổng diện tích địa cung lên đến 180.000m². 
12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-2
2. Cố Cung Bắc Kinh - quần thể kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất thế giới. Cố Cung còn được gọi với tên là Tử Cấm Thành, là hoàng cung của 24 đời hoàng đế hai triều đại Minh, Thanh. Tổng diện tích là 720.000 m²,  trong đó diện tích xây dựng  chiếm tới 150.000 m². Đây là kiến trúc cung điện có kết cấu từ gỗ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất, với quy mô tồn hiện lớn nhất thế giới. Đây cũng được coi là tinh hoa kiến trúc cung điện của dân tộc Hán và là kiệt tác kiến trúc cổ đại. 

12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-3
3. Vạn Lý Trường Thành được khởi công xây dựng từ thế kỷ 5 trước công nguyên và liên tục xây đến thế kỷ 16 tức triều Minh mới dừng lại, với tổng chiều dài lên đến 21.196,18km, trải dài qua 15 tỉnh thành và khu vực trên lãnh thổ Trung Quốc.  

12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-4
6. Kinh Hàng Đại Vận Hà là con kênh đào dài nhất, lâu đời nhất thế giới, hiện đã có 2.500 năm lịch sử. Bắt đầu được xây dựng từ cuối thời kỳ Xuân Thu do Ngô vương Phù Sai ra lệnh đào để vận chuyển binh lính, trong cuộc chinh phạt nước Tề, đến triều Tùy thì mở rộng và tu sửa kéo dài nối đến Đô Thành Lạc Dương, đến triều Nguyên thì nối tiếp từ Lạc Dương đến Bắc Kinh. 
12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-5
7. Khảm Nhi Tỉnh - hệ thống tưới tiêu lâu đời nhất Trung Quốc. Khảm Nhi Tỉnh nghĩa là huyệt đạo, là hệ thống tưới tiêu đặc thù ở khu vực hoang mạc, trải khắp khu vực Turfan Tân Cương. Cùng với Van Lý Trường Thành, sông Vận Hà Kinh Hàng, Khảm Nhi Tỉnh là một trong ba công trình vĩ đại nhất của thời cổ đại Trung Quốc với tổng cộng gồm hơn 1.100 con kênh, rạch và tổng chiều dài ước tính khoảng 5.000km. 

Bộ ảnh cảm động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1983

(Kiến Thức) - Những khoảnh khắc đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được nhiếp ảnh gia Pháp Jean-Claude Labbe ghi lại chân thực năm 1983, khiến người xem không khỏi xúc động.

Bộ ảnh cảm động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1983
Bo anh cam dong ve Dai tuong Vo Nguyen Giap nam 1983
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng vợ là phó giáo sư Đặng Bích Hà, bà Võ Hạnh Phúc - người con gái thứ hai của Đại tướng với phu nhân Đặng Bích Hà - và hai cháu trong vườn nhà ở Hà Nội năm 1983.

Đọc nhiều nhất

Tin mới