Hình ảnh khủng khiếp vụ thử bom H đầu tiên của nhân loại

Hình ảnh khủng khiếp vụ thử bom H đầu tiên của nhân loại

(Kiến Thức) - Vụ thử bom H đầu tiên của nhân loại đã tạo ra một miệng hố đường kính 1,9 km, sâu 50 m, xóa sổ hoàn toàn hòn đảo Elugelab khỏi bản đồ.

Vào ngày 1/11/1952, vụ  thử bom H  đầu tiên của nhân loại với mật danh Ivy Mike đã được tiến hành tại Enewetak, một rạn san hô vòng trên Thái Bình Dương thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Đây là một phần trong chiến dịch Ivy nhằn chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô của Lầu Năm Góc. Ảnh: Getty.
Vào ngày 1/11/1952, vụ thử bom H đầu tiên của nhân loại với mật danh Ivy Mike đã được tiến hành tại Enewetak, một rạn san hô vòng trên Thái Bình Dương thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Đây là một phần trong chiến dịch Ivy nhằn chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô của Lầu Năm Góc. Ảnh: Getty.
Vụ thử nghiệm đã diễn ra thành công với công suất vụ nổ đạt 10,4 megaton, gần 500 lần so với công suất của quả bom Fat Man thả xuống Nagasaki năm 1945. Ảnh: Getty.
Vụ thử nghiệm đã diễn ra thành công với công suất vụ nổ đạt 10,4 megaton, gần 500 lần so với công suất của quả bom Fat Man thả xuống Nagasaki năm 1945. Ảnh: Getty.
Chỉ sau vài giây, vụ nổ đã tạo ra quả cầu lửa có bán kính khoảng 3km. Do bom được kịch nổ gần mặt đất, quả cầu lửa đã không đạt kích cỡ tối đa. Ảnh: Getty.
Chỉ sau vài giây, vụ nổ đã tạo ra quả cầu lửa có bán kính khoảng 3km. Do bom được kịch nổ gần mặt đất, quả cầu lửa đã không đạt kích cỡ tối đa. Ảnh: Getty.
Sau vụ nổ, một đám mây hình nấm xuất hiện và đạt đến độ cao 17 km trong vòng 90 giây. Một phút sau nó lên đến độ cao 33 km, sau đó ổn định ở độ cao 37 km. Ảnh: Getty.
Sau vụ nổ, một đám mây hình nấm xuất hiện và đạt đến độ cao 17 km trong vòng 90 giây. Một phút sau nó lên đến độ cao 33 km, sau đó ổn định ở độ cao 37 km. Ảnh: Getty.
Đám mây bụi trên đỉnh cuối cùng lan rộng ra một đường kính 161 km, với phần thân phía dưới rộng 32 km. Ảnh: Getty.
Đám mây bụi trên đỉnh cuối cùng lan rộng ra một đường kính 161 km, với phần thân phía dưới rộng 32 km. Ảnh: Getty.
Vụ nổ bom Ivy Mike đã tạo ra một miệng hố có đường kính 1,9 km, sâu 50 m, xóa sổ hoàn toàn hòn đảo Elugelab khỏi bản đồ. Ảnh: Getty.
Vụ nổ bom Ivy Mike đã tạo ra một miệng hố có đường kính 1,9 km, sâu 50 m, xóa sổ hoàn toàn hòn đảo Elugelab khỏi bản đồ. Ảnh: Getty.
Áp lực nổ và những đợt sóng cao tới 6m đã xóa sạch thảm động thực vật trên những hòn đảo thử nghiệm xung quanh. Ảnh: Getty.
Áp lực nổ và những đợt sóng cao tới 6m đã xóa sạch thảm động thực vật trên những hòn đảo thử nghiệm xung quanh. Ảnh: Getty.
Tổng cộng có khoảng 80 triệu tấn đất đá đã bị thổi văng đi. Các mảnh vụn san hô được thấy rơi trên một con tàu ở vị trí cách nơi diễn ra cuộc thử nghiệm 48 km. Ảnh: Getty.
Tổng cộng có khoảng 80 triệu tấn đất đá đã bị thổi văng đi. Các mảnh vụn san hô được thấy rơi trên một con tàu ở vị trí cách nơi diễn ra cuộc thử nghiệm 48 km. Ảnh: Getty.
Khu vực xung quanh rạn san hô vòng ngay lập tức bị nhiễm xạ nặng nề trong một thời gian. Ảnh: Getty.
Khu vực xung quanh rạn san hô vòng ngay lập tức bị nhiễm xạ nặng nề trong một thời gian. Ảnh: Getty.
Do nhiệt độ cực lớn phát sinh, ở gần tâm vụ nổ đã có hai nguyên tố mới đã được tạo ra là einsteinium và fermium. Ảnh: Getty.
Do nhiệt độ cực lớn phát sinh, ở gần tâm vụ nổ đã có hai nguyên tố mới đã được tạo ra là einsteinium và fermium. Ảnh: Getty.
Hình ảnh đồ họa do một họa sĩ thể hiện ước lượng phạm vi hủy diệt của bom Ivy Mike nếu nó được kích nổ ở New York. Ảnh: Getty.
Hình ảnh đồ họa do một họa sĩ thể hiện ước lượng phạm vi hủy diệt của bom Ivy Mike nếu nó được kích nổ ở New York. Ảnh: Getty.

GALLERY MỚI NHẤT