Ảnh độc: Quả bom hạt nhân Mỹ trút xuống Hiroshima năm 1945

Ảnh độc: Quả bom hạt nhân Mỹ trút xuống Hiroshima năm 1945

Quân Đồng minh liên tiếp giáng các đòn quân sự vào phát xít Nhật. Giữa lúc đó, Mỹ trút quả bom hạt nhân với sức công phá khủng khiếp xuống Hiroshima.

Quả cầu lửa và sóng nổ của vụ thử hạt nhân Trinity ở thời điểm 0,025 giây trên sa mạc New Mexico (Mỹ) vào ngày 16/7/1945.
Quả cầu lửa và sóng nổ của vụ thử hạt nhân Trinity ở thời điểm 0,025 giây trên sa mạc New Mexico (Mỹ) vào ngày 16/7/1945.
Quả  bom hạt nhân đầu tiên dùng trong chiến tranh trên thế giới, có biệt danh “Little Boy”, được chuẩn bị sẵn để đưa lên máy bay Mỹ và ném xuống nước Nhật vào tháng 8/1945.
Quả bom hạt nhân đầu tiên dùng trong chiến tranh trên thế giới, có biệt danh “Little Boy”, được chuẩn bị sẵn để đưa lên máy bay Mỹ và ném xuống nước Nhật vào tháng 8/1945.
“Pháo đài bay” B-29 đã thả trái bom nguyên tử “Little Boy” nặng 4 tấn từ độ cao 9.400m xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào lúc 8h15 ngày 6/8/1945. Bom rơi tự do trong 57 giây. Bom nổ ở độ cao 600m trên mặt đất.
“Pháo đài bay” B-29 đã thả trái bom nguyên tử “Little Boy” nặng 4 tấn từ độ cao 9.400m xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào lúc 8h15 ngày 6/8/1945. Bom rơi tự do trong 57 giây. Bom nổ ở độ cao 600m trên mặt đất.
Đám mây hình nấm cuộn lên vào khoảng 1 tiếng sau khi bom rơi. Sức công phá của bom được chuyển hóa từ 600 milligram uranium. Tại Hiroshima, gần 80.000 người chết tại chỗ, khoảng 60.000 người sống sót đã chết dần trong 5 năm sau đó vì các vết thương và nhiễm xạ.
Đám mây hình nấm cuộn lên vào khoảng 1 tiếng sau khi bom rơi. Sức công phá của bom được chuyển hóa từ 600 milligram uranium. Tại Hiroshima, gần 80.000 người chết tại chỗ, khoảng 60.000 người sống sót đã chết dần trong 5 năm sau đó vì các vết thương và nhiễm xạ.
Khói vương lại trên thành phố Hiroshima hoang tàn vào ngày 7/8/1945, một ngày sau vụ nổ bom nguyên tử.
Khói vương lại trên thành phố Hiroshima hoang tàn vào ngày 7/8/1945, một ngày sau vụ nổ bom nguyên tử.
Nhiệt từ vụ nổ bom hạt nhân trên bầu trời Hiroshima đã thiêu nóng bề mặt cây cầu bắc của sông Ota ở vị trí cách tâm nổ khoảng 800m.
Nhiệt từ vụ nổ bom hạt nhân trên bầu trời Hiroshima đã thiêu nóng bề mặt cây cầu bắc của sông Ota ở vị trí cách tâm nổ khoảng 800m.
Những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử được lực lượng quân y điều trị khẩn cấp vào ngày 6/8/1945.
Những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử được lực lượng quân y điều trị khẩn cấp vào ngày 6/8/1945.
Bóng của tay cầm một khí kế in lên tường tại vị trí cách tâm nổ 2km.
Bóng của tay cầm một khí kế in lên tường tại vị trí cách tâm nổ 2km.
Một phóng viên đứng trên đống tro tàn đầy phóng xạ ở phía trước khung một tòa nhà từng là nơi triển lãm của Hiroshima, vào thời điểm một tháng sau vụ nổ. Tâm nổ ở ngay phía trên mái vòm này.
Một phóng viên đứng trên đống tro tàn đầy phóng xạ ở phía trước khung một tòa nhà từng là nơi triển lãm của Hiroshima, vào thời điểm một tháng sau vụ nổ. Tâm nổ ở ngay phía trên mái vòm này.
Một người lính Nhật Bản đi qua khu vực đã bị san phẳng của Hiroshima vào tháng 9/1945.
Một người lính Nhật Bản đi qua khu vực đã bị san phẳng của Hiroshima vào tháng 9/1945.

GALLERY MỚI NHẤT