Hiệu quả của vắc xin COVID-19 ở trẻ 5-11 tuổi trước chủng Omicron

Mặc dù vắc xin COVID-19 ở trẻ 5-11 tuổi cho thấy hiệu quả ít hơn so với nhóm người lớn tuổi hơn, nhưng nó vẫn giúp bảo vệ chống lại bệnh nặng.

Hiệu quả của vắc xin COVID-19 ở trẻ 5-11 tuổi trước chủng Omicron
CNN đưa tin, một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ chỉ ra rằng, trước biến chủng Omicron, vắc xin COVID-19 ở nhóm trẻ 5 - 11 tuổi ít hiệu quả hơn so với ở trẻ 12 - 15 tuổi và người lớn. Theo đó, hai liều vắc xin Pfizer/BioNTech làm giảm 31% nguy cơ nhiễm Omicron ở nhóm trẻ 5 đến 11 tuổi, so với 59% ở trẻ từ 12 đến 15 tuổi.
Một nghiên cứu trước đây của CDC cho thấy, trẻ từ 5 đến 11 tuổi đã được tiêm chủng giảm 46% nguy cơ nhập viện điều trị vì COVID-19 so với trẻ chưa tiêm vắc xin. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ chống lại nguy cơ bệnh nặng.
Hieu qua cua vac xin COVID-19 o tre 5-11 tuoi truoc chung Omicron
Theo CDC Mỹ, hai liều vắc xin COVID-19 Pfizer/BioNTech làm giảm 31% nguy cơ nhiễm biến chủng Omicron ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Ảnh: CNN. 
Tiến sĩ Leana Wen đến từ trường Y tế Công cộng Miklen thuộc Đại học George Wasshington (Mỹ) cho biết, mặc dù vắc xin cho thấy ít hiệu quả hơn ở trẻ 5-11 tuổi so với nhóm người lớn tuổi hơn, nhưng nó vẫn giúp bảo vệ chống lại bệnh nặng. Và đó là lý do quan trọng nhất của việc tiêm chủng: Ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong.
Các nhà khoa học cho rằng, việc vắc xin ít hiệu quả hơn ở nhóm trẻ 5-11 tuổi có thể là do liên quan đến liều lượng. Liều lượng vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ 12 tuổi trở lên là 30 microgram, so với 10 microgram cho trẻ 5-11 tuổi. Liều lượng càng cao thì tác dụng phụ có thể xảy ra càng cao nên trẻ 5-11 tuổi được tiêm liều thấp hơn. Và liều thấp hơn có thể cho hiệu quả ít hơn.
Ngoài ra, cũng có những ý kiến khác cho rằng sở dĩ xảy ra tình trạng này là do vào thời điểm nhiễm Omicron, rất nhiều trẻ nhỏ đã từng mắc COVID-19 nên tác dụng của vắc xin cũng bị giảm đi.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, Pfizer đang thử nghiệm liều lượng nhỏ hơn (3 microgram, so với 10 microgram cho trẻ 5-11 tuổi), dạng vắc xin 3 liều. Kết quả thử nghiệm có thể được công bố vào tháng Tư.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, TP HCM 44 ca

(Kiến Thức) - Theo bản tin dịch COVID-19 từ Bộ Y tế, tối 12/6, Việt Nam ghi nhận thêm 104 ca mắc COVID-19, trong đó 103 ca ghi nhận trong nước, riêng TPHCM chiếm nhiều nhất với 44 ca. 

Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, TP HCM 44 ca

Cụ thể tính từ 12h đến 18h ngày 12/6 Việt Nam đã có 104 ca mắc mới COVID-19 (BN10138-10241). Trong số này có 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh. 103 ca còn lại ghi nhận tại các tỉnh thành như TP HCM (44), Bắc Giang (41), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (2); trong đó 101 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Bên cạnh 104 ca mắc mới, Việt Nam cũng công bố khỏi bênh 23 ca.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) -  Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6 cho thấy người đến tiêm vắc xin sẽ được phân loại thành 4 nhóm, đó là người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?
Ai duoc tiem vac xin COVID-19?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.