Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Ngày 24/4, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề “Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống”.

Đến tham dự chương trình có TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; Ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; Ông Lê Thanh Tùng - Chủ tịch Công đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam; Bà Lê Thị Thủy - Bí thư Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam; đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên các đơn vị trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam và đặc biệt là sự tham gia của các cá nhân đến tham gia hiến máu.
Hien giot mau dao - Trao doi su song
 TSKH. Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam (người đứng giữa) tham dự và khích lệ chương trình.

Phát biểu tại chương trình, Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hành động hiến máu tình nguyện. Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá cao sáng kiến cũng như việc chủ động tổ chức hoạt động hiến máu của Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam và sự tham gia của các công đoàn cơ sở trực thuộc, đặc biệt ghi nhận sự tham gia của các công đoàn viên, đoàn viên thanh niên trong chương trình văn ý nghĩa này.

Thay mặt cho Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Tổng Thư ký Nguyễn Quyết Chiến cảm ơn các cán bộ nhân viên y tế của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã giúp đỡ để triển khai chương trình lần này thành công. Tổng Thư ký Nguyễn Quyết Chiến hy vọng sau chương trình các cá nhân tham gia hiến máu sẽ tiếp tục tuyên truyền, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để lan tỏa tới các cán bộ, công chức, người lao động khác của Liên hiệp Hội Việt Nam để các hoạt động giúp ích cho xã hội, cho cộng đồng sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.

Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-2
 Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia hiến máu.

Thay mặt Lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và người bệnh được nhận máu, PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng, Phó Viện trưởng đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Liên hiệp Hội Việt Nam đã dành thời gian đến tham gia hiến máu. PGS. Nguyễn Quang Tùng cũng mong đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành và lan tỏa những giá trị nhân văn của hoạt động hiến máu để ngày càng có nhiều người tham gia qua đó góp phần phát triển chung cho hoạt động hiến máu tình nguyện của cả nước.

Theo Chủ tịch Công đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Thanh Tùng, hoạt động hiến máu tình nguyện là hoạt động truyền thống hằng năm của Công đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam, đặc dịp vào dịp đầu xuân năm mới đây là dịp cao điểm ngân hàng máu luôn bị thiếu hụt so với bình thường. Trong những năm qua, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn đồng hành với các hoạt động hiến máu tình nguyện, đặc biệt là trong đợt dịch COVID-19, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức các đợt hiến máu và huy động nhiều cán bộ, nhân viên của mình tham gia. Chủ tịch Công đoàn bày tỏ vui mừng vì chương trình năm nay tiếp tục thu hút được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công đoàn viên, đoàn viên thanh niên, sự kiện hôm nay dự tính đóng góp khoảng 20 đơn vị máu.

Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-3

Chủ tịch Công đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Thanh tùng phát biểu tại chương trình.

Là một trong những cá nhân tham gia hiến máu, Bí thư Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Thị Thủy cho rằng hiến máu hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe nếu thể tích máu hiến phù hợp với thể trạng cũng như tần suất hiến hợp lý. Thời gian qua Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động phong trào hiến máu tình nguyện. Đoàn viên, thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã phát huy tinh thần xung kích, tích cực tham gia, góp phần để phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng có sức lan tỏa rộng hơn.

Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-4

Bí thư Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Thị Thủy. 

Chương trình hiến máu của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài sẽ góp thêm những đơn vị máu cho dự trữ, cấp cứu, điều trị người bệnh trong dịp này.

Một số hình ảnh khác tại Chương trình:

Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-5

Công đoàn viên tham gia hiến máu. 

Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-6

Đoàn viên Liên hiệp Hội Việt Nam phát huy tinh thần xung kích trong các hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng. 

Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-7
 Các cá nhân tham gia hiến máu cảm thấy hạnh phúc vì đã tham gia một chương trình đầy ý nghĩa.
Hien giot mau dao - Trao doi su song-Hinh-8

Tập thể Liên hiệp Hội Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Chương trình. 

Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị máu chi viện TP.HCM

1.000 đơn vị khối hồng cầu kịp thời được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) chuyển qua đường hàng không tới TP.HCM, chi viện cho kho máu của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng ngày 30/7 tại Hà Nội. Đến 4h sáng, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy đã nhận được máu, đưa về kho an toàn. Các đơn vị máu này có hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021).

Trước đó, hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) phải phát đi lời kêu gọi hiến máu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị máu. Nếu không được bổ sung, lượng máu này chỉ đủ phục vụ điều trị trong chưa đầy một tuần.

Hai người đầu tiên trên thế giới được truyền máu nhân tạo

Hai bệnh nhân ở Vương quốc Anh nhận được lượng nhỏ máu nuôi trong phòng thí nghiệm, đem lại hy vọng cho những người bị rối loạn máu, có máu hiếm.

Lần đầu tiên nguồn máu được sáng chế trong phòng thí nghiệm được truyền vào người trong một thử nghiệm lâm sàng mang tính bước ngoặt. Các nhà khoa học Vương quốc Anh cho biết, nguồn máu mới có thể giúp ích đáng kể việc điều trị cho những người bị rối loạn máu và có nhóm máu hiếm.

Hai bệnh nhân ở Vương quốc Anh đã nhận được những liều nhỏ máu được nuôi trong phòng thí nghiệm. Đây là giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm xem xét máu nhân tạo hoạt động như thế nào bên trong cơ thể.

Hai nguoi dau tien tren the gioi duoc truyen mau nhan tao

Ảnh minh họa: As

Theo CNBC, thử nghiệm sẽ được mở rộng cho 10 bệnh nhân trong vòng vài tháng tới. Chương trình nhằm mục đích nghiên cứu thời gian tồn tại của các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm so với việc truyền các tế bào hồng cầu tiêu chuẩn.

Nhóm tác giả thông tin, mục đích nghiên cứu không phải để thay thế các hoạt động hiến máu thường xuyên của con người. Công nghệ này có thể cho phép các nhà khoa học sản xuất các nhóm máu rất hiếm, khó tìm nhưng rất quan trọng đối với những người phụ thuộc vào truyền máu thường xuyên vì các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

“Nghiên cứu hàng đầu thế giới này đặt nền tảng cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu có thể sử dụng một cách an toàn để truyền máu cho những người mắc các chứng rối loạn như hồng cầu hình liềm. Nhu cầu hiến máu bình thường để cung cấp phần lớn lượng máu sẽ vẫn còn”, Tiến sĩ Farrukh Shah, Giám đốc y tế của Truyền máu và Cấy ghép NHS, giải thích.

Công nghệ hoạt động như thế nào?

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Bristol, Cambridge và London… tập trung vào các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.

Ban đầu, một đợt hiến máu thường xuyên được thực hiện và các hạt từ tính được sử dụng để phát hiện những tế bào gốc linh hoạt có khả năng trở thành hồng cầu.

Những tế bào gốc đó được đặt trong dung dịch dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm. Trong khoảng ba tuần, các tế bào nhân lên, phát triển, được làm sạch, lưu trữ và truyền cho bệnh nhân.

Máu nhân tạo được gắn một chất phóng xạ được sử dụng trong y tế, để theo dõi thời gian tồn tại trong cơ thể.

Mỗi tình nguyện viên sẽ nhận được hai lần máu từ 5-10ml cách nhau ít nhất 4 tháng. Một lần là máu bình thường và một lần là máu nhân tạo để so sánh tuổi thọ của các tế bào.

Chi phí

Nhóm tác giả hy vọng, tuổi thọ vượt trội của các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể đồng nghĩa với việc bệnh nhân ít cần truyền máu hơn theo thời gian.

Một lần hiến máu điển hình chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu cũ và mới, có nghĩa là không xác định được thời gian tồn tại và dưới mức tối ưu. Trong khi đó, máu nuôi trong phòng thí nghiệm hoàn toàn mới, tồn tại 120 ngày dự kiến của các tế bào hồng cầu.

Công nghệ này tốn một khoản chi phí đáng kể, đắt hơn hình thức hiến máu truyền thống. Mức tiền có thể giảm sau khi ứng dụng được nhân rộng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới