Những hình ảnh thường thấy của giới trẻ hiện nay
“Lụy” smartphone
Nó cũng hoàn toàn có thể đảm nhận vài trò xử lý trung tâm trong công việc, giải trí cá nhân (xem phim, nghe nhạc, chụp ảnh) lẫn gia đình (trình chiếu phim ảnh, karaoke, chơi ra màn hình tivi...).
Bên cạnh đó, giá bán ngày càng giảm, chỉ với 500.000-1.000.000 đồng người ta đã có thể sở hữu một chiếc smartphone.
Không quan tâm bảo mật
Khi công nghệ càng khoét sâu vào đời sống con người, ảnh hưởng đến từng khoảnh khắc của chúng ta, thì nó cũng đồng thời nảy sinh những mối nguy hại luôn rình rập. Với người dùng smartphone, đó là sự an toàn của những dữ liệu riêng tư lưu trên điện thoại, các loại tài khoản Internet, tài khoản ngân hàng...
Thực tế, năm 2014 ghi nhận rất nhiều hiểm họa đã thành hiện thực với người dùng di động Việt Nam. Chẳng hạn vụ việc phát tán tin nhắn với nội dung lừa đảo liên quan đến các đầu số 7x68 và 7x77 chiếm đoạt hơn 20 tỉ đồng gây xôn xao dư luận hồi tháng 7-2014.
Trước đó, người dùng cũng bị chấn động trước thông tin gần 800.000 thuê bao bị trộm hơn 9 tỉ đồng vì dính “bẫy sex” tại “chợ nội dung số mmoney.vn”. Hay vụ việc công an phát hiện hơn 14.000 điện thoại tại Việt Nam bị cài phần mềm nghe lén Ptracker của Công ty Việt Hồng khiến không ít người dùng sống dở chết dở.
Đó là chưa kể những trường hợp người dùng bị tống tình, tống tiền vì để lộ (hoặc bị đánh cắp) hình ảnh, video riêng tư. Hoặc bị kẻ xấu tung ảnh nóng lên mạng nhằm bôi nhọ danh dự, tạo ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống nạn nhân...
Nghiên cứu của Công ty an ninh mạng Bkav công bố hồi tháng 6-2014 cho thấy mỗi ngày có 262.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí. Đó là các đầu số thu phí 15.000 đồng/tin nhắn, tính ra mỗi ngày người sử dụng Việt Nam bị “móc túi” số tiền khổng lồ lên tới 3,9 tỉ đồng, tức 1.400 tỉ đồng mỗi năm.
Dễ bị tấn công khi dùng WiFi miễn phí
Công ty an ninh mạng Bkav Security vừa công bố nghiên cứu về tình trạng an ninh WiFi miễn phí tại Việt Nam. Kết quả cho thấy WiFi miễn phí tại tất cả các thành phố không an toàn.
Theo đó, người dùng có thể bị đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tài khoản, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng... khi sử dụng WiFi tại các thành phố này.
Các chuyên gia của Bkav cũng chỉ ra người dùng sẽ phải đối mặt với ba hình thức tấn công chính: tấn công nghe lén (Man-in-the-Middle), tấn công lừa đảo (Phishing) và tấn công giả mạo WiFi (SSID Spoofing).