Hiểm họa an ninh hàng hải toàn cầu tiềm ẩn ở Đông Nam Á

Hiểm họa an ninh hàng hải toàn cầu tiềm ẩn ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Kể từ cuối những năm 1980, vùng biển khu vực Đông Nam Á đang dần trở thành điểm nóng của thế giới về nạn cướp biển và cướp có vũ trang. Những hoạt động cướp biển gia tăng tại khu vực này đã gây lo ngại cho chính quyền các nước sở tại cũng như các hãng tàu vận tải quốc tế.

Theo báo cáo của Cục Hàng hải quốc tế (IMB), năm 2018, trên toàn cầu xảy ra 245 vụ cướp biển, thì khu vực  Đông Nam Á xảy ra 141 vụ (chiếm 57,6%); năm 2017, khu vực Đông Nam Á tiếp tục giữ kỷ lục về số vụ cướp biển khi chiếm 2/3 tổng số vụ cướp biển trên toàn thế giới.
Theo báo cáo của Cục Hàng hải quốc tế (IMB), năm 2018, trên toàn cầu xảy ra 245 vụ cướp biển, thì khu vực Đông Nam Á xảy ra 141 vụ (chiếm 57,6%); năm 2017, khu vực Đông Nam Á tiếp tục giữ kỷ lục về số vụ cướp biển khi chiếm 2/3 tổng số vụ cướp biển trên toàn thế giới.
Theo các số liệu thống kê gần đây cho thấy, địa bàn hoạt động của cướp biển Đông Nam Á chủ yếu tập trung ở hai khu vực: Eo biển Malacca và eo biển Sulu - Sabah.
Theo các số liệu thống kê gần đây cho thấy, địa bàn hoạt động của cướp biển Đông Nam Á chủ yếu tập trung ở hai khu vực: Eo biển Malacca và eo biển Sulu - Sabah.
Eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra (Indonesia), nối Biển Đông và Ấn Độ Dương. Eo biển này có chiều dài 805km, chỗ hẹp nhất chỉ rộng 1,2km; là tuyến vận tải biển chủ yếu từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông, Nam Á đi Đông Nam Á và Đông Á.
Eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra (Indonesia), nối Biển Đông và Ấn Độ Dương. Eo biển này có chiều dài 805km, chỗ hẹp nhất chỉ rộng 1,2km; là tuyến vận tải biển chủ yếu từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông, Nam Á đi Đông Nam Á và Đông Á.
Mỗi năm eo biển Malacca đón khoảng 50 nghìn lượt tàu thuyền qua lại (chiếm 1/4 tổng số lưu lượng tàu thuyền hoạt đông trên toàn thế giới). Đây là địa bàn hoạt động lý tưởng của cướp biển Đông Nam Á.
Mỗi năm eo biển Malacca đón khoảng 50 nghìn lượt tàu thuyền qua lại (chiếm 1/4 tổng số lưu lượng tàu thuyền hoạt đông trên toàn thế giới). Đây là địa bàn hoạt động lý tưởng của cướp biển Đông Nam Á.
Eo biển Sulu-Sabah nằm giữa ba nước Philippines, Malaixia và Indonesia. Hiện nay, khu vực này được IMB đánh giá là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất của hàng hải thế giới, là địa bàn hoạt động của nhóm cướp manh động nhất Đông Nam Á, nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng chiến binh Hồi giáo Abu Sayyaf (gọi tắt là nhóm Abu Sayyaf), có đại bản doanh đóng tại miền Nam Philippin.
Eo biển Sulu-Sabah nằm giữa ba nước Philippines, Malaixia và Indonesia. Hiện nay, khu vực này được IMB đánh giá là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất của hàng hải thế giới, là địa bàn hoạt động của nhóm cướp manh động nhất Đông Nam Á, nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng chiến binh Hồi giáo Abu Sayyaf (gọi tắt là nhóm Abu Sayyaf), có đại bản doanh đóng tại miền Nam Philippin.
Eo biển Sulu-Sabah là khu vực có địa hình phức tạp với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ và vô số làng mạc, hang động, luồng lạch, ngách khuất…giúp bọn cướp biển dễ dàng ém mình đón lõng, tiến công mục tiêu, lẩn trốn lực lượng chức năng và vận chuyển hàng hóa cướp được vào đất liền để tiêu thụ.
Eo biển Sulu-Sabah là khu vực có địa hình phức tạp với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ và vô số làng mạc, hang động, luồng lạch, ngách khuất…giúp bọn cướp biển dễ dàng ém mình đón lõng, tiến công mục tiêu, lẩn trốn lực lượng chức năng và vận chuyển hàng hóa cướp được vào đất liền để tiêu thụ.
Nếu như trước đây, cướp biển Đông Nam Á chỉ tiến công các tàu hàng di chuyển chậm, mạn thấp hoặc các tàu kéo sà lan chở than từ Indonesia đến miền Nam Philippines, thì ngày nay, chúng đã trở nên manh động hơn rất nhiều, đối tượng tiến công đã được mở rộng, nhắm cả vào tàu hàng cỡ lớn (vụ cướp tàu hàng 11.400 tấn Dongbang Giant 2, quốc tịch Hàn Quốc ngày 21/10/2016), tàu chở dầu và tàu cá...
Nếu như trước đây, cướp biển Đông Nam Á chỉ tiến công các tàu hàng di chuyển chậm, mạn thấp hoặc các tàu kéo sà lan chở than từ Indonesia đến miền Nam Philippines, thì ngày nay, chúng đã trở nên manh động hơn rất nhiều, đối tượng tiến công đã được mở rộng, nhắm cả vào tàu hàng cỡ lớn (vụ cướp tàu hàng 11.400 tấn Dongbang Giant 2, quốc tịch Hàn Quốc ngày 21/10/2016), tàu chở dầu và tàu cá...
Tuy nhiên, mục tiêu mà hải tặc Đông Nam Á ưa thích nhất vẫn là tàu chở hàng kim loại và tàu chở nhiên liệu lỏng, bởi mỗi vụ cướp tàu chở dầu có thể đem lại cho bọn chúng số tiền hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu USD.
Tuy nhiên, mục tiêu mà hải tặc Đông Nam Á ưa thích nhất vẫn là tàu chở hàng kim loại và tàu chở nhiên liệu lỏng, bởi mỗi vụ cướp tàu chở dầu có thể đem lại cho bọn chúng số tiền hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu USD.
Cướp biển Đông Nam Á là những nhóm hải tặc rất nguy hiểm, được tổ chức chặt chẽ. Thủ đoạn hoạt động của chúng táo tợn và liều lĩnh. Chúng hành động dựa trên các nguồn thông tin tình báo có độ chính xác cao, chúng moi tin từ rất nhiều nguồn như: mua chuộc các thủy thủ biến chất, người nhà công nhân tại các hải cảng, thậm chí mua tin từ quan chức chính phủ và quân đội tham nhũng...
Cướp biển Đông Nam Á là những nhóm hải tặc rất nguy hiểm, được tổ chức chặt chẽ. Thủ đoạn hoạt động của chúng táo tợn và liều lĩnh. Chúng hành động dựa trên các nguồn thông tin tình báo có độ chính xác cao, chúng moi tin từ rất nhiều nguồn như: mua chuộc các thủy thủ biến chất, người nhà công nhân tại các hải cảng, thậm chí mua tin từ quan chức chính phủ và quân đội tham nhũng...
Nhờ có nguồn tin nên bọn hải tặc nắm rất chắc mục tiêu chuẩn bị cướp đang chở hàng gì, thời gian và hải trình di chuyển của tàu, cũng như các biện pháp an ninh trên tàu… Vì thế, chúng có thể bám theo mục tiêu trong cả một hải trình dài ngay từ khi con tàu vừa rời cảng, hoặc chúng có thể đón lõng chính xác đối tượng.
Nhờ có nguồn tin nên bọn hải tặc nắm rất chắc mục tiêu chuẩn bị cướp đang chở hàng gì, thời gian và hải trình di chuyển của tàu, cũng như các biện pháp an ninh trên tàu… Vì thế, chúng có thể bám theo mục tiêu trong cả một hải trình dài ngay từ khi con tàu vừa rời cảng, hoặc chúng có thể đón lõng chính xác đối tượng.
Khi thời cơ đến, bọn hải tặc lập tức tăng tốc tiếp cận mục tiêu, đột nhập lên tàu, đánh đập, uy hiếp, khống chế thủy thủ; phá hủy phương tiện thông tin, cắt đứt mọi liên lạc; buộc thủy thủ phải điều khiển tàu chạy chậm theo những hải trình lòng vòng do chúng đưa ra nhằm kéo dài thời gian chờ tàu của chúng đến chuyển hàng.
Khi thời cơ đến, bọn hải tặc lập tức tăng tốc tiếp cận mục tiêu, đột nhập lên tàu, đánh đập, uy hiếp, khống chế thủy thủ; phá hủy phương tiện thông tin, cắt đứt mọi liên lạc; buộc thủy thủ phải điều khiển tàu chạy chậm theo những hải trình lòng vòng do chúng đưa ra nhằm kéo dài thời gian chờ tàu của chúng đến chuyển hàng.
Đồng thời, cướp biển còn liên hệ với chính quyền và các chủ hãng vận tải đòi tiền chuộc con tin (có vụ lên đến hàng chục triệu USD). Ngoài ra, trong thời gian phục kích, đón lõng mà tàu hàng không xuất hiện thì chúng có thể tiến công tàu cá hoặc bất kỳ tàu nào chúng gặp trên biển.
Đồng thời, cướp biển còn liên hệ với chính quyền và các chủ hãng vận tải đòi tiền chuộc con tin (có vụ lên đến hàng chục triệu USD). Ngoài ra, trong thời gian phục kích, đón lõng mà tàu hàng không xuất hiện thì chúng có thể tiến công tàu cá hoặc bất kỳ tàu nào chúng gặp trên biển.
Tại khu vực eo biển Malacca - Singapore: Lợi dụng mật độ tàu thuyền qua lại dày đặc, bọn hải tặc dễ dàng trà trộn trong đám đông để cướp hàng. Chúng sử dụng tàu nhỏ công suất lớn áp mạn vào tàu mục tiêu để công khai sang hàng giữa ban ngày như một hoạt động chuyển tải hàng bình thường mà không hề sợ lực lượng chức năng hoặc các tàu chạy gần đó phát hiện.
Tại khu vực eo biển Malacca - Singapore: Lợi dụng mật độ tàu thuyền qua lại dày đặc, bọn hải tặc dễ dàng trà trộn trong đám đông để cướp hàng. Chúng sử dụng tàu nhỏ công suất lớn áp mạn vào tàu mục tiêu để công khai sang hàng giữa ban ngày như một hoạt động chuyển tải hàng bình thường mà không hề sợ lực lượng chức năng hoặc các tàu chạy gần đó phát hiện.
Hiện nay, cướp biển đem lại lợi nhuận lớn nên vũ khí, trang bị của cướp biển Đông Nam Á cũng rất đa dạng gồm: tàu vỏ gỗ giả danh ngư dân, tàu cao tốc hiện đại; thiết bị định vị GPS; súng tiểu liên và súng máy. Thậm chí như nhóm Abu Sayyaf còn được trang bị vũ khí hạng nặng, như súng phóng lựu PRG-7, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị truy đuổi.
Hiện nay, cướp biển đem lại lợi nhuận lớn nên vũ khí, trang bị của cướp biển Đông Nam Á cũng rất đa dạng gồm: tàu vỏ gỗ giả danh ngư dân, tàu cao tốc hiện đại; thiết bị định vị GPS; súng tiểu liên và súng máy. Thậm chí như nhóm Abu Sayyaf còn được trang bị vũ khí hạng nặng, như súng phóng lựu PRG-7, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị truy đuổi.
Do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đang làm phân tán sự chú ý của các quốc gia về vấn đề tội phạm và an ninh, an toàn hàng hải. Trong khi khu vực này đang được bọn cướp biển coi là mảnh đất hết sức màu mỡ, là lãnh địa mới giúp chúng ra “công” vào “thủ” đều rất thuận tiện.
Do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đang làm phân tán sự chú ý của các quốc gia về vấn đề tội phạm và an ninh, an toàn hàng hải. Trong khi khu vực này đang được bọn cướp biển coi là mảnh đất hết sức màu mỡ, là lãnh địa mới giúp chúng ra “công” vào “thủ” đều rất thuận tiện.
Trong khi đó, nhu cầu phát triển của các quốc gia khu vực Đông Á ngày càng đòi hỏi nguồn nguyên liệu nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu vận tải biển tăng lên, trong khi cướp tàu và bắt cóc con tin đòi tiền chuộc vừa kín đáo lại đem lại cho bọn cướp biển những nguồn thu rất lớn…
Trong khi đó, nhu cầu phát triển của các quốc gia khu vực Đông Á ngày càng đòi hỏi nguồn nguyên liệu nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu vận tải biển tăng lên, trong khi cướp tàu và bắt cóc con tin đòi tiền chuộc vừa kín đáo lại đem lại cho bọn cướp biển những nguồn thu rất lớn…
Vì vậy, rất có thể trong thời gian tới, tại các vùng biển giáp ranh trong khu vực; số vụ cướp không những không giảm mà còn gia tăng cả về tính chất và quy mô. Điều này sẽ là thách thức không nhỏ đối với các quốc gia khu vực và ngành vận tải biển quốc tế.   Video Đông Nam Á – Điểm nóng mới của nạn cướp biển trên thế giới - Nguồn: VTC14
Vì vậy, rất có thể trong thời gian tới, tại các vùng biển giáp ranh trong khu vực; số vụ cướp không những không giảm mà còn gia tăng cả về tính chất và quy mô. Điều này sẽ là thách thức không nhỏ đối với các quốc gia khu vực và ngành vận tải biển quốc tế.

Video Đông Nam Á – Điểm nóng mới của nạn cướp biển trên thế giới - Nguồn: VTC14

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.