HHV ước tính doanh thu 9 tháng hơn 1.260 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Ngày 1/11, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 1 để trình cổ đông về việc tăng vốn điều lệ từ 2.673,8 tỷ đồng lên 4.159 tỷ đồng.

Theo đó, HHV sẽ trình phương án thông qua việc phát hành 148,54 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện hiện quyền 9:5 (sở hữu cứ 9 cổ phiếu được quyền mua 5 cổ phiếu mới).

Giá phát hành sẽ được đại hội uỷ quyền cho HĐQT quyết định căn cứ vào giá trị sổ sách và giá thị trường. Giá trị sổ sách của HHV tại ngày 30/6 trên báo cáo hợp nhất là 11.553 đồng/cp. Giá trị giao dịch bình quân từ ngày 24/8 - 22/9 là 21.010 đồng/cp.

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025, HHV tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ, cung cấp dịch vụ khép kín với 4 hoạt động gồm đầu tư, thi công xây lắp, quản lý vận hành các công trình giao thông, đầu tư bất động sản và dịch vụ gắn với đường cao tốc.

HHV uoc tinh doanh thu 9 thang hon 1.260 ty dong
 HHV sắp tăng vốn lên 4.159 tỷ đồng.

Kế hoạch từ đây đến 2025, HHV sẽ thực hiện các dự án với tổng mức đầu tư 78.033 tỷ đồng. HHV đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng, doanh thu mục tiêu đạt 10.000 tỷ và lợi nhuận khoảng 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra ĐHĐCĐ bất thường tới sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT mới. Trước đó, ngày 30/9, Thành viên HĐQT là Nguyễn Thanh Trang đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Bên cạnh đó, HHV cũng đưa ra ước tính kết quả kinh doanh 9 tháng năm với doanh thu đạt hơn 1.262 tỷ đồng, thực hiện 98% kế hoạch năm.

Trước đó công ty đã ghi nhận doanh thu 6 tháng là 793 tỷ đồng. Như vậy tính riêng trong quý 3, doanh thu của HHV đạt khoảng 499 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ.

HHV sẽ dừng đầu tư và báo cáo Thủ tướng nếu bị làm khó tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) cho biết nếu để Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn tiếp tục làm đầu mối giải quyết các tồn tại tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, doanh nghiệp này sẽ dừng tham gia đầu tư dự án.

Ngày 2/10, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết vừa có văn bản gửi Tỉnh ủy Lạng Sơn, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn liên quan đến việc đầu tư dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Trong văn bản này, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết doanh nghiệp này là nhà đầu tư sở hữu 65,58% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.

Theo HHV, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (dự án thành phần 1) đã hoàn thành, UBND tỉnh Lạng Sơn với vai trò là cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc quan trọng, cơ bản làm thay đổi phương án tài chính dự án và ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự tồn tại hay phá sản của các nhà đầu tư (khả năng mất vốn và khả năng trả nợ).

Cụ thể, sau khi dự án thành phần 1 kết thúc từ tháng 9/2019 đến nay, việc triển khai dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (dự án thành phần 2) vẫn bị đình trệ, kéo dài nên toàn tuyến cao tốc chưa được khai thông, các phương tiện theo hướng từ Quốc lộ 1A vào cao tốc và ngược lại đang khai thác tạm thời trên các tuyến nhánh của nút giao tại Km45 nên rất bất tiện.

Cũng theo HHV, trên tuyến Quốc lộ 1A đã giảm 1 trạm thu phí (Km24+800) so với phương án tài chính ban đầu nên nguồn thu của dự án bị thiếu hụt trong suốt vòng đời của dự án.

"Các vấn đề nêu trên đã làm giảm lưu lượng phương tiện lưu thông trên cao tốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, không đảm bảo phương án tài chính", văn bản của HHV nêu rõ.

Ngoài ra, HHV cũng cho biết tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị miễn giảm cho hơn 6.000 phương tiện của các doanh nghiệp và cá nhân địa phương xung quanh trạm thu phí, trong đó có nhiều đối tượng lợi dụng chính sách miễn giảm để trục lợi chưa được kiểm soát và xử lý.

Bên cạnh đó, các thay đổi này cùng với việc đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đến nay càng làm tăng thêm khó khăn cho dự án, doanh thu bị thiếu hụt nghiêm trọng so với phương án tài chính ban đầu, làm cho nhà đầu tư, ngân hàng tài trợ vốn và các nhà thầu đối diện với nhiều rủi ro.

Tại dự án thành phần 2, HHV liên danh với các nhà đầu tư, gồm: Công ty Cổ phần Licogi 16 và Công ty Cổ phần Bê tông Hà Thanh, góp vốn vào doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị (doanh nghiệp dự án) để triển khai thực hiện.

Theo HHV, quá trình triển khai thực hiện dự án thành phần 2 gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng tính khả thi cho dự án, doanh nghiệp dự án và HHV đã làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trung ương và địa phương để từng bước tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Kết quả đạt được là đã ghi vốn ngân sách trung ương bố trí cho dự án là 2.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngày 10/3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn lại có báo cáo tham mưu cho tỉnh trong đó đề nghị phương án tách phần nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư độc lập một đoạn tuyến đầu tư công do tỉnh chủ trì, phần còn lại để cho nhà đầu tư đầu tư theo hình thức BOT và chỉ được thu phí trên đoạn tuyến đó, dẫn đến thời gian thu phí lên đến gần 40 năm.

HHV cho rằng đề xuất này là không phù hợp với các quy định của Luật PPP và chủ trương khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công - tư của Đảng và Nhà nước.

"Việc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn đẩy hết tất cả rủi ro, trách nhiệm và khó khăn cho nhà đầu tư tự giải quyết các tồn tại trước đây với ngân hàng, nay lại tiếp tục gây khó khăn khi mà nguồn vốn chủ sở hữu hơn 400 tỷ đã góp từ hơn 3 năm nay đã được chi trả cho giải phóng mặt bằng, tư vấn thiết kế, thi công nhưng không đem lại hiệu quả do dự án bị đình trệ kéo dài", văn bản của HHV nêu rõ.

Trước nguy cơ dự án Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ tiếp tục gặp phải những vướng mắc như dự án thành phần 1 hiện nay, HHV đề nghị Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn bố trí cuộc họp với các bên liên quan để nghe báo cáo và xem xét có chỉ đạo HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc xem xét, đánh giá, giải quyết các tồn tại, vướng mắc với dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn để tránh việc tranh chấp khiếu kiện ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện kết nối dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

HHV cũng đề xuất UBND tỉnh Lạng Sơn xem xét việc Ban quản lý dự án tỉnh đưa ra đề xuất đối với phương án tách phần nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư độc lập 1 đoạn tuyến đầu tư công do tỉnh chủ trì, phần còn lại để cho nhà đầu tư đầu tư theo hình thức BOT và chỉ được thu phí trên đoạn tuyến đó, dẫn đến thời gian thu phí của nhà đầu tư lên đến gần 40 năm.

"Nếu để Ban quản lý dự án tiếp tục làm đầu mối giải quyết các tồn tại nêu trên sẽ thiếu khách quan và không minh bạch, chúng tôi sẽ dừng việc tham gia đầu tư dự án và báo cáo kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xem xét giải quyết", HHV nhấn mạnh.

HHV cũng đề nghị địa phương công bố lý do dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị chậm trễ, thời gian và các biện pháp triển khai hoàn thành dự án cho nhân dân được biết để theo dõi giám sát công khai trong tháng 10/2021; đồng thời tổ chức đấu thầu công khai minh bạch sau khi dự án được phê duyệt.

Một lãnh đạo HHV từ nhiệm vì lý do cá nhân trước thềm Đại hội

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Thanh Trang - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) vừa có đơn từ nhiệm.
 
 

Trong đơn từ nhiệm, ông Trang cho biết vì lý do cá nhân nên không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị Công ty HHV.

Tin mới