Hé mở tàu đổ bộ “lạ” nhìn như xe tăng của Mỹ

(Kiến Thức) - Tàu đổ bộ UHAC với thiết kế 2 bên như bánh xích xe tăng được dự định sẽ thay thế tàu đệm khí trong tương lai gần.

Tạp chí Armyrecognition cho hay, phòng thử nghiệm tác chiến của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ (MCWL) đã đưa vào thử nghiệm phương tiện đổ bộ lưỡng cư hạng nặng UHAC trong cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2014.
UHAC là mẫu phương tiện đổ bộ mới do Quân đội Mỹ phát triển với khả năng hoạt động trên mặt biển lẫn trên đất liền, đây có thể xem như là một trong những phương tiện đổ bộ tương lai của lính thủy đánh bộ Mỹ. UHAC được đánh giá có khả năng vận chuyển và triển khai nhanh hơn so với các tàu đổ bộ khí đệm LCAC đang được Quân đội Mỹ sử dụng.
Phương tiện đổ bộ UHAC với thiết kế khá lạ động lực di chuyển khá lạ. Nhìn UHAC người ta dễ liên tưởng tới thiết kế bánh đẩy của các tàu biển chạy hơi nước.
Phương tiện đổ bộ UHAC với thiết kế khá lạ động lực di chuyển khá lạ. Nhìn UHAC người ta dễ liên tưởng tới thiết kế bánh đẩy của các tàu biển chạy hơi nước.
Phương tiện đổ bộ lưỡng cư hạng nặng (UHAC) bắt đầu được đưa vào thử nghiệm hôm 9/7 tại căn cứ huấn luyện lính thủy đánh bộ Mỹ ở Đảo Oahu, Hawaii và nằm trong những hoạt động của của cuộc tập trận thường niên vành đai Thái Bình Dương 2014 (RIMPAC) từ nay cho đến 1/8.
Trung tá Don Gordon thuộc phòng nghiên cứu của MCWL cho hay, UHAC vẫn là công nghệ đang trong quá trình thử nghiệm. Và việc triển khai UHAC vào lực lượng lính thủy đánh bộ vẫn chưa được xác định cụ thể, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi UHAC có mặt trực tiếp trên chiến trường.
UHAC là một phần nằm trong dự án phát triển thiết bị tham chiến thử nghiệm (AWE) của Quân đội Mỹ do MCWL phụ trách, và đã tồn tại hoạt động hơn một thập kỷ qua. Đây có thể xem là khai sinh ra các loại vũ khí cũng như thiết bị quân sự đang được sử dụng bởi Quân đội Mỹ trong hiện tại và cả tương lai.
Lực lượng đổ bổ ven bờ chủ yếu của Mỹ hiện nay vẫn là lớp tàu đổ bộ khí đệm LCAC .
 Lực lượng đổ bổ ven bờ chủ yếu của Mỹ hiện nay vẫn là lớp tàu đổ bộ khí đệm LCAC .
Theo nhà thiết kế, UHAC ban đầu chỉ có kích thước bằng một nửa so với kích thước thật. UHAC có tốc độ di chuyển trên mặt nước là 4 hải lý/giờ, chuyển động được nhờ vào hệ thống các chân đẩy được bố trí hai bên thân và có cấu tạo gần giống với cơ cấu chuyển động xe tăng. Đây cũng là một trong nhưng yếu tố giúp UHAC có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau.
Tuy mẫu thử đầu tiên được chế tạo nhỏ hơn so với dự tính, nhưng để có được một phiên bản thử nghiệm như trên, các kỹ sư của MCWL đã mất nhiều năm chuẩn bị và phát triển nó.
Nếu quá trình thử nghiệm thành công và được Quân đội Mỹ thông qua thì rất có thể UHAC sẽ sát cánh với những chiếc tàu đổ bộ đệm khí LCAC trong lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Và đây sẽ là bước đột phá trong công nghệ vận tải của Hải quân Mỹ trong các chiến dịch quân sự trên biển hay khu vực biển ven bờ.
UHAC với khả năng di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau, hứa hẹn sẽ trở thành phương tiện đổ bộ hạng năng tiếp theo của Quân đội Mỹ
 UHAC với khả năng di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau, hứa hẹn sẽ trở thành phương tiện đổ bộ hạng năng tiếp theo của Quân đội Mỹ
Phiên bản chính thức của UHAC có thể mang theo cùng lúc ba xe tăng chiến đấu M1 Abrams cùng một xe bọc thép hạng nhẹ tiêu chuẩn Humvee của Quân đội Mỹ. Với khả năng trên, UHAC sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian triển khai trang thiết bị vũ khí và binh sĩ trong một chiến dịch đổ bổ với qui mô lớn.
Hiện tại, phiên bản UHAC thử nghiệm vẫn chưa có khả năng bảo vệ mình trước các đợt tấn công của đối phương trong quá trình di chuyển. Với lớp giáp yếu không được trang bị vũ khí và dễ dàng bị tiêu diệt, tuy nhiên các kỹ sư của MCWL vẫn đang quá trình phát triển phương tiện đổ bộ lưỡng cư này và hứa hẹn sẽ có nhiều cải tiến đáng kể trong thời gian sắp tới.

Tàu đổ bộ Nhật Bản sang Việt Nam diễn tập mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tàu vận tải đổ bộ JDS Kunisaki (LST-4003) có lượng giãn nước toàn tải lên tới 14.000 tấn, chở được 330 lính, 10 xe tăng và 2 tàu đổ bộ nhỏ.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai tàu vận tải đổ bộ Kunisaki thuộc Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) tham gia cuộc diễn tập quốc tế cứu trợ thiên tai với Việt Nam trên Biển Đông.Trong ảnh, tàu đổ bộ JDS Kunisaki (chạy giữa) cùng 2 tàu đổ bộ đệm khí và tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập trận Biển Đông, tháng 6/2010.
 Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai tàu vận tải đổ bộ Kunisaki thuộc Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) tham gia cuộc diễn tập quốc tế cứu trợ thiên tai với Việt Nam trên Biển Đông.Trong ảnh, tàu đổ bộ JDS Kunisaki (chạy giữa) cùng 2 tàu đổ bộ đệm khí và tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập trận Biển Đông, tháng 6/2010. 

Bên trong siêu tàu đổ bộ USS Oak Hill Mỹ có gì đặc biệt? (1)

(Kiến Thức) - Cùng vào xem bên trong tàu đổ bộ siêu có lượng giãn nước gần 20.000 tấn USS Oak Hill (LSD-51) của Hải quân Mỹ.

USS Oak Hill là một trong những tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc lớp Harpers Ferry được thiết kế cho nhiệm vụ chính gồm: vận chuyển lực lượng lính thủy đánh bộ cùng với các phương tiện và trang thiết bị của lực lượng này đến mọi nơi trên thế giới. Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải tới 19.600 tấn, dài 186m, rộng 26m.
USS Oak Hill là một trong những tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc lớp Harpers Ferry được thiết kế cho nhiệm vụ chính gồm: vận chuyển lực lượng lính thủy đánh bộ cùng với các phương tiện và trang thiết bị của lực lượng này đến mọi nơi trên thế giới. Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải tới 19.600 tấn, dài 186m, rộng 26m.
Với nhiệm vụ chính là vận tải đổ bộ nên OaK Hill chỉ được trang bị hỏa lực hạng nhẹ gồm: 2 pháo tự động Mk-38 cỡ nòng 25mm, 2 hệ thống phòng thủ cao tốc tầm gần Phalanx (CIWS) cùng với 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 RAM.
Với nhiệm vụ chính là vận tải đổ bộ nên OaK Hill chỉ được trang bị hỏa lực hạng nhẹ gồm: 2 pháo tự động Mk-38 cỡ nòng 25mm, 2 hệ thống phòng thủ cao tốc tầm gần Phalanx (CIWS) cùng với 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 RAM.

Tin mới