Hé lộ nơi Nga có thể phóng tên lửa ‘bất khả chiến bại’

Hai nhà nghiên cứu Mỹ cho biết họ đã xác định được địa điểm mà Nga có thể phóng tên lửa hành trình trang bị động cơ hạt nhân 9M370 Burevestnik, loại vũ khí mà Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là "bất khả chiến bại".

He lo noi Nga co the phong ten lua ‘bat kha chien bai’

Hình ảnh vệ tinh cho thấy khu vực có thể là nơi Nga dùng để phóng tên lửa hành trình trang bị động cơ hạt nhân tại Vologda. (Ảnh: Planet Labs).

Tổng thống Putin cho biết loại vũ khí mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi với tên SSC-X-9 Skyfall có tầm bắn gần như không giới hạn và có thể tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây không đồng ý, cho rằng vũ khí đó không bổ sung thêm năng lực của Mátxcơva, mà có thể gây ra sự cố phát tán bức xạ.

Sử dụng ảnh chụp ngày 26/7 của hãng vệ tinh thương mại Planet Labs, 2 nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra dự án xây dựng tiếp giáp với một cơ sở lưu trữ đầu đạn hạt nhân – thường được gọi là Vologda-20 hoặc Chebsara.

Hai nhà nghiên cứu tin rằng đó là địa điểm có thể dùng để phóng tên lửa 9M370 Burevestnik, nằm cách thủ đô Mátxcơva khoảng 475 km về phía bắc.

Decker Eveleth, một nhà phân tích của hãng nghiên cứu và phân tích CNA, đã tìm thấy hình ảnh vệ tinh và phát hiện 9 bệ phóng đang được xây dựng. Ông cho biết chúng được chia thành 3 nhóm ngăn cách nhau bằng bờ cao để bảo vệ trước nguy cơ bị tấn công hoặc để ngăn chặn sự cố nổ ảnh hưởng đến tên lửa gần đó.

Các bờ cao được nối bằng đường bộ đến những nơi mà Eveleth kết luận là những toà nhà dùng làm nơi đặt tên lửa và các bộ phận, và đến khu phức hợp gồm 5 boongke cất trữ đầu đạn hạt nhân.

Eveleth nói rằng địa điểm này dành cho một hệ thống tên lửa cố định cỡ lớn.

Bộ Quốc phòng Nga và Đại sứ quán Nga tại Mỹ không phản hồi đề nghị bình luận về đánh giá trên.

Eveleth và nhà nghiên cứu Jeffery Lewis, công tác tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury tại Monterey, cho rằng hoạt động xây dựng điểm phóng tên lửa cho thấy Nga đang thực hiện việc triển khai vũ khí này sau nhiều năm thử nghiệm gặp một số sự cố.

Lewis đồng ý với đánh giá của Eveleth sau khi xem các bức ảnh vệ tinh. Ông nói rằng các bức ảnh "cho thấy điều gì đó rất khác thường. Và rõ ràng chúng ta biết Nga đang phát triển loại tên lửa trang bị động cơ hạt nhân này", Lewis nói.

Nhà nghiên cứu Hans Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói rằng những bức ảnh này dường như cho thấy bệ phóng và những đặc điểm có thể liên quan đến Burevestnik. Nhưng ông thừa nhận không thể khẳng định chắc chắn vì Mátxcơva thường không đặt bệ phóng tên lửa bên cạnh kho chứa đầu đạn hạt nhân.

Eveleth, Lewis, Kristensen và 3 chuyên gia khác cho biết, thông thường Nga cất trữ đầu đạn hạt nhân ở xa địa điểm phóng, ngoại trừ đầu đạn để trang bị cho lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Tuy nhiên, Lewis và Eveleth cho rằng việc triển khai tên lửa Burevestnik ở Vologda sẽ cho phép quân đội Nga cất trữ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong hầm ngầm để có thể phóng vũ khí này nhanh chóng.

Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov vừa cho biết Nga sẽ thay đổi hướng dẫn sử dụng vũ khí hạt nhân của mình để đáp trả điều mà họ coi là sự leo thang của phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine, hãng thông tấn TASS đưa tin ngày 1/9. 

Hình ảnh trước và sau vụ nổ tại căn cứ không quân Nga

Các ảnh vệ tinh vừa được công bố cho thấy mức độ tàn phá mà căn cứ không quân Saky của Nga ở Crưm phải hứng chịu sau các vụ nổ làm ít nhất 8 máy bay chiến đấu của Nga bị phá hủy.

Hãng tin Reuters và tờ The Guardian đã đăng tải ảnh do công ty vệ tinh độc lập Planet Labs chụp được. Các bức ảnh cho thấy một khu vực rộng lớn bị cháy xém, đường băng bị hư hại cùng tàn tích của những chiếc máy bay đã bị cháy.

Ảnh do Planet Labs chụp lần lượt vào khoảng 8h sáng ngày 9/8, xấp xỉ 4h trước khi các vụ nổ xảy ra và lúc 4h40 chiều ngày 10/8, cho thấy ít nhất 8 máy bay bị phá hủy.

Hinh anh truoc va sau vu no tai can cu khong quan Nga

Ảnh chụp trước vụ nổ

Hinh anh truoc va sau vu no tai can cu khong quan Nga-Hinh-2

Ảnh chụp sau vụ nổ.

Ảnh cho thấy căn cứ nằm ở bờ biển phía tây nam của Crưm đã bị thiệt hại lớn.

Nga phủ nhận thông tin máy bay bị phá hủy và cho biết vụ nổ tại căn cứ không quân Saky là tai nạn. Ukraine không chính thức nhận trách nhiệm về vụ tấn công và cũng không nói chi tiết về việc đã tiến hành tấn công như thế nào.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak nói: "Về mặt chính thức, chúng tôi không xác nhận hay phủ nhận bất cứ điều gì. Có hàng loạt kịch bản có thể xảy ra... nhưng điều cần nhớ là tâm chấn của một số vụ nổ xảy ra cùng lúc".

Tối qua (10/8), không quân Ukraine cho biết, ít nhất 9 máy bay chiến đấu của Nga đã bị phá hủy sau khi các vụ nổ lớn xảy ra ở căn cứ không quân Saky. Phía Nga cho biết, vụ nổ làm một người chết, 14 người khác bị thương và làm hư hại tới nhiều nhà gần đó.

Các bức ảnh chụp trước và sau sự việc trên tại căn cứ Saki là sự xác nhận độc lập đầu tiên về những tổn hại tại đây. Căn cứ không quân Saki là nơi chứa nhiều chiến đấu cơ Su-30M, máy bay ném bom Su-24 và máy bay vận tải IL-76. Nó thường được dùng để tổ chức các cuộc tấn công tên lửa vào Ukraine và tuần tra Biển Đen cũng như các khu vực xung quanh.

Tại sao chiến dịch chiếm Marinka của Nga lại khó khăn như vậy?

Quân đội Nga đã chiếm phần lớn thành phố Marinka ở Donetsk của Ukraine, nhưng tại sao chiến dịch chiếm thành phố này lại kéo dài như vậy?

Tai sao chien dich chiem Marinka cua Nga lai kho khan nhu vay?

Đã nửa năm kể từ khi Quân đội Ukraine phát động chiến dịch phản công mùa hè và cũng chưa thể đánh giá các hoạt động phản công của họ đã đạt được hiệu quả như thế nào? Nhưng khi tình hình chiến trường thay đổi, cả hai bên đều có dấu hiệu “thay đổi thế trận tấn công và phòng ngự”.

Tai sao chien dich chiem Marinka cua Nga lai kho khan nhu vay?-Hinh-2

Hiện tại, Quân đội Nga đã triển khai các hoạt động tấn công ở mức độ nhất định trên toàn bộ mặt trận Donbass. Tại chiến trường Marinka, có thông tin quân Nga đã “cắm cờ và chiến thắng”, nhưng quân Ukraine vẫn chưa chịu đầu hàng và rút lui.

Tin mới