Hé lộ kịch bản lừa đảo vụ sâm Ngọc Linh, Sen Tài Thu

Nhiều người sẵn sàng bỏ cả chục tỷ đồng khi nghe những lời hứa hẹn lãi suất cao, lợi nhuận hấp dẫn cũng như tin vào hình ảnh bóng bẩy của doanh nghiệp, theo luật sư.

Ngày 29/1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị đã bắt khẩn cấp bà Phạm Thị Hòa (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sen Tài Thu), Nguyễn Thị Thùy Linh (con gái bà Hòa) và Nguyễn Thị Lan Hương về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan chức năng, các nghi phạm trên biết việc Công ty Sen Tài Thu có dư nợ phát sinh rất lớn, mất khả năng thanh toán.
Câu chuyện Sen Tài Thu huy động vốn đa cấp đã được các nạn nhân chia sẻ rầm rộ trên các hội nhóm từ giữa năm 2023. Trên truyền thông, có nạn nhân 73 tuổi cho biết đã đầu tư số tiền lên đến hơn 16 tỷ đồng vào tập đoàn này. Số tiền này được bà lấy từ tiền bán nhà và huy động từ các con số tiền 16 tỷ đồng để mua cổ phần của Sen Tài Thu.
Vì sao mô hình huy động vốn này đã từng được cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư? Sau đây là chia sẻ của luật Đoàn Trung Hiếu - Trưởng văn phòng, văn phòng Luật sư hỗ trợ Phát triển cộng đồng, thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội dưới góc độ pháp lý. Ông Hiếu cũng từng làm việc với nạn nhân bị lừa đảo tương tự liên quan đến dự án sâm Ngọc Linh trên giấy.
Hé lộ kịch bản chung
Theo luật sư Hiếu, kịch bản chung giữa những vụ lừa đảo như dự án sâm Ngọc Linh, Sen Tài Thu là các đối tượng cầm đầu đã đưa ra các thông tin sai lệch, thiếu minh bạch; đưa ra những lời hứa hẹn lãi suất cao, lợi nhuận hấp dẫn; làm hình ảnh đánh bóng tên tuổi của bản thân để gây ảnh hưởng, thổi phồng giá trị tính năng công dụng của các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Thông tin sai lệch, thiếu minh bạch: Đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu minh bạch về các dự án đầu tư hợp tác hoặc sử dụng các báo cáo tài chính, số liệu không chính xác… để thu hút các nhà đầu tư quan tâm và tham gia đầu tư.
Lãi suất cao, lợi nhuận hấp dẫn: Các đối tượng cầm đầu thường "nổ" là các dự án có lợi nhuận rất lớn, đầy tiềm năng nhằm huy động vốn của nhà đầu tư. Họ đưa ra những cam kết lợi nhuận không tưởng từ 20-30%/năm, có những trường hợp lên đến 50-70%/ năm để đánh vào tâm lý ham lợi nhuận cao của các nhà đầu tư.
Đánh bóng tên tuổi, thổi phồng giá trị hoặc lợi dụng giá trị thương hiệu để đứng ra huy động vốn: thuê truyền thông để đánh bóng hình ảnh, đánh bóng thương hiệu làm cho các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào dự án, từ đó dễ sa bẫy hơn.
Luật sư cho biết tồn tại những khoảng trống, kẽ hở của pháp luật trong các dự án lừa đảo kiểu này.
Các đối tượng lợi dụng các quy định về góp vốn doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể về ủy thác nói chung, ủy thác đầu tư nói riêng, đặc biệt hành lang pháp luật bảo vệ nhà đầu tư còn nhiều sơ hở. Khái niệm ủy thác đầu tư được quy định chỉ duy nhất trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên cũng chưa thật chặt chẽ.
Theo Luật Chứng khoán, hoạt động kinh doanh sinh lời, chuyên nghiệp trong hoạt động ủy thác là một hoạt động nghiệp vụ chứng khoán, chỉ cho phép tồn tại dưới hình thức công ty quản lý quỹ. Lợi dụng điều này, không ít đối tượng đã huy động vốn thông qua các hợp đồng ủy thác đầu tư với cam kết lãi suất, tỷ suất sinh lời cao.
He lo kich ban lua dao vu sam Ngoc Linh, Sen Tai Thu
Cựu chủ tịch Sen Tài Thu tại cơ quan điều tra (Ảnh: VTV). 
Cơ chế quản lý giám sát việc thực hiện các hợp đồng góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, các nhà đầu tư chủ yếu bị tin tưởng mù quáng vào những lời giới thiệu, quảng cáo hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo và thiếu đi sự tỉnh táo đi xác minh, kiếm chứng rõ ràng về dự án đầu tư về tình hình kinh doanh, tài chính tài chính của doanh nghiệp mà mình đang định đầu tư vào, từ đó dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm.
Vì sao nhiều người mắc bẫy loại hình lừa đảo này?
Chuyên gia cho biết có 3 lý do khiến các nhà đầu tư, người có tiền mắc vào bẫy đầu tư góp vốn này.
Thứ nhất, từ phía các nhà đầu tư xuất phát từ tâm lý ham lợi nhuận, lãi suất cao. Ví dụ các nhà đầu tư vào dự án sâm Ngọc Linh bị mắc bẫy lừa đảo là vì Công ty Mỹ Hạnh đã đánh vào điểm yếu lòng tham của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư được hứa hẹn sẽ nhận được lãi suất từ 24 đến 48%/năm khi đầu tư vào dự án sâm Ngọc Linh.
Với mức lãi suất cao cùng hình ảnh và thông tin đầy triển vọng về hoạt động công ty, những cuộc hội thảo, giải thưởng đã khiến hàng loạt các nhà đầu tư mắc bẫy. Có rất nhiều thông tin về doanh nghiệp đã được người đại diện thổi phồng quá mức.
Thứ hai, người đứng đầu các doanh nghiệp trên đã biết các xây dựng hình ảnh, quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ quá tinh vi để làm mờ mắt các nhà đầu tư. Trên cổng thông tin của công ty Mỹ Hạnh tràn ngập hình ảnh Mỹ Hạnh nhận giải thưởng cho cá nhân và công ty tại các lễ trao giải uy tín, hay hợp tác kinh doanh với các nước, các tập đoàn lớn, hoặc mở rộng đầu tư các dự án tại các tỉnh thành... điều đó càng làm cho các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào tiềm năng dự án sâm Ngọc Linh.
Hoặc như vụ Sen Tài Thu, những người đứng đầu doanh nghiệp này đã lợi dụng danh tiếng của thương hiệu Sen Tài Thu, vốn đã có tiếng lâu năm trên thị trường về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cổ truyền, để đứng ra kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phần của công ty. Vì những yếu tố trên đã khiến cho nhiều nhà đầu tư mắc bẫy.
Thứ ba, bên cạnh đó, do nền kinh tế thị trường đang phát triển, cuộc sống của người dân cũng khấm khá hơn, khi dư giả về tiền bạc, vốn nhàn rỗi nhiều, nhiều người càng muốn đem đi để sinh lợi nhuận.
Có cách nào để lấy lại được tiền?
Theo ông Hiếu, khi bị lừa đảo vào các dự án như sâm Ngọc Linh, Sen Tài Thu, nhà đầu tư cần thu thập đầy đủ bằng chứng để làm đơn tố cáo chủ dự án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 ra Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền.
Trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền sẽ tiến hành kê biên tài sản của các chủ dự án, chủ doanh nghiệp để giải quyết trách nhiệm khắc phục hậu quả của các người bị hại. Bên cạnh đó, nếu chủ dự án/doanh nghiệp (người bị tố cáo có thiện chí tự nguyện khắc phục hậu quả) thì sẽ dựa vào số tài sản kê khai và số tiền khắc phục hậu quả để trả cho người bị hại.
Theo Bộ Luật Hình sự năm 2015, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được áp dụng với "cá nhân", không áp dụng với "pháp nhân" (doanh nghiệp, tổ chức khác). Vậy nên, các doanh nghiệp lừa đảo như vụ sâm Ngọc Linh trên giấy, Sen Tài Thu thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp có hành vi chiếm đoạt tài sản tùy theo mức độ, tính chất của hành vi.
He lo kich ban lua dao vu sam Ngoc Linh, Sen Tai Thu-Hinh-2
Các nạn nhân khi bị lừa đảo vào các dự án như sâm Ngọc Linh trên giấy, Sen Tài Thu cần thu thập đầy đủ bằng chứng để làm đơn tố cáo chủ dự án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh: Tiến Tuấn). 
Làm sao để ngăn ngừa các vụ lừa đảo tương tự?
Để ngăn chặn các vụ lừa đảo tương tự như vụ sâm Ngọc Linh trên giấy, Sen Tài Thu, Nhà nước cần đẩy mạnh việc quản lý hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp.
Vấn đề góp vốn, huy động vốn của doanh nghiệp trên thực tế chưa được công khai, chủ yếu là tự các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp tự tiến hành. Vì thế, cơ quan có thẩm quyền rất khó có cơ hội tiếp cận, rà soát việc góp vốn cũng như huy động vốn của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh quy định pháp luật về vấn đề quản lý vốn của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Thứ hai là cần quản lý chặt chẽ các thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Việc thành lập một doanh nghiệp hiện rất dễ dàng, các thông tin đăng ký doanh nghiệp không được kiểm chứng một cách chặt chẽ, chi tiết nên việc xảy ra tình trạng gian dối khi đăng ký doanh nghiệp.
Sen Tài Thu nâng khống vốn điều lệ 31 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng để dễ dàng huy động vốn mà không có cơ chế quản lý giám sát gì là một minh chứng rất rõ ràng. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần siết chặt hơn nữa đối với những thông tin đăng ký doanh nghiệp và xử lý mạnh những doanh nghiệp có hành vi kê khai thông tin gian dối.
Ngoài ra chúng ta cần tuyên truyền tới người dân. Việc góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp để sinh lợi nhuận là hình thức phổ biến. Tuy nhiên, mỗi cá nhân/tổ chức hãy là nhà đầu tư sáng suốt, biết lựa chọn các mặt hàng, ngành nghề đảm bảo được tính khả thi trong vấn đề sinh lời, tính khách quan về mặt hàng/ngành nghề kinh doanh và dự liệu được cả tính rủi ro.
Các vụ lừa đảo như sâm Ngọc Linh trên giấy, Sen Tài Thu cần được nêu rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau như báo chí, đài phát thanh tại địa phương... để người dân cảnh giác.

Góp cổ phần cho Sen Tài Thu, nhà đầu tư “ngậm trái đắng”

Với cam kết nhận về lợi nhuận 12%/năm, hơn 400 khách hàng đã “đầu tư” 1.021 tỷ đồng vào Công ty Sen Tài Thu, để rồi không ít người phải “khóc” do doanh nghiệp này đã mất khả năng chi trả.

Góp cổ phần cho Sen Tài Thu, nhà đầu tư “ngậm trái đắng”

Theo Báo Lao Động, bà Phạm Thị Hiền (73 tuổi, thường trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho rằng, sập bẫy đầu tư vào Tập đoàn Sen Tài Thu là bi kịch cuối cuộc đời bà.

Theo đó, hiện bà Hiền đứng tên 10 hợp đồng mua cổ phần của Tập đoàn Sen Tài Thu, với tổng số tiền là hơn 16 tỷ đồng.

Bà cho biết, ban đầu số tiền đầu tư chỉ là con số nhỏ. Tuy nhiên khi thấy được trả lãi đầy đủ, bà dồn cả gốc, lãi cộng thêm tiền bán nhà và huy động từ các con số tiền 16 tỷ đồng để mua cổ phần của Tập đoàn Sen Tài Thu. Số tiền đó gần như là toàn bộ tài sản của cả gia đình.

Bi kịch ập đến, Bà Hiền hiện đang điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 4, việc điều trị rất tốn kém nhưng không còn tiền, lại không dám xin con cái.

Gop co phan cho Sen Tai Thu, nha dau tu “ngam trai dang”
Giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần khi nhà đầu tư góp tiền vào Sen Tài Thu. Ảnh VTV 

Cũng trên Báo Lao Động, bà Trần Thị Hoà (75 tuổi, thường trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) sở hữu 6 hợp đồng mua cổ phần trị giá 1,75 tỷ đồng tại Tập đoàn Sen Tài Thu.

Khoản tiền đầu tư vốn trước đây là tiền tiết kiệm gửi tại một ngân hàng để dưỡng già, sau đó được nhân viên ngân hàng mời chào giới thiệu chuyển qua mua cổ phần tại Tập đoàn Sen Tài Thu.

Bà Hoà cho biết, bà đã bị nhân viên tư vấn sử dụng uy tín của bác sĩ Nguyễn Tài Thu để dụ dỗ, giới thiệu các cơ sở chăm sóc sức khoẻ đang làm ăn rất tốt. Lãi suất giới thiệu là 12%/năm, đây là mức lãi suất không phải cao quá, chỉ hơn ngân hàng một chút nên bà càng tin tưởng.

Bà Hoà cho biết thêm, sau khi nhận thông báo Tập đoàn Sen Tài Thu mất khả năng thanh khoản, nguy cơ mất trắng tiền đầu tư, bà vẫn chưa dám chia sẻ sự việc với con cháu trong gia đình hoặc bạn bè. Cuộc sống của bà đảo lộn hoàn toàn, nhiều đêm thức trắng, rơi vào trạng thái trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực.

Theo VTV, sau một thời gian nhận được tiền lãi đầy đủ, đến đầu năm nay, nhiều người đã không còn nhận được cả gốc và lãi. Lãnh đạo doanh nghiệp tuyên bố, công ty không còn khả năng chi trả, hàng trăm khách hàng đứng trước nguy cơ mất tiền. Đối chiếu các chi tiết trong sự việc, luật sư cho rằng, hành vi của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu đã lộ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hơn 1.000 tỷ đồng của khách hàng biến mất vì công ty cho rằng tất cả nằm ngoài sự ghi nhận của doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền lên đến 13 con số, giờ chỉ còn hiện hữu trong những bản hợp đồng vô tri.hơn 1.000 tỷ đồng của khách hàng biến mất vì công ty cho rằng tất cả nằm ngoài sự ghi nhận của doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền lên đến 13 con số, giờ chỉ còn hiện hữu trong những bản hợp đồng vô tri.

"Khi chúng tôi lên gặp ban lãnh đạo mới, chúng tôi ghi âm lại được cuộc họp mà chính ban lãnh đạo mới cũng phải khẳng định rằng gửi vào đây là bị lừa rồi", nhà đầu tư của Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam đau đớn chia sẻ.

"Nếu bây giờ chúng tôi không đưa ra ánh sáng, các cơ quan nhà nước không vào cuộc, thì liệu còn bao nhiêu người bị lừa đảo nữa. Bao nhiêu gia đình còn khổ nữa?", một khách hàng của Tập đoàn Sen Tài Thu đặt câu hỏi.

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Hội Luật gia Hà Nội) bày tỏ quan điểm: Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo bằng cách lấy tiền của người này trả lợi nhuận cho người khác. Để lôi kéo người tham gia, tổ chức thường đưa ra cam kết sẽ trả lãi cao cho người góp vốn. Sau một thời gian nhận được tiền lãi đầy đủ, đến đầu năm nay, nhiều nhà đầu tư đã không còn nhận được cả gốc và lãi từ Sen Tài Thu. Lãnh đạo doanh nghiệp tuyên bố, công ty không còn khả năng chi trả, hàng trăm khách hàng đứng trước nguy cơ mất tiền. Đối chiếu các chi tiết trong sự việc, luật sư cho rằng, hành vi của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu đã lộ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Gọi vốn nghìn tỷ, Sen Tài Thu mất khả năng chi trả do đâu?

Thông tin Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu (Tập đoàn Sen Tài Thu) huy động hơn 1.000 tỷ đồng từ những người dân "cả tin", rồi mất khả năng chi trả đang nóng lên từng ngày khi dàn lãnh đạo cũ đã bị miễn nhiệm.

Gọi vốn nghìn tỷ, Sen Tài Thu mất khả năng chi trả do đâu?
Đối với nhiều người Thủ đô và những tỉnh, thành lân cận, cái tên Sen Tài Thu rất quen thuộc, bởi đây là chuỗi trung tâm chăm sóc sức khỏe có tiếng, phát triển nhờ kinh nghiệm hơn 3 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực trị liệu theo phương pháp y học cổ truyền, dưới sự dẫn dắt của bà Phạm Thị Hòa - người được công ty giới thiệu là một nghệ nhân Quốc gia.
Goi von nghin ty, Sen Tai Thu mat kha nang chi tra do dau?
 Ảnh trên website Sentaithu.

Hô biến tiền gửi tiết kiệm thành cổ phần đầu tư

Trước khi bị tố lừa đảo, nguồn vốn kinh doanh Sen Tài Thu thế nào?

Trước khi bị tố lừa đảo hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, Sen Tài Thu cũng vừa có những biến động lớn trong ban lãnh đạo doanh nghiệp. Giai đoạn từ năm 2018 - 2021, Sen Tài Thu có 3 năm kinh doanh thua lỗ.

Trước khi bị tố lừa đảo, nguồn vốn kinh doanh Sen Tài Thu thế nào?
Thời gian gần đây, thông tin hàng trăm nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng hàng nghìn tỷ đồng, dưới hình thức chào bán cổ phần và cam kết sẽ mua lại với lãi suất 12%/năm của Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam (Tập đoàn Sen Tài Thu), khi doanh nghiệp tuyên bố không có khả năng chi trả đang gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin tự giới thiệu, Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam có tiền thân là Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sen Tài Thu thuộc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, được thành lập vào tháng 4/1992.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.