Hé lộ đội đặc nhiệm “Chồn hoang” trong chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Chồn hoang (Wild Weasels) là đơn vị đặc nhiệm trong Không quân Mỹ làm nhiệm vụ chiến đấu chống hệ thống tên lửa phòng không đối phương.

Hé lộ đội đặc nhiệm “Chồn hoang” trong chiến tranh Việt Nam
Đơn vị này đã xuất hiện lần đầu tiên trong thời gian chiến tranh Việt Nam, từ đó về sau không có cuộc chiến tranh lớn nào mà Mỹ tham gia lại không có các đơn vị này. Điều đó không có gì lạ, bởi vì chỉ khi tiêu diệt hoặc buộc được các đài radar mặt đất của đối phương “im lặng” thì mới có thể đảm bảo cho mình ưu thế trên không và an toàn cho các chuyến bay.
Ra đời từ cuộc chiến tranh Việt Nam
Chính cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên mà lực lượng không quân hùng mạnh nước Mỹ vấp phải hệ thống phòng không “đáng sợ” nhiều tầng, nhiều lớp. Tất nhiên, việc Việt Nam có một lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất là một bất ngờ khó chịu đối với người Mỹ và buộc họ phải tìm lối thoát.
Trong các biện pháp chống lại có việc chuyển sang bay ở độ cao thấp và cực thấp (nhưng ở độ cao này pháo phòng không hoạt động mạnh), cũng như sử dụng biện pháp gây nhiễu một cách rộng rãi. Để gây nhiễu, Không quân Mỹ đã sử dụng những máy bay chuyên dụng dùng để vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương.
Máy bay chế áp phòng không F-105G mang tên lửa chống radar AGM-45 và AGM-78 hạ cánh xuống sân bay Korat (Thái Lan) năm 1972.
 Máy bay chế áp phòng không F-105G mang tên lửa chống radar AGM-45 và AGM-78 hạ cánh xuống sân bay Korat (Thái Lan) năm 1972.
Chương trình chế tạo máy bay để vượt qua lưới lửa phòng không ở Mỹ định danh là Wild Weasel (Chồn hoang). Về sau các máy bay được tiêu chuẩn hoá trong khuôn khổ chương trình này cũng được gọi tên như vậy. Trong giai đoạn Wild Weasel I, được bắt đầu ngay từ năm 1965, người Mỹ đã dùng những máy bay tiêm kích F-100 Super Sabre được chế tạo từ 10 năm trước - đó là những máy bay vượt âm đầu tiên của Không quân Mỹ. Và biến thể tiêm kích F-100 2 người lái đã trở thành cơ sở cho “Chồn hoang”.
Chiếc F-100 có thể phát hiện ra đài radar của đối phương nhờ các máy thu phát xạ chuyên dùng đặc biệt. Sau đó sĩ quan điều khiển chỉ dẫn cho phi công hướng đến mục tiêu, từ đó phát hiện ra vị trí của đài radar mục tiêu bằng mắt thường và tấn công nó.
Nhưng máy bay tiêm kích F-100 không đủ tốc độ để bay cùng các máy bay tiêm kích hạng nặng F-4 Phantom II và cường kích F-105 Thunderchief hiện đại vào thời điểm đó thực thi nhiệm vụ. Vì vậy ở giai đoạn Wild Weasel II đã sử dụng phương án dựa vào máy bay tiêm kích F-105.
Năm 1966, ở các đơn vị đã xuất hiện máy bay EF-105 chuyên dụng, không lâu sau thay thế chúng là biến thể F-105G hoàn thiện hơn. Do việc sản xuất hàng loạt F-105 đã kết thúc từ trước năm 1964, nên số máy bay có thể nâng cấp thành “sát thủ phòng không” bị giảm đi, thêm vào đó thiệt hại của Không quân Mỹ ở Việt Nam là cao.
Kết quả là ở giai đoạn 4-5 của chương trình này đã sử dụng máy bay tiêm kích F-4 Phantom II làm nền tảng phát triển, gồm mẫu EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.
Biến thể làm nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không F-4G mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm của Mỹ.
 Biến thể làm nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không F-4G mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm của Mỹ.
“Đi trước, về sau”
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, các đơn vị “Chồn hoang” sử dụng hai biện pháp: Bay cùng các nhóm cường kích của Không quân Mỹ và làm nhiệm vụ “săn lùng tự do”.
Biện pháp thứ nhất, khi các nhóm cường kích làm nhiệm vụ thì các máy bay này bay trước vào vùng phòng không. Trong thời gian ném bom bắn phá, nhóm “Chồn hoang” sẽ chế áp tất cả các vị trí của tên lửa phòng không của đối phương đã phát hiện được. Chúng chỉ rời khỏi khu vực khi máy bay cường kích cuối cùng đã bay đi. Chính vì vậy mà đã có phương châm của “Chồn hoang”: “Đến trước tiên, về cuối cùng”.
Trong khi “săn lùng tự do”, “Chồn hoang” hoạt động theo cách “thợ săn - sát thủ”. Ví dụ, bay sau một chiếc F-105F là một tốp 3-4 máy bay F-105D hay F-4. Đôi khi là tốp gồm 2 “thợ săn” và 2 “sát thủ”. Chiếc máy bay đi đầu tìm ra vị trí của tên lửa phòng không và tấn công vào đó, các máy bay còn lại thấy mục tiêu, sau đó tất cả máy bay cường kích sẽ kết thúc cuộc tấn công.
Các thế hệ mới của “Chồn hoang” được trang bị vũ khí và thiết bị ngày càng hoàn thiện hơn, có cả tên lửa chống radar cũng như các hệ thống tác chiến điện tử.
Hiện nay Mỹ chủ yếu sử dụng mẫu F-16CJ hiện đại hơn.
 Hiện nay Mỹ chủ yếu sử dụng mẫu F-16CJ hiện đại hơn.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, đơn vị “Chồn hoang” tiếp tục phục vụ ở Tây Âu, cũng như ở Viễn Đông - nghĩa là ở những nơi mà khi cần Mỹ sẽ phải đối mặt với hệ thống phòng không của Liên Xô.
Trong những năm 1990, những chiếc máy bay cuối cùng của “Chồn hoang” đã được loại bỏ. Mỹ quyết định sử dụng các máy bay tiêm kích đa năng đã được nâng cấp hiện đại hoá F-16C cho mục đích này, thay thế mẫu F-4G.
F-16CJ Wild Weasel trở thành phương tiện chế áp hệ thống phòng không đối phương. Máy bay tiêm kích này được dùng để thực hiện nhiệm vụ vượt qua và chế áp hệ thống phòng không đối phương. Loại tiêm kích này có khả năng sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 Harm, cũng như hệ thống dẫn đường AN/ASQ-213 HARM để tiêu diệt và chế áp hệ thống phòng không của đối phương. Không quân Mỹ đã dùng những chiếc F-16CJ chế áp hệ thống phòng không của Nam Tư năm 1999.
Ngoài Không quân Mỹ, Không quân Hải quân Mỹ cũng áp dụng biện pháp tương tự trong chiến tranh Việt Nam và cả sau này. Để chế áp hệ thống phòng không, họ đã dùng đầu tiên là EF-10D Skyknight, sau đó là EA-6A và EA-6B Prowler.
Hiện nay, Hải quân Mỹ đang dần chuyển sang các mẫu EA-18G Growler – biến thể của tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet thay thế cho EA-6B lạc hậu trong nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không.

Pháo phản lực “kiểu Việt Nam” đánh bại siêu pháo Mỹ

Pháo phản lực “kiểu Việt Nam” đánh bại siêu pháo Mỹ
* Bài viết có sử dụng tài liệu Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việt Nam khắc chế bom thông minh của Mỹ thế nào?

Việt Nam khắc chế bom thông minh của Mỹ thế nào?
* Bài viết có sử dụng tư liệu “Cuộc chiến đấu với bom mìn Mỹ - Dũng cảm và Trí tuệ”.

Tháng 8/1964, Mỹ dựng lên cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ” lấy cớ đưa không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Sức mạnh vũ khí “khủng”... Quân đội ta thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Một số phương tiện chiến tranh ta thu được từ kho vũ khí Quân đội Sài Gòn được đánh giá cao về tính năng, sức mạnh hỏa lực.

Sức mạnh vũ khí “khủng”... Quân đội ta thu được sau 1975
Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê
Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê

Trong ảnh là xe tăng M48 trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.
Trong ảnh là xe tăng M48  trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.

Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54 và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa
Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54  và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa

Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.
Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.

Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.
Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.

Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.
Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.

Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.
Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.

Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN
Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN

Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê
Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê

Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).
Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).

Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.

Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).
Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).

Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).
7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).

Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.
Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới