Hé lộ bí mật trong xây dựng Tử Cấm Thành

Một khối đá nặng 123 tấn và dài 9,5m được chuyển vào Tử Cấm Thành trên một chiếc xe trượt do các phu kéo trong suốt hơn 28 ngày.

Tử Cấm Thành, từng là cung điện của nhiều hoàng đế Trung Quốc, xây dựng cách đây gần 5 thế kỷ từ những tảng đá khổng lồ nặng tới 200 tấn được chuyển bằng những chiếc xe trượt trên đường ướt nhờ nước lấy từ giếng đào sâu 500 mét.
Tử Cấm Thành thuộc trung tâm Bắc Kinh ngày nay là cung điện của hai triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng là nhà Minh và nhà Thanh. Nơi đây được xây dựng từ thế kỷ 15 và 16 bằng những tảng đá khổng lồ và được chạm khắc hình hoa văn. Trong đó có những tảng đá nặng hơn 220 tấn, thậm chí còn hơn 330 tấn.
Rất nhiều khối đá này được lấy từ một mỏ đá cách xa nơi xây Tử Cấm Thành đến 70 km. Dựa vào thực tế, người Trung Quốc đã sử dụng bánh xe (có nan hoa) từ khoảng 1.500 trước Công nguyên, các nhà nghiên cứu thường nghĩ rằng những tảng đá khổng lồ như vậy được vận chuyển tới nơi xây dựng bằng bánh xe.
Tuy nhiên, thông qua dịch một tài liệu cổ có niên đại 500 năm, Jiang Li, một kỹ sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh đã phát hiện ra điều hoàn toàn khác. Theo đó, một khối đá nặng 123 tấn và dài 9,5m được chuyển vào Tử Cấm Thành trên một chiếc xe trượt do các phu kéo trong suốt hơn 28 ngày vào mùa đông năm 1557. Phát hiện này đã đưa lại manh mối quan trọng chứng tỏ xe trượt trước đó đã giúp vận chuyển đá xây cung điện hoàng gia.
Đồng thời, tài liệu cổ còn tiết lộ, các phu xây dựng thường đào các giếng sâu 500 mét hoặc lấy nước từ những nguồn khác để đổ vào đường đi bôi trơn cho những chiếc xe trượt chở đá di chuyển được dễ dàng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, kéo một hòn đá nặng 123 tấn bằng xe trượt có thể đạt tốc độ trung bình là 8cm/s. Đồng thời để kéo hòn đá nặng như vậy đến Tử Cấm Thành cần đến khoảng dưới 50 người đàn ông, ít hơn nhiều so với 1.500 người nếu kéo trên đường khô không có nước trượt.
Tất cả kết quả nghiên cứu đã được kỹ sư Li và đồng nghiệp Haosheng Chen trình bày chi tiết trên Tạp chí Proceedings ngày 4/11/2013 của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Kết cấu bằng những viên đá lớn nặng tới 200 tấn, thậm chí còn tới 300 tấn.
 Kết cấu bằng những viên đá lớn nặng tới 200 tấn, thậm chí còn tới 300 tấn.
Thay vì sử dụng các bánh xe, phu kéo đá đã dùng các xe trượt để đưa những phiến đá khổng lồ này từ mỏ đá tới Tử Cấm Thành.
 Thay vì sử dụng các bánh xe, phu kéo đá đã dùng các xe trượt để đưa những phiến đá khổng lồ này từ mỏ đá tới Tử Cấm Thành.
Sân Điện Thái Hòa với những phiến đã được chạm khắc hoa văn tinh xảo.
Sân Điện Thái Hòa với những phiến đã được chạm khắc hoa văn tinh xảo. 
Đây là cung điện trị vì của 24 đời hoàng đế Trung Quốc.
 Đây là cung điện trị vì của 24 đời hoàng đế Trung Quốc.
Ngày nay, Tử Cấm Thành là một điểm đến du lịch lớn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Ngày nay, Tử Cấm Thành là một điểm đến du lịch lớn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. 

Giải bí ẩn “lãnh cung” trong Tử Cấm Thành

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, cách nói: Hoàng đế sở hữu "Tam cung lục viện thất thập nhị phi tần” từng rất phổ biến. Trước hết, cần hiểu chính xác khái niệm “tam cung lục viện”. Vào thời Minh, Thanh, các cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh được gọi là “tam cung”. Riêng “lục viện” bao gồm những cung ở phía đông: Trai Cung, Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Chung Túy Cung, Cảnh Dương Cung và Vĩnh Hòa Cung. “Thấp thập nhị phi” hay “Phấn đại tam thiên” dùng để chỉ số lượng thê thiếp nhiều không kể xiết của hoàng đế. 

Bí ẩn đời sống cung nữ trong Tử Cấm thành VN

(Kiến Thức) - Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.

Tử Cấm thành Việt Nam

Đọc nhiều nhất

Tin mới