Hé lộ ân nhân người Việt từng cứu mạng Tưởng Giới Thạch

(Kiến Thức) - Khi Tưởng Giới Thạch bị quân địch vây hãm, ông Hồ Học Lãm đã mang quân tới cứu khiến Tưởng suốt đời mang ơn. 

Theo cuốn sách Bác Hồ ở Quảng Tây do Nxb Công an nhân dân ấn hành, ông Hồ Học Lãm (1884-1943) người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An. Bác ruột ông – cụ Hồ Bá Ôn và cha ông – cụ Hồ Bá Trị là những tướng lĩnh của Phan Đình Phùng đều đã hi sinh anh dũng trước mũi súng giặc Pháp xâm lược.
Theo tiếng gọi Đông Du, cụ bà Trần Thị Trâm – mẹ ông, đã tiễn con đến Hải Ninh, biên giới Việt Trung để đi Quảng Châu. Trước khi chia tay con, bà xé chiếc khăn tang đang đội trên đầu làm hai mảnh, một mảnh đội trên đầu con và dặn: "Bao giờ đất nước không còn giặc thì hãy về trông mẹ! Ý cụ nói với con trai: 'Hãy ghi nhớ mối thù nhà, đền nợ nước' ".
Trong cuốn hồi ký Hồi tưởng về cha tôi – Hồ Học Lãm, bà Hồ Mộ La kể rằng khoảng năm 1906 - 1907, ông Hồ Học Lãm cùng một số người được cụ Phan Bội Châu đưa sang Nhật học theo phong trào Đông Du. Ở Nhật Bản, được hoàng thân nhà Nguyễn là ông Nguyễn Cường Để giúp đỡ, đoàn lưu học sinh được sắp xếp vào học trường võ bị Chấn Vũ.
Chí sĩ Hồ Học Lãm.
Chí sĩ Hồ Học Lãm.  
Đầu năm 1907, đoàn lưu học sinh Việt Nam bắt đầu học cấp tốc tiếng Nhật 3 tháng, sau đó vừa học tiếng vừa học lý thuyết quân sự cũng như cách sử dụng súng các loại.
Khoảng đầu năm 1908, Tưởng Giới Thạch cũng vào học trường Chấn Vũ và làm quen với một số lưu học sinh Việt Nam, trong đó chơi thân với ông Hồ Học Lãm.
Bà Hồ Mộ La viết trong hồi ký rằng ông Hồ Học Lãm từng kể về người bạn Trung Quốc này và vụ anh ta nhờ mình viết hộ luận văn như sau: “Tưởng Giới Thạch khôi ngô, tuấn tú, thông minh. Thực ra anh ta là thân tín của Trần Kỳ Mỹ, một trong những lãnh tụ trong Đồng Minh Hội của Tôn Trung Sơn… Có lần, anh ta nhờ mình viết luận văn trả bài thi. Không hiểu hắn bận chơi hay bận hoạt động chính trị, thường xuyên vắng mặt ở lớp. Mình học có giỏi giang gì đâu, chẳng qua dân xứ Nghệ quen học gạo, cho nên có kết quả học tập trội hơn một tý…”.
Năm 1908, do thực dân Pháp gây áp lực, Chính phủ Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam. Ông Hồ Học Lãm theo cụ Phan Bội Châu sang Trung Quốc. Nhờ Tưởng Giới Thạch giới thiệu, ông tiếp tục vào học trường quân sự “Thông quốc lục quân tốc thành học đường” – tiền thân của trường sĩ quan lục quân Bảo Định sau này.
Trong thời gian học tại Bảo Định, ông Hồ Học Lãm chơi thân thiết với một số người như Bạch Sùng Hy, Lý Tế Thâm. Những người này sau đó đều là tướng tá nổi tiếng của Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Tháng 11/1911, khởi nghĩa Vũ Xương rồi cách mạng Tân Hợi thắng lợi, Tưởng Giới Thạch từ Nhật về Trung Quốc hoạt động ở tỉnh Chiết Giang. Tưởng đã viết thư cho Hồ Học Lãm rủ về Chiết Giang tham gia hoạt động cùng. Nhận thư Tưởng, ông Hồ Học Lãm có viết thư hỏi cụ Phan Bội Châu thì được cụ ủng hộ với đại ý: “Cách mạng của ông Tôn Trung Sơn không thành công thì công cuộc cứu nước của mình sẽ khó khăn. Trong lúc chờ thời cơ và rèn luyện qua thực tiễn, cứ tham gia Trung Hoa cách mạng quân”.
Chính trong thời gian này, ông Hồ Học Lãm đã có ân tình với Tưởng Giới Thạch. Theo Hồi ký “Hồi tưởng về cha tôi Hồ Học Lãm” của bà Hồ Mộ La: “Sau khi giải phóng Hàng Châu và Thượng Hải, Tưởng và cha tôi tiếp tục cầm quân chiến đấu. Trong một trận đánh bọn quân phiệt Mãn Thanh, Tưởng bị vây hãm nguy khốn, song cha tôi đã kịp thời đem quân đến giải vây, do đó Tưởng càng tỏ ra quý mến cha tôi hơn”.
Cuốn sách Bác Hồ ở Quảng Tây cũng nói chi tiết này: “Trong chiến tranh Bắc phạt, ông có lần chỉ huy một trung đoàn giải vây cho trung đoàn của Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch thoát chết và chịu ơn cứu mạng của Hồ Học Lãm. Sau này khi Tưởng Giới Thạch đã nắm quyền bèn điều Hồ Học Lãm về Tổng hành dinh của quân đội Quốc Dân Đảng Trung Quốc ở Nam Kinh”.
Ông Hồ Học Lãm đã công tác ở trong Bộ Tổng tham mưu của Tưởng Giới Thạch cho đến khi nghỉ hưu. Ông là một trong số ít các sĩ quan người nước ngoài trong quân đội Tưởng. Năm 1943 ông mất tại Quế Lâm vì ốm bệnh.
Mặc dù chỉ mang quân hàm Trung tá, ông được đồng nghiệp trong Bộ Tổng tham mưu quân đội Tưởng kính trọng vì lối sống hòa nhã, đôn hậu và một phần là vì ông là ân nhân của Tưởng Giới Thạch và là bạn học với các sĩ quan cấp cao như Bạch Sùng Hy, Lý Tế Thâm.
Gia đình ông Hồ Học Lãm là một cơ sở tin cậy của những thanh niên yêu nước Việt Nam sang Trung Quốc hoạt động cách mạng. Với đồng lương ít ỏi, ông bà Hồ Học Lãm vẫn cố gắng nuôi các thanh niên yêu nước Việt Nam đồng thời cũng rất tích cực tham gia các hoạt động cách mạng khi có yêu cầu. 
Ông Hồ Học Lãm có vợ là bà Ngô Khôn Duy và 2 người con gái là Hồ Diệc Lan và Hồ Mộ La. Bà Hồ Diệc Lan lấy Thiếu tướng Lê Thiết Hùng nhưng vì bệnh hiểm nghèo nên cũng mất từ năm 1947 khi mới 27 tuổi. Bà Hồ Mộ La có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ nên khi về nước sau Cách mạng tháng Tám được cho đi học nhạc, sau này bà là giảng viên của trường nhạc ở Hà Nội.

Tưởng Giới Thạch bòn rút bao nhiêu vàng chuyển về Đài Loan?

(Kiến Thức) - Cuối năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã lên kế hoạch bòn rút vàng vận chuyển về Đài Loan.Sự thực cụ thể ra sao?

Cuối năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã lên kế hoạch bòn rút vàng vận chuyển về Đài Loan. Vì nhiều lý do, hơn nửa thế kỷ, việc vận chuyển vàng không được thuận lợi, nên sử sách không ghi chép lại được. Rốt cuộc năm đó ông ta đã bòn rút bao nhiêu vàng vận chuyển về Đài Loan?
Cuối năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã lên kế hoạch bòn rút vàng vận chuyển về Đài Loan. Vì nhiều lý do, hơn nửa thế kỷ, việc vận chuyển vàng không được thuận lợi, nên sử sách không ghi chép lại được. Rốt cuộc năm đó ông ta đã bòn rút bao nhiêu vàng vận chuyển về Đài Loan?
Về vấn đề này, năm 1949 Viện kiểm soát Đài Loan đã tiết lộ con số: “Ngân hàng Trung ương cuối tháng 2 có 39 triệu lượng vàng, 70.000.000 USD ngoại hối và 70.000.000 USD đồng bạc.” Theo tài liệu hiện tại, số vàng vận chuyển về Đài Loan tổng cộng hơn 40 triệu lượng.
Về vấn đề này, năm 1949 Viện kiểm soát Đài Loan đã tiết lộ con số: “Ngân hàng Trung ương cuối tháng 2 có 39 triệu lượng vàng, 70.000.000 USD ngoại hối và 70.000.000 USD đồng bạc.” Theo tài liệu hiện tại, số vàng vận chuyển về Đài Loan tổng cộng hơn 40 triệu lượng. 
Tháng 8/1948, ngân hàng Thượng Hải ban hành loại tiền tệ mới có tên là kim viên bản. Nguồn gốc số vàng này không vẻ vang gì cho cam, vì trong đó có một phần là kim viên bản chính phủ Quốc Dân Đảng “lấy” từ tay người dân. Theo tính toán sơ bộ, năm đó chính phủ Quốc Dân Đảng đã đổi 1 tỷ kim viên bản thành 15 triệu lượng vàng. Mà tháng 7/1949, 1 tỷ kim viên bản cũng không đổi lấy được 1 USD.
Tháng 8/1948, ngân hàng Thượng Hải ban hành loại tiền tệ mới có tên là kim viên bản. Nguồn gốc số vàng này không vẻ vang gì cho cam, vì trong đó có một phần là kim viên bản chính phủ Quốc Dân Đảng “lấy” từ tay người dân. Theo tính toán sơ bộ, năm đó chính phủ Quốc Dân Đảng đã đổi 1 tỷ kim viên bản thành 15 triệu lượng vàng. Mà tháng 7/1949, 1 tỷ kim viên bản cũng không đổi lấy được 1 USD.
Ngày 1/12/1948, chính phủ Quốc Dân Đảng đã chia số lượng vàng đó thành 2 lần vận chuyển. Chuyến đầu tiên vận chuyển 2,6 triệu lượng vàng về Đài Loan. Ngày 20/1/1949, trước khi Tưởng Giới Thạch chính thức “về vườn” một hôm, chuyến thứ hai vận chuyển 0,9 triệu lượng vàng và một khối lượng lớn bạc, tất cả có 151 thùng, với danh nghĩa là “quân phí dự chi” được chuyển cho Hải Quân, vận chuyển từ Thượng Hải đến Hạ Môn và được cất giữ ở đảo Kulangsu. Đến tháng 8/1949, quân giải phóng đánh tan Phúc Châu, số vàng này mới được vận chuyển đến Sở Tài Vụ Đài Loan.
Ngày 1/12/1948, chính phủ Quốc Dân Đảng đã chia số lượng vàng đó thành 2 lần vận chuyển. Chuyến đầu tiên vận chuyển 2,6 triệu lượng vàng về Đài Loan. Ngày 20/1/1949, trước khi Tưởng Giới Thạch chính thức “về vườn” một hôm, chuyến thứ hai vận chuyển 0,9 triệu lượng vàng và một khối lượng lớn bạc, tất cả có 151 thùng, với danh nghĩa là “quân phí dự chi” được chuyển cho Hải Quân, vận chuyển từ Thượng Hải đến Hạ Môn và được cất giữ ở đảo Kulangsu. Đến tháng 8/1949, quân giải phóng đánh tan Phúc Châu, số vàng này mới được vận chuyển đến Sở Tài Vụ Đài Loan.
Tháng 2/1949, quân giải phóng áp sát Nam Kinh Phổ Khẩu. Dưới sức ép của Tưởng Giới Thạch, giám đốc Ngân hàng Trung ương Lưu Công Vân buộc phải đồng ý để Tưởng Giới Thạch tiếp tục vận chuyển vàng ra khỏi đại lục.
Tháng 2/1949, quân giải phóng áp sát Nam Kinh Phổ Khẩu. Dưới sức ép của Tưởng Giới Thạch, giám đốc Ngân hàng Trung ương Lưu Công Vân buộc phải đồng ý để Tưởng Giới Thạch tiếp tục vận chuyển vàng ra khỏi đại lục. 
Ngày 7/2/1949, 1,2 triệu lượng vàng được vận chuyển đến Đài Loan bằng máy bay dân dụng, nhưng không hiểu tại sao tin tức lại bị rò rỉ, tờ báo “Hoa Thương” của Hồng Kông đã cho đăng tải thông tin này. Vì lo sợ Lý Tông Nhân ra mặt ngăn chặn, Tưởng Giới Thạch đã quyết định điều động quân cơ, 4,8 triệu lượng vàng còn lại đã được vận chuyển đến nơi an toàn chỉ trong vòng 2 ngày, phi công lái chuyên cơ của Tưởng Giới Thạch đã ra mặt thực hiện nhiệm vụ này. Đây là lần thứ ba họ Tưởng vận chuyển vàng về Đài Loan.
 Ngày 7/2/1949, 1,2 triệu lượng vàng được vận chuyển đến Đài Loan bằng máy bay dân dụng, nhưng không hiểu tại sao tin tức lại bị rò rỉ, tờ báo “Hoa Thương” của Hồng Kông đã cho đăng tải thông tin này. Vì lo sợ Lý Tông Nhân ra mặt ngăn chặn, Tưởng Giới Thạch đã quyết định điều động quân cơ, 4,8 triệu lượng vàng còn lại đã được vận chuyển đến nơi an toàn chỉ trong vòng 2 ngày, phi công lái chuyên cơ của Tưởng Giới Thạch đã ra mặt thực hiện nhiệm vụ này. Đây là lần thứ ba họ Tưởng vận chuyển vàng về Đài Loan.

Ảnh độc: Đám tang “vô tiền khoáng hậu” của Tưởng Giới Thạch

(Kiến Thức) - Sau đây là những bức ảnh ít biết về đám tang đình đám “vô tiền khoáng hậu” của Tưởng Giới Thạch được đăng tải trên trang Sohu.com

Ngày 5/4/1975, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã trút hơi thở cuối cùng tại Đài Bắc, hưởng thọ 89 tuổi. Theo thông báo của Cục tin tức Chính phủ Đài Loan thời bấy giờ, sẽ tiến hành “quốc tang” trong thời gian một tháng kể từ ngày 6/4. Ảnh: Di hài Tưởng Giới Thạch.
Ngày 5/4/1975, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã trút hơi thở cuối cùng tại Đài Bắc, hưởng thọ 89 tuổi. Theo thông báo của Cục tin tức Chính phủ Đài Loan thời bấy giờ, sẽ tiến hành “quốc tang” trong thời gian một tháng kể từ ngày 6/4. Ảnh: Di hài Tưởng Giới Thạch.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 
Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

(Kiến Thức) - Trong cuộc khai quật tại nghĩa trang cổ đại Saqqara, Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một cỗ quan tài nặng 90 tấn. Sau khi dùng thuốc nổ mở nắp quan tài, các chuyên gia kinh ngạc phát hiện một xác ướp bò đực thay vì thi hài Pharaoh. 
Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

(Kiến Thức) - Ted Kaczynski là tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khét tiếng nước Mỹ với chỉ số IQ lên đến 167. Kaczynski trở thành đối tượng trong cuộc điều tra dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). 

Tin mới

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 mới sẽ vẫn tiếp tục bán ra với 4 phiên bản tại thị trường Việt Nam bao gồm 2 phiên bản động cơ xăng 1.6L, 1 phiên bản động cơ xăng 2.0L và 1 phiên bản động cơ xăng tăng áp 1.6T-GDi.