HĐND Hà Nội bác bù 200 tỷ mua nước sông Đuống

HĐND TP. Hà Nội đã không chấp thuận đề xuất lấy tiền ngân sách của thành phố bù tiền chênh vì phải mua nước giá cao của Nhà máy nước mặt sông Đuống vì không đủ các yếu tố theo quy định để xem xét.

HĐND Hà Nội bác bù 200 tỷ mua nước sông Đuống
Như đã phản ánh, do giá nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống bán buôn cho các công ty bán lẻ cao hơn giá bán đến từng hộ dân nên liên ngành gồm Sở Xây dựng, Sở Tài Chính cùng 2 Công ty gồm Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội và Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố lấy ngân sách bù vào khoản tiền thiếu hụt này để tránh nguy cơ thua lỗ.
Theo tính toán, nếu áp dụng mua nước theo mức giá mà phía UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt cho Nhà máy nước mặt sông Đuống thì trong năm 2019 sẽ phải bù thêm gần 200 tỷ đồng cho các công ty bán lẻ. Riêng những năm tiếp theo sẽ căn cứ theo mức giá nước của đơn vị bán buôn, mức giá bán lẻ nhưng vẫn theo chiều hướng phải bù số tiền cả trăm tỷ đồng…
Trước đề xuất của Liên ngành, sau khi xem xét các yếu tố, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất sẽ lấy tiền từ nguồn ngân sách thành phố để bù vào tiền mua nước từ Nhà máy nước mặt sông Đuống. Theo phân tích thì nếu như không có khoản tiền bù này thì nhiều công ty nước sẽ đối diện nguy cơ phá sản vì phải kinh doanh trong bối cảnh mua buôn nước giá cao rồi bán lẻ với giá thấp.
HDND Ha Noi bac bu 200 ty mua nuoc song Duong
Nhà máy nước mặt sông Đuống nhìn từ trên cao 
Sau khi chấp thuận đề xuất của Liên ngành, UBND TP. Hà Nội đã có đề xuất gửi lên Thường trực HĐND TP. Hà Nội để xem xét việc duyệt chi cho khoản tiền này.
Trao đổi với bà Hồ Vân Nga, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội được biết: UBND TP đã trình đề xuất lên phía Thường trực HĐND để xem xét việc đưa việc bù tiền mua nước vào dự toán chi ngân sách cho năm 2020.
Sau khi nhận được đề xuất này, Thường trực HĐND TP đã chỉ đạo cho Ban Kinh tế Ngân sách nghiên cứu, thẩm duyệt. Phía Ban Kinh tế Ngân sách sau đó đã xem xét các nội dung, yếu tố của đề xuất lấy tiền ngân sách chi vào việc bù tiền mua nước và đối chiếu với các quy định hiện hành. Chúng tôi nhận thấy đề xuất lấy ngân sách bù tiền mua nước của phía UBND TP thiếu các yếu tố cần thiết nên đã không chấp thuận và không đưa vào danh mục các Nghị quyết chi ngân sách để trình Hội đồng Nhân dân TP.
Cũng do không được chấp thuận nên trong danh mục dự toán chi ngân sách của HĐND TP sắp tới không có khoản chi bù tiền mua nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Cụ thể, trong 19 Nghị quyết sẽ được trình và thông qua tại Kỳ họp thứ 11 HĐND TP. Hà Nội khoá XV bắt đầu từ ngày 29/11/2019 tới đây, Nghị quyết số 8 về việc một số nội dung, định mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND TP hoàn toàn không có bất cứ khoản nào liên quan đến việc lấy ngân sách bù tiền mua nước.
Như vậy có thể thấy, đề xuất chi mỗi năm gần 200 tỷ đồng bù tiền mua nước sạch UBND TP. Hà Nội đã không được HĐND thành phố chấp thuận.
HDND Ha Noi bac bu 200 ty mua nuoc song Duong-Hinh-2
 Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội không chấp thuận đề xuất việc đưa tiền bù mua nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống vào dự toán chi
Như đã phản ánh, hiện nay, do Nhà máy nước mặt Sông Đuống chưa được quyết toán chính thức nhưng việc cung cấp nước đang được triển khai thực hiện nên TP. Hà Nội đã chấp thuận mức giá hiệp thương tạm tính là 7.700 đồng/m3 để công ty thực hiện cung cấp nước cho các đơn vị bán lẻ.
Với việc tính giá như thế này, phía Liên ngành phía thành phố Hà Nội đã đề xuất, trong thời gian chưa có giá chính thức trên cơ sở số liệu tổng hợp chi phí lưu thông thì đề nghị UBND thành phố xem xét chấp thuận tạm thời thanh toán cho Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống chi phí thiết yếu cơ bản phát sinh hàng tháng với giá: 8.871,17/m3, tương ứng 86% giá nước của sông Đuống.
Cùng với đó, với giá bán buôn là 7.700 đồng/m3 mà Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đang bán cho các đơn vị lưu thông nước thì số tiền dự kiến phải bù giá năm 2019 sẽ là gần 200 tỷ đồng.
Như vậy, dù là giá tạm tính 7.700 đồng/m3 thì hiện nay TP. Hà Nội vẫn phải bù tới gần 200 tỷ trong năm 2019 và khoản tiền này sẽ được lấy từ ngân sách thành phố...
Giá nước sạch tối đa của Nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính. Mức giá này đã bao gồm tính toán cả phần trả lãi cho khoản vay vốn đầu tư xây dựng của đơn vị chủ đầu tư Nhà máy nước mặt sông Đuống.

Mê đắm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng sông Đuống huyền thoại

(Kiến Thức) - Sông Đuống hay còn gọi sông Thiên Đức là một dòng sông nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong thơ ca, sông Đuống còn là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nguồn nước sông Đuống được dùng để sản xuất nước sạch sinh hoạt.

Mê đắm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng sông Đuống huyền thoại
Me dam ve dep ky vi cua dong song Duong huyen thoai
Là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất Việt Nam, sông Đuống còn có tên gọi khác là sông Thiên Đức với chiều dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. 

Nhà máy nước sông Đuống bị “tuýt còi”... vẫn khánh thành: DN của Shark Liên coi thường pháp luật?

(Kiến Thức) -  Nhà máy nước sông Đuống bị Cục Giám định “tuýt còi” do chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào sử dụng nhưng Tập đoàn AquaOne vẫn khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống. Hành vi như vậy, doanh nghiệp của Shark Liên liệu có coi thường pháp luật?

Nhà máy nước sông Đuống bị “tuýt còi”... vẫn khánh thành: DN của Shark Liên coi thường pháp luật?
Vừa qua, dư luận rất bất ngờ trước thông tin Tập đoàn AquaOne khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống bất chấp những khuyến cáo của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cục Giám định) – Bộ Xây dựng về việc nhà máy này chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào sử dụng.
Dư luận băn khoăn, với hành vi trên doanh nghiệp của Shark Liên có coi thường pháp luật?

2 nữ tướng “chi phối” Nhà máy nước mặt sông Đuống

(Kiến Thức) - Hai nữ đại gia đang "chi phối" Công ty CP nước mặt sông Đuống là bà Đỗ Thị Kim Liên và bà Jareeporn Jarukornsakul (51 tuổi) người Thái Lan. 

2 nữ tướng “chi phối” Nhà máy nước mặt sông Đuống
Những ngày đây, Công ty CP nước mặt sông Đuống trở thành vấn đề "nóng" của dư luận bởi lùm xùm giá nước. Nhà máy nước sông Đuống được coi là nhà máy nước sạch có quy mô lớn nhất Hà Nội và gắn liền với tên tuổi của bà Đỗ Thị Kim Liên.
Bà Đỗ Thị Kim Liên (hay Shark Liên)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.