Hay mà không hay

Ai cũng biết, tụng kinh hay khiến người nghe xúc cảm hồi tâm hướng Phật là một phước báo lớn, công đức vô lượng.

Hay mà không hay
Đã có nhiều người trở thành Phật tử chỉ nhờ nghe qua băng đĩa ghi âm tụng niệm của quý thầy. Thế nhưng không phải bất cứ vị Tỳ-kheo nào tụng niệm hàng ngày cũng đều hay. Thực tế thì ngoại trừ những vị kinh sư có giọng điệu trầm bổng du dương và cung bậc chuẩn xác, đa phần các vị khác thì chỉ tụng niệm bình thường, cốt yếu là thành tâm và rõ ràng.
Vì tụng kinh hay có sức cảm hóa nhiệm mầu, nên có một số vị Tỳ-kheo cũng khổ công rèn giọng điệu và cung bậc cho điêu luyện, xem đó như là phương tiện để hoằng pháp về sau. Dĩ nhiên, hành đạo qua phương diện “âm thanh, sắc tướng” thì người nghe nhìn hay bình phẩm khen chê. Và nếu người tụng niệm thiếu tỉnh giác thì cũng dễ bị tiếng khen chê của người đời chi phối. Đó là chưa kể đến có một số người tụng niệm hay rồi tự mãn, khởi tâm phân biệt so sánh hơn thua, cạnh tranh hay dở, còn người tụng niệm không hay thì lại tự ti, không dám tụng niệm chốn đông người.
Kỳ thực, tụng kinh là để tự mình cũng như giúp người nghe hiểu kinh văn. Nghe hiểu xong rồi thì ứng dụng tu hành, thực thi giáo pháp trong đời sống. Làm được như thế thì mới là người tụng niệm đúng theo bản ý của Phật. Còn nếu tụng niệm rồi dẫn đến cạnh tranh hoặc quá chú trọng đến âm thanh lời tiếng mà lơ là nghĩa lý thì không khéo bị Phật rầy. Lắng nghe Thế Tôn dạy về pháp tụng niệm của Ngài như sau:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ đệ tử Tôn giả Mục-liên và đệ tử Tôn giả A-nan, hai người nói chuyện: - Hai chúng ta đồng thanh tụng kinh xem ai hay hơn!
Lúc ấy, nhiều Tỳ-kheo nghe hai người thảo luận, nghe rồi đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, ngồi một bên. Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn: - Nay có hai người bàn luận: Hai chúng ta cùng tụng kinh xem ai hay!
Bấy giờ, Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo: - Thầy đi gọi hai Tỳ-kheo ấy đến đây! Tỳ-kheo đáp: - Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, đến hai người kia bảo họ: - Thế Tôn gọi hai thầy.
Hai người nghe Tỳ-kheo nói xong, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo hai người: - Các thầy ngu si! Các thầy thực có nói: Chúng ta cùng tụng kinh xem ai hay hơn không?
Hai người đáp: - Ðúng vậy, bạch Thế Tôn!
Thế Tôn bảo: - Các thầy có nghe Ta nói pháp này: Hãy cùng cạnh tranh với nhau chăng? Pháp như thế đâu khác Phạm chí?
Các Tỳ-kheo đáp: - Con chẳng nghe Như Lai nói pháp này.
Thế Tôn bảo: - Ta không thuyết pháp cho Tỳ-kheo tranh hơn thua mà Ta thuyết pháp là muốn có chỗ hàng phục, có giáo hóa. Nếu có Tỳ-kheo lúc thọ pháp, hãy nhớ suy nghĩ pháp bốn duyên, xem ý có tương ưng với Khế kinh, A-tỳ-đàm, Luật không? Nếu tương ưng, hãy nhớ vâng làm.
Bấy giờ Thế Tôn nói kệ: Tụng nhiều việc vô ích/Pháp này chẳng phải hay/Như đi đếm số bò/Chẳng thiết yếu Sa-môn/Nếu tụng tập chút ít/Ðối với pháp thi hành/Pháp này là trên hết/Ðáng gọi pháp Sa-môn/Tuy tụng đến ngàn chương/Không nghĩa, đâu ích gì?/Chẳng bằng tụng một câu/Nghe xong đắc đạo được/Tuy tụng đến ngàn lời/Không nghĩa, đâu ích gì?/Chẳng bằng tụng một nghĩa/Nghe xong đắc đạo được/Dầu tại bãi chiến trường/Thắng ngàn ngàn quân địch/Tự thắng mình tốt hơn/Chiến thắng thật tối thượng.
Thế nên, các Tỳ-kheo! Từ nay về sau chớ nên tranh tụng, có tâm hơn thua.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tăng thượng, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.191)
Nếu tụng niệm mà chú trọng đến hay dở, hơn thua, dẫn đến cạnh tranh thì Thế Tôn gọi đó không khác với ngoại đạo. Hẳn Ngài có thâm ý khi xác quyết mạnh mẽ rằng tụng niệm chẳng phải là pháp thiết yếu của Sa-môn. Theo Thế Tôn, nếu chỉ tụng chút ít thôi mà hiểu rõ nghĩa để thực hành là đã đi đúng hướng. Do đó, tụng kinh hay hoặc không hay chẳng quan trọng là mấy, hiểu nghĩa kinh và ứng dụng thực hành quan trọng hơn.
Cho nên, trong lộ trình tu học và hành đạo, tụng kinh hay cũng tốt mà không hay lắm cũng tốt. Nếu Tỳ-kheo nào có phước báo tụng kinh hay, lại thêm suy tư về ý nghĩa giáo pháp để thực hành thì càng quý báu hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Thế Tôn dạy: “Tuy tụng đến ngàn chương/Không nghĩa, đâu ích gì/Chẳng bằng tụng một câu/Nghe xong đắc đạo được”.

Tụng kinh, hồi hướng, vong linh tử nạn có lợi ích không?

Hồi hướng công đức cầu nguyện siêu thoát cho mọi vong linh, chắc chắn bạn sẽ được phước báo tốt đẹp.

Tụng kinh, hồi hướng, vong linh tử nạn có lợi ích không?
HỎI: Tôi là Phật tử, mỗi tối đều tụng kinh tại nhà, mỗi tháng ăn chay 4 ngày. Tôi có ý định là sau mỗi thời kinh tôi đều hồi hướng công đức cầu siêu cho các vong linh tử nạn (tôi biết được nhờ các phương tiện truyền thông hàng ngày đưa tin) mong họ được sớm siêu thoát. Không biết tôi cầu nguyện và hồi hướng công đức cho những vong linh ấy thì họ có được siêu thoát hay được lợi ích gì không?

Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không?

Vô thường không phải là chủ thuyết bi quan, mà trái lại, nó là chủ thuyết lạc quan. Lý do tại sao? 

Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không?
Bởi vì, mọi vật trên đời này, nhờ vô thường nên chúng luôn luôn đổi mới; Như dòng nước trôi chảy không bao giờ đứng yên một chỗ.

Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không?

Trong gia đình, nếu có người thân qua đời, con cháu cúng cầu siêu trong 49 ngày, niệm Phật mỗi đêm trước bàn Phật. 

Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không?
Nhưng sau 49 ngày, thì còn cầu siêu bằng cách niệm Phật tiếp tục nữa không?

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.