Hành tinh bí ẩn rất nóng, kim loại dày đặc như sao Thủy

(Kiến Thức) - Một hành tinh bí ẩn có nhiệt độ nóng, giàu kim loại, có kích thước tương đương Trái đất và mật độ vật chất tương tự như Sao Thủy tìm thấy nằm cách chúng ta 340 năm ánh sáng.

Hành tinh bí ẩn rất nóng, kim loại dày đặc như sao Thủy
Hành tinh bí ẩn được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học toàn cầu bao gồm Đại học Warwick.
Hành tinh được đặt tên K2-229b, lớn hơn Trái đất 20% nhưng có khối lượng lớn hơn gấp 2,5 lần và đạt đến nhiệt độ trong ngày hơn 2000 ° C (2330 Kelvin).
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Nó được tìm thấy tồn tại rất gần ngôi sao chủ của nó (0,012 AU, khoảng một phần trăm khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời), bản chất là một sao K nhỏ trung bình hoạt động trong vùng Virgo Constellation.
K2-229b có chu kỳ quỹ đạo mỗi mười bốn giờ quanh sao chủ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aix-Marseille ở Pháp, Tiến sĩ David Armstrong và các cộng sự thuộc Nhóm Thiên văn học của Trường đại học Warwick khám phá ra hành tinh này một cách độc lập, cùng với các nhà nghiên cứu tại Đại học Porto.
Sử dụng kính thiên văn K2, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật quang phổ hấp dẫn Doppler để khám phá và mô tả đặc điểm của hành tinh xa xôi này.
Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất vũ trụ
Họ tính toán kích thước, vị trí, khối lượng của K2-229b bằng cách đo vận tốc xuyên tâm của ngôi sao, tìm ra sự dao động của sao sáng trên quỹ đạo, đo lực kéo hấp dẫn từ hành tinh, thay đổi tùy thuộc vào kích thước hành tinh.
Tiến sĩ David Armstrong bình luận: "Sao Thủy nổi bật hơn so với các hành tinh mặt đất khác của Hệ mặt trời, chứa nhiều sắt nhưng không ngờ hành tinh mới có đặc tính tương tự”.
Bản chất kim loại dày đặc của K2-229b có rất nhiều nguồn gốc tiềm năng và một giả thuyết cho rằng bầu khí quyển của nó có thể đã bị xói mòn bởi gió và tia cực tím khi hành tinh này di chuyển gần ngôi sao chủ của nó.

Phát hiện mới có thể thay đổi cách tìm kiếm người ngoài hành tinh

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loài vi khuẩn chỉ cần dựa vào một số chất trong không khí để tồn tại. Đây là một khám phá mang tính đột phá làm thay đổi công cuộc tìm kiếm sự sống khác ngoài trái đất. 

Phát hiện mới có thể thay đổi cách tìm kiếm người ngoài hành tinh
Mời quý độc giả xem video: Tiếng người ngoài hành tinh được học thế nào? (Nguồn: VTC14)
Vi khuẩn Nam cực

NASA tìm thấy hệ hành tinh "song sinh" với hệ mặt trời

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố vừa tìm thấy một hệ hành tinh mới với số hành tinh bằng với hệ mặt trời của chúng ta, Daily Mail đưa tin.

NASA tìm thấy hệ hành tinh "song sinh" với hệ mặt trời
Điều đặc biệt là hệ hành tinh mới không được tìm thấy nhờ vào kính thiên văn hay các nhà khoa học, mà bằng một phần mềm AI trong một dự án đột phá kết hợp giữa Google và NASA.
Phát hiện lần này của NASA cho thấy việc tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ảnh: NASA
 Phát hiện lần này của NASA cho thấy việc tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ảnh: NASA

Bí ẩn những đốm sáng trắng trên bề mặt hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Phát hiện bất ngờ liên quan tới hành tinh lùn Ceres vừa được các nhà khoa học khám phá.

Bí ẩn những đốm sáng trắng trên bề mặt hành tinh lùn Ceres
Tác giả chính của nghiên cứu Nathan Stein, một nhà khoa học hành tinh thuộc Viện công nghệ California ở Pasadena, nói với Space rằng nhiều vết trắng sáng xuất hiện rải rác trên hành tinh lùn Ceres có thể là vết tích của nước biển mặt đóng băng.
Minh chứng cho thấy có thể đang có hoặc từng có một đại dương lỏng nào đó tồn tại bên dưới bề mặt hành tinh Ceres .

Đọc nhiều nhất

Tin mới