Hàng nghìn lính Trung Quốc tập trận nhảy dù áp sát biên giới Ấn Độ

Trung Quốc tổ chức tập trận với hàng nghìn lính dù và lực lượng đặc biệt sát khu vực biên giới, trong bối cảnh 2 bên đang tăng cường lực lượng ở khu vực tranh chấp.

Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa đưa tin, một lữ đoàn đặc biệt từ Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Tạng cùng một lữ đoàn đổ bộ hàng không của quân đội Trung Quốc đã phối hợp tổ chức cuộc tập trận nhảy dù “ở một khu vực xa lạ, ở độ cao hơn 4.000 m”.
CCTV không tiết lộ vị trí và thời điểm diễn ra khóa huấn luyện, song cho biết cho đến nay hơn 300 binh sĩ của lữ đoàn đặc biệt đã thực hiện đổ bộ thành công lên cao nguyên Tây Tạng. Theo đó, khóa huấn luyện sẽ mở rộng lên hơn 1.000 binh sĩ.
Hang nghin linh Trung Quoc tap tran nhay du ap sat bien gioi An Do
CCTV tiếp tục đưa tin về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần biên giới Ấn Độ. (Ảnh: qq.com) 
Ngoài ra, CCTV cho biết khóa huấn luyện nhằm "cải thiện khả năng tấn công đa chiều" của các binh sĩ trên cao nguyên và nâng cao "khả năng chiến đấu tổng thể của quân đội đóng quân ở Tây Tạng".
Báo cáo không đề cập đến cuộc đối đầu quân sự với Ấn Độ hồi tháng 5, song tờ China Military Online, cơ quan thông tin chính thức của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng, cuộc huấn luyện có liên quan đến căng thẳng biên giới với Ấn Độ.
CCTV trước đó cũng đưa tin, vào cuối tháng 8 hàng trăm lính dù và thiết bị hạng nặng đã được máy bay vận tải Xian Y-20 đưa đến cao nguyên trong một cuộc tập trận.
Hôm 29 và 30/8, quân đội Trung Quốc điều xe tăng và binh lính diễu hành dọc đường Kiểm soát thực tế (LAC), nơi Ấn Độ kiểm soát tại khu vực Pangong Tso-Chushul sau khi chiếm nhiều cao điểm chiến thuật.
"Tranh chấp được chỉ đạo từ cấp cao nhất của hệ thống chính trị - quân sự Trung Quốc chứ không phải ngẫu hứng của quân lính quân đội nước này. Nó có thể đi theo quỹ đạo bất kỳ nào. Nhưng nếu Trung Quốc muốn chiến tranh, họ sẽ phải trả giá đắt", quan chức quân đội Ấn Độ bình luận.
Ông này nói thêm quân Trung Quốc sẽ nỗ lực chiếm thêm các cao điểm trong các động thái ăn miếng trả miếng. Tuy nhiên, các chỉ huy Ấn Độ đã được "trao toàn quyền" để phản ứng thích hợp với tình huống.
Trong một diễn biến liên quan, tờ India Times cho biết, theo thông tin chưa được các bên xác nhận, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được tổ chức ở Matxcơva. Trước khi có cuộc gặp song phương sẽ có cuộc gặp ba bên giữa đại diện chủ nhà, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và hai người đồng cấp Trung - Ấn.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.

Động cơ phía sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới Trung - Ấn

Ấn - Trung thường va chạm ở biên giới nhưng chưa từng nổ súng trong hơn 40 năm qua. Cuộc đụng độ mới nhất, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã khiến nhiều người bất ngờ.
 
 

"Chuyện có vẻ rất xấu, rất tệ", nhà phân tích an ninh Vipin Narang nói với BBC về cuộc đụng độ chết người giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh vào tối 15/6.

Cuộc va chạm nghiêm trọng nhất trong gần nửa thế kỷ đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ nói cả hai bên đều chịu thương vong tuy nhiên Trung Quốc chưa xác định thiệt hại bên phía họ.

"Một khi xảy ra thương vong, việc giữ mọi thứ yên ắng trở nên khó khăn với cả hai bên. Giờ đây, áp lực từ công chúng cũng là biến số", tiến sĩ Narang, giảng dạy về an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói.

"Quy mô, phạm vi và sự gia tăng áp lực ở biên giới dường như chưa từng có", ông nhận định.

Dong co phia sau vu dung do dam mau o bien gioi Trung - An
Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều năm đối đầu ở biên giới. Ảnh: Reuters.Leo thang bất thường 

Đọc nhiều nhất

Tin mới