Hằng Nga chưa từng muốn trở thành nữ thần Mặt Trăng?

Điều gì đã khiến Hằng Nga trở thành nữ thần Mặt Trăng của Thần thoại Trung Hoa, tạo nên một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc ngày nay?

Theo thần thoại Trung Hoa, Hằng Nga được cho là chưa từng muốn trở thành nữ thần Mặt trăng. Chồng của Hằng Nga là Hậu Nghệ - một cung thủ điêu luyện. Khi thế giới bị đe dọa bởi hàng loạt các Mặt trời, các vị thần đã nhờ đến Hậu Nghệ để bắn hạ, chỉ để lại một Mặt trời cuối cùng.

Sau khi giải cứu thế giới, Hậu Nghệ muốn sở hữu thuốc trường sinh, loại thuốc giúp người uống trở nên bất tử và trở thành tiên sống trên thiên đình, theo truyền thuyết.

Hang Nga chua tung muon tro thanh nu than Mat Trang?

Nhân vật Hằng Nga từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh Trung Quốc.

Hằng Nga là một phụ nữ sống theo nguyên tắc và hết lòng tận tụy. Cô buộc phải uống loại thuốc này vì nhiều lý do.

Để tôn vinh sự hy sinh và ý thức trách nhiệm của Hằng Nga, người Trung Hoa tổ chức một lễ hội để vinh danh cô và được gọi là Tết Trung thu. Trung thu được tổ chức vào dịp trăng tròn giữa mùa thu, là một trong những ngày lễ nổi tiếng nhất ở khắp châu Á.

Tuy nhiên, có một số bất đồng về lý do Hằng Nga trở thành nữ thần Mặt trăng. Câu chuyện về Hằng Nga có nội dung là một trong những nhiệm vụ kiên quyết phải thực hiện hay mất mát đau lòng và sự chia ly, còn tùy thuộc vào người kể chuyện, theo trang mạng Mythology Source.

Hằng Nga trở thành nữ thần Mặt trăng như thế nào?

Theo thần thoại Trung Hoa, trước khi Mặt trăng xuất hiện thì thế giới có nhiều Mặt trời.

Hi Hòa - nữ thần Mặt trời sinh ra 10 người con, tồn tại dưới dạng những con chim đen và sống trong một cây dâu tằm ở rìa phía đông của thế giới.

Mỗi ngày, Hi Hòa đưa một trong những người con trai lên cỗ xe để bay khắp bầu trời. Chín con chim khác ở trong tổ để đảm bảo chỉ có một Mặt trời xuất hiện mỗi ngày.

Trải qua nhiều ngày, những con chim ngày càng trở nên khó kiểm soát. Chúng bất tuân lệnh Hi Hòa, đều bay khỏi tổ cùng lúc.

Ánh nắng và nhiệt độ cao của 10 Mặt trời thiêu đốt vạn vật trên Trái đất, gây ra cháy rừng, hạn hán. Cây cỏ, động vật dần biến mất.

Hang Nga chua tung muon tro thanh nu than Mat Trang?-Hinh-2

Nhân vật Hằng Nga trong bộ phim Bảo Liên Đăng tiền truyện của Trung Quốc.

Cha của 10 Mặt trời, thần nông nghiệp Đế Tuấn kêu gọi các con quay về nhưng không được. Không còn cách nào khác, Đế Tuấn nhờ cậy Hậu Nghệ dù không muốn thấy các con phải chết. Nhưng nếu không làm như vậy, thế giới sớm muộn sẽ bị hủy diệt.

Hậu Nghệ bắn hạ từng Mặt trời một, cho đến khi còn lại một Mặt trời cuối cùng. Nữ thần Hi Hòa cầu xin giữ lại một Mặt trời và đó là Mặt trời duy nhất trên thế giới ngày nay.

Hậu Nghệ được coi là anh hùng và theo một phiên bản truyền thuyết, được người hạ giới phong làm vua. Nhưng vị vua này sớm muộn cũng trở nên tàn bạo và độc đoán.

Hằng Nga rất yêu chồng nhưng nhận ra chồng mình ngày càng trở thành bạo chúa. Khi phát hiện Hậu Nghệ muốn tìm thuốc trường sinh, Hằng Nga đã quyết tâm ngăn cản.

Cuối cùng, Hằng Nga đánh cắp thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ tìm được để trở thành nữ thần. Cô hành động không vì bản thân mà vì muốn bảo vệ thế giới.

Hậu Nghệ tức giận, truy tìm vợ khắp nơi. Hằng Nga bay lên trời và ở đó để né tránh, trở thành nữ thần Mặt trăng. Về phần Hậu Nghệ, nhân vật này sau đó qua đời trong cơn tức giận không nguôi.

Phiên bản khác của câu chuyện

Một phiên bản khác cho rằng, Hằng Nga có động cơ khác để trở thành nữ thần Mặt trăng, theo Mythology Source. Trong câu chuyện này, Hậu Nghệ nhận được thuốc trường sinh là phần thưởng vì đã giải cứu thế giới.

Nhưng không bỏ lại người vợ yêu dấu, Hậu Nghệ quyết định để dành thuốc trường sinh cho đến khi về già.

Hậu Nghệ đưa thuốc cho Hằng Nga giữ. Tuy nhiên, nhiều người khác sau đó đã biết về bí mật này.

Một ngày nọ, khi Hậu Nghệ đi săn, một đệ tử đã lẻn vào nhằm đánh cắp thuốc trường sinh. Hằng Nga không còn cách nào khác đành tự mình uống thuốc trường sinh để ngăn người khác giành được.

Hang Nga chua tung muon tro thanh nu than Mat Trang?-Hinh-3

Hằng Nga và Hậu Nghệ bị chia lìa trong bộ phim truyền hình "Thường Nga Bôn Nguyệt" của Trung Quốc.

Hằng Nga sau đó trở thành tiên, sống trên thiên đình. Khi được chọn nơi ở, Hằng Nga chọn Mặt trăng để mỗi ngày có thể ở trên cao dõi theo chồng mình.

Khi Hậu Nghệ trở về nhà, anh rất đau lòng vì mất vợ. Hậu Nghệ thương tiếc vợ trong suốt phần đời còn lại. Nhưng Hậu Nghệ biết Hằng Nga trên thiên đình luôn dõi theo mình, nên đã chọn loại bánh và trái cây mà cô thích để khi cô nhìn xuống từ Mặt trăng, vẫn biết rằng anh luôn dành tình yêu cho cô.

Hành động này của Hậu Nghệ được cho là hình thành nên Tết Trung thu ở Trung Hoa.

Bánh trung thu và các loại bánh ngọt khác là một phần quan trọng trong truyền thống của lễ hội ở Trung Quốc. Chúng được cho là được Hằng Nga ban phước lành và mang lại vẻ đẹp cũng như sự thịnh vượng cho những ai ăn vào dịp trung thu.

Cách lý giải theo góc nhìn hiện đại
Hang Nga chua tung muon tro thanh nu than Mat Trang?-Hinh-4

Lễ hội Trung thu ở Trung Quốc gắn liền với câu chuyện về Hằng Nga.

Theo Mythology Source, câu chuyện thứ hai dường như là phiên bản cải biên để phù hợp hơn với lễ hội trung thu ngày nay ở Trung Quốc. Nhưng trong cả hai phiên bản, Hằng Nga đều đã chấp nhận hi sinh bản thân vì lợi ích lớn lao, không vì muốn trở thành thần tiên.

Lễ Trung thu được tổ chức trên khắp châu Á, ban đầu là một lễ hội thu hoạch, đây là thời điểm để cảm ơn và họp mặt gia đình.

Ngày nay, lễ hội được biết đến với màn trình diễn thức ăn, đèn lồng đầy màu sắc và các trò chơi. Để vinh danh Hằng Nga, lễ hội cũng mang màu sắc tình yêu.

Tết Trung thu ở Trung Quốc được coi là thời điểm lý tưởng để tìm bạn đời. Những cô gái trẻ cầu nguyện Hằng Nga với hy vọng rằng nữ thần sẽ giúp họ tìm được một nửa mà họ yêu, tương tự như tình yêu của Hằng Nga với Hậu Nghệ.

Sự bất tử khiến Tần Thủy Hoàng làm hàng loạt việc điên rồ

Có rất nhiều huyền thoại xung quanh Tần Thủy Hoàng, nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng (259 TCN –210 TCN) là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN. Trong truyền thống chép sử của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua tàn bạo. Tuy nhiên, theo các sử gia ngày nay Tần Thủy Hoàng là 1 trong những nhân vật ngoại hạng mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy 15 năm nhưng đã giúp Trung Hoa thống nhất về mọi mặt, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Và Tần Thủy Hoàng, còn ngoại hạng… trong cả nỗi sợ hãi cái chết của chính ông.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro
Cung điện của Tần Thủy Hoàng có rất nhiều đường hầm và lối đi ngầm để vị Hoàng đế này tránh xa những linh hồn xấu xa reo rắc cái chết

Xây đường hầm và lối đi ngầm trong cung điện để tránh xa cái chết

Sau khi thoát chết khỏi vụ ám sát của Trương Lương, Tần Thủy Hoàng ngừng hoàn toàn việc rời thành vi hành. Thay vào đó, ông cho xây dựng một hệ thống đường hầm với nhiều lối đi ngầm trong cung điện của mình và chỉ di chuyển trong thành qua hệ thống này. Sử liệu ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng thậm chí còn xây dựng một cung điện dưới lòng đất, với kết cấu kiến trúc tương tự và diện tích bằng 1/3 Hoàng cung thật trên mặt đất.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro-Hinh-2
Thuốc trường sinh chế từ thủy ngân không đem lại cho Tần Thủy Hoàng sự bất tử mà "giúp" ông chết nhanh hơn

Nhưng thủy ngân, vượt lên trên những tính năng được coi là hữu ích của nó, là một chất kịch độc. Và việc Tần Thủy Hoàng, trong sự ám ảnh về bất tử, đã dùng quá nhiều thủy ngân, trong nhiều năm dài, chính là nguyên nhân số 1 dẫn tới cái chết của ông, khi mới chỉ ở tuổi 49.

Cử 6000 nghìn đồng nam trinh nữ tìm núi Bồng Lai để mưu cầu sự bất tử

Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng ám ảnh tột cùng bởi cái chết và ông đã thực hiện rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh. Một trong số đó là việc Tần Thủy Hoàng cấp cho thủ hạ Từ Phúc một con tàu chở 6000 đồng nam và trinh nữ để đi tìm núi Bồng Lai trong truyền thuyết.

Quyết định này khởi đi từ một… giấc mơ của Tần Thủy Hoàng. Trong mơ, Tần Thủy Hoàng từng gặp An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi. Người này nói với Tần Thủy Hoàng rằng, hãy đến tìm ông ở núi Bồng Lai, tại đó ông sẽ cho Hoàng đế thuốc trường sinh bất lão.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro-Hinh-3
Con thuyền lớn với 6000 đồng nam trinh nữ đi tìm núi Bồng Lai của Tần Thủy Hoàng

Theo Sơn Hải kinh, núi Bồng Lai nằm trên một hòn đảo ở rìa phía đông của Bột Hải, cùng với 4 đảo khác trên đó các vị tiên sống, gọi là Phương Trượng, Doanh Châu, Đại Dư và Viên Kiều. Mặc dù thành phố Bồng Lai nằm ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng việc nó có phải là nơi thực tế được miêu tả trong các truyền thuyết hay không vẫn là điều chưa rõ.

Dĩ nhiên, con tàu với 6000 đồng nam trinh nữ mà Tần Thủy Hoàng cử đi không bao giờ quay lại.

Không lập thái tử nối ngôi khiến nhà Tần sớm sụp đổ

Tần Thủy Hoàng không lên kế hoạch cho cái chết của mình. Thậm chí ông ta không thích nghĩ và cấm bất kì ai nói về nó trước mặt mình. Và vì mặc định mình sẽ bất tử nên Tần Thủy Hoàng cảm thấy việc lập thái tử hay chuẩn bị người nối ngôi là không cần thiết.

Và chính việc Tần Thủy Hoàng không chuẩn bị di chỉ về việc ai trong số các con trai của mình sẽ lên ngôi sau khi ông chết đã khiến nhà Tần sớm rơi vào hỗn loạn. Theo lệ, con trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô sẽ là hoàng đế nối ngôi. Tuy nhiên, Tể tướng Lý tư và Hoạn quan đại thần Triệu Cao vì hiềm khích trong quá khứ với Phù Tô đã âm mưu phá hủy bức thư mà Tần Thủy Hoàng trước khi chết lệnh gửi cho con trưởng.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro-Hinh-4
Luôn tin là mình bất tử khiến Tần Thủy Hoàng không chuẩn bị người nối ngôi, khiến sau khi ông băng hà nhà Tần sớm sụp đổ

Lý Tư và Triệu Cao sau đó lập ra một chiếu giả và một thư giả. Chiếu giả ghi rằng Tần Thủy Hoàng lệnh lập con thứ Hồ Hợi làm Hoàng đế nối dõi còn thư giả bịa ra chuyện Phù Tô và thân tướng Mộng Điềm có ý định làm phản, buộc phải chết. Âm mưu này được thực hiện thành công, Phù Tô bị ép dùng thuốc độc chết, còn Hồ Hợi lên ngôi lấy hiệu Tần Nhị Thế

Tần Thủy Hoàng khi lên ngôi từng tuyên bố về một triều đại Tần thống trị Trung Quốc trong 10 thiên niên kỉ. Nhưng sau khi ông băng hà, triều đại mà Tần Thủy Hoàng tốn bao công sư xây dựng đã sụp đổ bởi hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nổi dậy, chỉ trong 3 năm.

Chiếu tia X xác ướp thiếu nữ 550 năm tuổi, chuyên gia sửng sốt vì...

Tuổi thọ của con người là có hạn, với sự cải thiện của điều kiện y tế và vệ sinh, con người có cơ sở tốt hơn để sinh tồn, so với thời cổ đại, tuổi trung bình đã tăng lên, nhưng mong muốn trường thọ đã có từ lâu.

Trên thực tế, việc theo đuổi trường sinh vẫn bị ám ảnh bởi thế giới con người, bởi vì cái chết là một chủ đề nặng nề, đại diện cho một lời từ biệt với thế giới, đối với những con người sắp trải qua cái chết, nó chứa đầy những điều chưa biết và nỗi sợ hãi, nhưng cái chết là tất yếu, con người khó thoát. Khác với người xưa đi tìm thuốc trường sinh để kéo dài tuổi thọ, nghiên cứu của các nhà khoa học về cái gọi là trường thọ đều dựa trên cơ sở sinh học, điều này chứng tỏ ngay cả ở thời hiện đại với công nghệ khá tiên tiến, con người vẫn rất quan tâm đến chủ đề trường thọ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới