Sự bất tử khiến Tần Thủy Hoàng làm hàng loạt việc điên rồ

Có rất nhiều huyền thoại xung quanh Tần Thủy Hoàng, nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Sự bất tử khiến Tần Thủy Hoàng làm hàng loạt việc điên rồ

Tần Thủy Hoàng (259 TCN –210 TCN) là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN. Trong truyền thống chép sử của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua tàn bạo. Tuy nhiên, theo các sử gia ngày nay Tần Thủy Hoàng là 1 trong những nhân vật ngoại hạng mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy 15 năm nhưng đã giúp Trung Hoa thống nhất về mọi mặt, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Và Tần Thủy Hoàng, còn ngoại hạng… trong cả nỗi sợ hãi cái chết của chính ông.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro
Cung điện của Tần Thủy Hoàng có rất nhiều đường hầm và lối đi ngầm để vị Hoàng đế này tránh xa những linh hồn xấu xa reo rắc cái chết

Xây đường hầm và lối đi ngầm trong cung điện để tránh xa cái chết

Sau khi thoát chết khỏi vụ ám sát của Trương Lương, Tần Thủy Hoàng ngừng hoàn toàn việc rời thành vi hành. Thay vào đó, ông cho xây dựng một hệ thống đường hầm với nhiều lối đi ngầm trong cung điện của mình và chỉ di chuyển trong thành qua hệ thống này. Sử liệu ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng thậm chí còn xây dựng một cung điện dưới lòng đất, với kết cấu kiến trúc tương tự và diện tích bằng 1/3 Hoàng cung thật trên mặt đất.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro-Hinh-2
Thuốc trường sinh chế từ thủy ngân không đem lại cho Tần Thủy Hoàng sự bất tử mà "giúp" ông chết nhanh hơn

Nhưng thủy ngân, vượt lên trên những tính năng được coi là hữu ích của nó, là một chất kịch độc. Và việc Tần Thủy Hoàng, trong sự ám ảnh về bất tử, đã dùng quá nhiều thủy ngân, trong nhiều năm dài, chính là nguyên nhân số 1 dẫn tới cái chết của ông, khi mới chỉ ở tuổi 49.

Cử 6000 nghìn đồng nam trinh nữ tìm núi Bồng Lai để mưu cầu sự bất tử

Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng ám ảnh tột cùng bởi cái chết và ông đã thực hiện rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh. Một trong số đó là việc Tần Thủy Hoàng cấp cho thủ hạ Từ Phúc một con tàu chở 6000 đồng nam và trinh nữ để đi tìm núi Bồng Lai trong truyền thuyết.

Quyết định này khởi đi từ một… giấc mơ của Tần Thủy Hoàng. Trong mơ, Tần Thủy Hoàng từng gặp An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi. Người này nói với Tần Thủy Hoàng rằng, hãy đến tìm ông ở núi Bồng Lai, tại đó ông sẽ cho Hoàng đế thuốc trường sinh bất lão.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro-Hinh-3
Con thuyền lớn với 6000 đồng nam trinh nữ đi tìm núi Bồng Lai của Tần Thủy Hoàng

Theo Sơn Hải kinh, núi Bồng Lai nằm trên một hòn đảo ở rìa phía đông của Bột Hải, cùng với 4 đảo khác trên đó các vị tiên sống, gọi là Phương Trượng, Doanh Châu, Đại Dư và Viên Kiều. Mặc dù thành phố Bồng Lai nằm ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng việc nó có phải là nơi thực tế được miêu tả trong các truyền thuyết hay không vẫn là điều chưa rõ.

Dĩ nhiên, con tàu với 6000 đồng nam trinh nữ mà Tần Thủy Hoàng cử đi không bao giờ quay lại.

Không lập thái tử nối ngôi khiến nhà Tần sớm sụp đổ

Tần Thủy Hoàng không lên kế hoạch cho cái chết của mình. Thậm chí ông ta không thích nghĩ và cấm bất kì ai nói về nó trước mặt mình. Và vì mặc định mình sẽ bất tử nên Tần Thủy Hoàng cảm thấy việc lập thái tử hay chuẩn bị người nối ngôi là không cần thiết.

Và chính việc Tần Thủy Hoàng không chuẩn bị di chỉ về việc ai trong số các con trai của mình sẽ lên ngôi sau khi ông chết đã khiến nhà Tần sớm rơi vào hỗn loạn. Theo lệ, con trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô sẽ là hoàng đế nối ngôi. Tuy nhiên, Tể tướng Lý tư và Hoạn quan đại thần Triệu Cao vì hiềm khích trong quá khứ với Phù Tô đã âm mưu phá hủy bức thư mà Tần Thủy Hoàng trước khi chết lệnh gửi cho con trưởng.

Su bat tu khien Tan Thuy Hoang lam hang loat viec dien ro-Hinh-4
Luôn tin là mình bất tử khiến Tần Thủy Hoàng không chuẩn bị người nối ngôi, khiến sau khi ông băng hà nhà Tần sớm sụp đổ

Lý Tư và Triệu Cao sau đó lập ra một chiếu giả và một thư giả. Chiếu giả ghi rằng Tần Thủy Hoàng lệnh lập con thứ Hồ Hợi làm Hoàng đế nối dõi còn thư giả bịa ra chuyện Phù Tô và thân tướng Mộng Điềm có ý định làm phản, buộc phải chết. Âm mưu này được thực hiện thành công, Phù Tô bị ép dùng thuốc độc chết, còn Hồ Hợi lên ngôi lấy hiệu Tần Nhị Thế

Tần Thủy Hoàng khi lên ngôi từng tuyên bố về một triều đại Tần thống trị Trung Quốc trong 10 thiên niên kỉ. Nhưng sau khi ông băng hà, triều đại mà Tần Thủy Hoàng tốn bao công sư xây dựng đã sụp đổ bởi hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nổi dậy, chỉ trong 3 năm.

Ba Hoàng đế Trung Quốc đam mê du lịch: Càn Long có phải số 1?

Người bình thường sẽ nghĩ đến Càn Long, bởi vì ông có lịch sử vui chơi giải trí phong phú có tiếng. Nhưng nếu so với các Hoàng đế vì thỏa thích trải nghiệm du ngoạn mà băng hà trên đường thì Càn Long vẫn chỉ là "tay mơ".

Ba Hoàng đế Trung Quốc đam mê du lịch: Càn Long có phải số 1?
Ba Hoang de Trung Quoc dam me du lich: Can Long co phai so 1?
1. Tống Chân Tông (968-1022), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 997 đến năm 1022, tổng cộng 25 năm. 

Vì sao hơn 80 kẻ trộm vùi xác trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo một số nhà nghiên cứu, hơn 80 kẻ trộm đã tìm cách lẻn vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng để đánh cắp vàng bạc, châu báu. Thế nhưng, tất cả đều vùi xác trong mộ cổ này. Vì sao lại vậy?

Vì sao hơn 80 kẻ trộm vùi xác trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Vi sao hon 80 ke trom vui xac trong lang mo Tan Thuy Hoang?
Vào năm 1974, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tìm thấy ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo đó, các chuyên gia đã tiến hành các cuộc khai quật nhằm giải mã những bí ẩn về nơi yên nghỉ của hoàng đế nổi tiếng lịch sử này.  

Vì sao bạo chúa Tần Thủy Hoàng luôn xưng hô là "Trẫm"?

Theo các nhà nghiên cứu, cách xưng hô "Trẫm" được Tần Thủy Hoàng sử dụng với ý nghĩa sâu sa. Về sau, nhiều hoàng đế của các triều đại sau học theo Tần Thủy Hoàng và sử dụng từ tự xưng này.

Vì sao bạo chúa Tần Thủy Hoàng luôn xưng hô là "Trẫm"?
Vi sao bao chua Tan Thuy Hoang luon xung ho la
Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên), tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần. Ông là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến quốc vào năm 221 trước Công nguyên. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới