Hàng mác Nhật, Hàn gốc Tàu đổ bộ Việt Nam: Bán 2 USD, thu ngàn tỷ

Bán những món đồ bắt mắt, nhỏ nhắn với giá vài chục nghìn, nhưng các chuỗi bán lẻ “kiểu mới” gắn mác Nhật, Hàn gốc Tàu có thể thu lợi hàng tỷ đồng.

Hàng mác Nhật, Hàn gốc Tàu đổ bộ Việt Nam: Bán 2 USD, thu ngàn tỷ
Xuất xứ Trung Quốc
Mới đây, bà Dương Thanh Tâm, CEO của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Mini Số Việt Nam (Miniso) xác nhận đã chính thức rời ghế điều hành từ tháng 6/2018.
Miniso gia nhập thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu bởi Tập đoàn Lê Bảo Minh, hiện đang phân phối độc quyền thương hiệu Canon, từ tháng 9/2016.
Sau khi người Việt rút đi, người Trung Quốc sẽ đảm nhiệm chiếc ghế này. Nhưng trước đó, trên thị trường đã đồn đoán rằng, trong khoảng thời gian qua, nhà đầu tư Trung Quốc đã tiếp quản dần là người đứng đằng sau các hoạt động của Miniso.
Ra đời năm 2013 tại Nhật Bản, Miniso là mô hình bán lẻ theo chuỗi, bao gồm đồ gia dụng, thời trang, chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm, thành lập bởi một người Trung Quốc (vai trò điều hành và có trụ sở tại Quảng Châu) và một người Nhật Bản (vai trò thiết kế).
Miniso đứng trước hàng loạt nghi vấn về xuất xứ hàng hóa
  Miniso đứng trước hàng loạt nghi vấn về xuất xứ hàng hóa
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, Miniso đứng trước hàng loạt nghi vấn về xuất xứ thực sự của chuỗi bán lẻ này. Tại Việt Nam, nhãn mác hàng hóa của Miniso được thể hiện bằng tiếng Nhật, nhưng hầu hết đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngoài Miniso, mới đây còn thêm vụ việc Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng lên tiếng (Bộ Công Thương) về trường hợp của Mumuso, một mô hình tương tự như Miniso nhưng được quảng bá xuất xứ từ Hàn Quốc.
Sau khi kiểm tra hàng mác Nhật tại Mumuso, cơ quan này kết luận có 99,3% hàng hóa được sản xuất từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng nói là chuỗi bán lẻ này sử dụng nhiều “chiêu trò” khiến khách hàng nhầm lẫn về xuất xứ hàng hóa. Ciệc ghi nhãn hàng hóa cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Mumuso còn có dấu hiệu vi phạm một loạt quy định khác.
Bủa vây người Việt
Trong 2 năm gần đây, mô hình kinh doanh bán lẻ chuỗi cửa hàng tiện lợi như thế này bỗng bùng phát ở Việt Nam, trong đó Miniso được cho là đơn vị nổi trội, với hơn 40 cửa hàng tính đến hiện tại.
Sản phẩm được thiết kế bắt mắt, đa dạng, đi kèm mức giá thấp khiến người tiêu dùng tự “móc túi” cho dù không có nhu cầu sử dụng. Đối tượng khách hàng mà các cửa hàng nhắm đến là người tiêu dùng trẻ, dễ bị thu hút bởi đủ mọi mặt hàng từ đồ trang trí, nội thất, trang sức, quần áo, mỹ phẩm, các thiết bị điện tử hay thiết bị gia dụng, chăm sóc sức khỏe.
Mỗi cửa hàng có diện tích nhỏ, khoảng 150-200m2, phân bổ ở các khu vực đông dân cư ở các đô thị lớn. Số lượng cửa hàng tăng nhanh chính là nhờ mô hình nhượng quyền, tức nhà đầu tư bỏ một số vốn cho chủ thương hiệu, rồi mở cửa hàng, lấy hàng hóa với mức giá đặc biệt ưu đãi và bán thu lợi.
Thực tế ở Việt Nam trước đó có Daiso với mô hình cửa hàng đồng giá 40.000 đồng mỗi món, vào từ sớm nhưng không thành công. Trong khi ngày nay thì số thương hiệu dạng này đếm không xuể, như Miniso, Mumuso, Yoyoso, Ilahui, Minigood, Hachi Hachi,…
Nếu như trên thế giới, Miniso có doanh thu đến cả tỷ USD thì đóng góp từ 40 cửa hàng nhượng quyền ở Việt Nam cũng không hề nhỏ.
Có lẽ việc kiếm tiền dễ dàng từ thị trường Việt Nam của Miniso khiến các chủ thương hiệu khác cũng nhảy vào, nhưng rõ ràng, khi thị trường mở rộng nhanh thì dẫn đến chỗ xuất hiện các yếu tố cạnh tranh không lành mạnh.
Trong khi Miniso tự định vị là “thương hiệu được thiết kế bởi Nhật Bản” thì Mumuso tự quảng cáo là “thương hiệu bán lẻ mang phong cách Hàn Quốc”, Minigood cũng tương tự, Daiso thì dán khẩu hiệu “tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản”.
Việc các thương hiệu trên đồng loạt đẩy mạnh quảng cáo hàng hóa được thiết kế theo phong cách Nhật Bản và Hàn Quốc khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Khách hàng cũng “hoa mắt” vì ma trận sản phẩm và thông tin trên sản phẩm, đủ loại chữ tiếng Anh, tiếng Nhật hay Hàn.
Chính bản thân các thương hiệu này cũng tự bắt chước phong cách và hình ảnh lẫn nhau. Thậm chí, từ các loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm hay cửa hàng cũng tương tự nhau, chỉ khác mỗi cái tên. Trong khi đó, logo của Miniso trước đó cũng bị cho là bắt chước hình ảnh của Uniqlo (hãng bán lẻ thời trang nổi tiếng của Nhật Bản).
Theo các chuyên gia, với vai trò là đại công xưởng của thế giới, hàng hóa phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc cũng không hẳn là vấn đề. Mức giá rẻ, đẹp, khách hàng nếu thích thì có thể mua hoặc không, nhưng vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo sai sự thật và lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng vào ấn tượng về Nhật bản, Hàn Quốc là khó chấp nhận.

Kỳ lạ chợ trên đĩa một giá giữa Sài Gòn

Chợ này có một nét đặc biệt là các mặt hàng được bày trên từng đĩa một, và với một giá duy nhất.

Kỳ lạ chợ trên đĩa một giá giữa Sài Gòn
Với hàng trăm các mặt hàng khác nhau trong đó chủ yếu là thực phẩm, nhìn bề ngoài khu chợ ven quốc lộ ở phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) cũng bình thường như bao khu chợ khác. Tuy nhiên, với những người dân trong vùng, chợ này có một nét đặc biệt là các mặt hàng được bày trên từng đĩa một, và với một giá duy nhất. Khách hàng, đa phần là chị em công nhân trong khu công nghiệp ở gần đó khi mua đều không cần cân đong, ngã giá vì tất cả đều như nhau khiến cả người bán lẫn người mua đều rất hài lòng, không lo bị chặt chém.

Chân dung ngành bán lẻ qua thất bại của Parkson

Chuyện thương hiệu bán lẻ danh tiếng Parkson tuyên bố đóng cửa trung tâm thương mại thứ tư (Parkson Flemington, quận 11, TPHCM) tại Việt Nam vào cuối tháng qua đã đặt ra nhiều câu hỏi cho tương lai của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Chân dung ngành bán lẻ qua thất bại của Parkson
Một trung tâm mua sắm tại TPHCM.
 Một trung tâm mua sắm tại TPHCM.
Bách hóa tổng hợp đã “lỗi thời”

Chỉ bán đồ đồng giá 33.000/sp, Flying Tiger kiếm được 10.800 tỷ đồng/năm

Tính đến nay, Flying Tiger đã có 630 cửa hàng trên toàn cầu.

Chỉ bán đồ đồng giá 33.000/sp, Flying Tiger kiếm được 10.800 tỷ đồng/năm
Flying Tiger là một thương hiệu đồ đồng giá thuộc sở hữu của Lennart Lajboschitz, nhà sáng lập người Do Thái. Thương hiệu ra đời vào mùa hè năm 1995. Ban đầu, do có quá nhiều chủng loại hàng hóa nên Lennart không thể nhớ hết toàn bộ giá. Ông liền quyết định niêm yết đồng giá 33.000 đồng cho toàn bộ sản phẩm. Ông không thể ngờ rằng hành động này đã đem lại thành công rực rỡ trong tương lai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.