Hàng loạt khe hở trong giá nước sạch

Theo các chuyên gia, quy định về suất đầu tư của Bộ Xây dựng còn thiếu, chưa đầy đủ. Không phải cứ công nghệ tiên tiến thì đắt tiền. Bên cạnh đó, giá nước sạch cần minh bạch bởi đây là mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, không phải thứ “xin- cho”.

Hàng loạt khe hở trong giá nước sạch
Hang loat khe ho trong gia nuoc sach
Hồ lắng nhà máy nước Sông Đuống. ảnh: Mạnh Thắng 
Mỗi địa phương một kiểu giá nước
Ngày 28/11/2019, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Tọa đàm về giá nước sinh hoạt tại Hà Nội. Tại đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước (HCTN) Việt Nam cho biết, HCTN có cuộc khảo sát ở 68 địa phương, thấy mỗi nơi có một mức giá nước sinh hoạt khác nhau. Giá trung bình 6.000 - 8.000 đồng/m3. Hãn hữu có địa phương giá nước lên đến 11.000 đồng/m3. Trong mỗi địa phương, giá nước mỗi nhà cung cấp đưa ra cũng khác nhau khiến cho nhiều người dân thắc mắc.
Chia sẻ về việc áp dụng, vận dụng các quy định về giá nước sinh hoạt tại mỗi địa phương hiện nay, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, về mặt pháp lý, quy định pháp luật về định giá (gồm Nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng nước sạch, Thông tư liên tịch số 75 năm 2012 liên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tư 88 của Bộ Tài chính) đã quy định rất chi tiết cụ thể về căn cứ, phương pháp tính giá, quy trình phân cấp định giá…
Theo ông Thỏa, thời gian tới sẽ phải chỉnh sửa các thông tư để phù hợp với tình hình thực tế. Ông Thỏa khẳng định trên thực tế, hầu hết địa phương về cơ bản chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về định giá. Theo Thông tư số 75, quy định hằng năm có biến động cụ thể được ghi trên hóa đơn thì điều chỉnh giá. Tuy nhiên, có những địa phương tính toán, định giá nước theo lộ trình, việc này áp dụng nghị định 117 năm 2007.
Về các mức giá, đại đa số tính mức giá phù hợp, đủ bù đắp được chi phí sản xuất và có lợi nhuận, (tối thiểu 5%). Không phải 100% các địa phương giá nước đều đảm bảo. Có địa phương, giá nước chưa bù đắp được chi phí sản xuất.
Nói về việc mỗi địa phương lại có 1 giá nước, ông Thỏa nêu ra 3 lý do cơ bản: Thứ nhất là vấn đề đầu vào để sản xuất nước sạch có 2 nguồn gồm nước ngầm và nước mặt. Đầu vào khác nhau, kéo theo chi phí xử lý khác nhau, ngay nước mặt tại Hà Nội cũng có chỗ không có phù sa, sông có phù sa thì cần có khu bể lắng để xử lý, nơi có bùn cần có chi phí xử lý bùn.
Thứ hai, trong Nghị định 117, có phương án giá phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn đã có, đi vay ít hay nhiều thì lãi vay cao thấp khác nhau.
Bên cạnh đó, quy định về khấu hao tài sản cũng là yếu tố hình thành nên giá. Tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn dùng được vào sản xuất thì không tính khấu hao tiếp theo vào giá.
Như vậy, ba yếu tố trên đã tạo nên các mức giá khác nhau.
Không để dân gánh những khoản vô lý
Ông Nguyễn Trọng Dương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, quy định về suất đầu tư của Bộ Xây dựng còn thiếu, chưa đầy đủ. Theo ông Dương, không phải cứ công nghệ tiên tiến thì đắt tiền. Công nghệ hiện đại giúp chúng ta hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ như máy biến tần, giúp máy bơm nước đáp ứng nhu cầu mạng lưới, rất tiết kiệm điện. Nếu có định mức về công nghệ hiện đại, cơ quan quản lý giá hoàn toàn kiểm tra được.
Ông Dương cho rằng, cả nước sông Đuống, hay nước sông Đà đều thiếu các công cụ tính giá, các cơ quan quản lý giá ở địa phương rất vất vả để định giá. Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng cho phép đưa chi phí thất thoát nước vào giá thành. Đây là điều rất vô lý, bởi thất thoát nước do kỹ năng quản lý vận hành yếu, đồng hồ đo nước sai số… không thể bắt khách hàng phải chịu.
Đồng quan điểm, ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng thư ký HCTN Việt Nam cho rằng, nên dùng tư vấn độc lập để xác định giá nước, để thấy được, các doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu hoá chất, điện, nhân công. Vì nếu doanh nghiệp tự kê khai thì người dân sẽ không tin tưởng.
Các đơn vị tư vấn độc lập sẽ có thể tính toán được lượng hoá chất mà nhà máy sử dụng, dù nguồn nước tại sông Đuống có ô nhiễm hơn sông Đà như nhiều người nói.
Theo quan điểm của ông Hưng, doanh nghiệp nói rằng quy trình hiện đại sẽ tốn kém, là chưa thật chuẩn vì càng hiện đại thì tiêu thụ điện càng ít. Chưa kể, nếu tự động hoá cao sẽ tiết kiệm nhân lực, chi phí nhân công thấp. Vì thế, việc tăng giá nước sạch sông Đuống gấp đôi nơi khác là chưa rõ lý do.
Ông Hưng cho rằng, đây là ngành kinh doanh phi lợi nhuận không nên để lợi nhuận quá nhiều. “Người dân muốn minh bạch giá dịch vụ, chúng tôi không xin mà mua nước, nên chất lượng phải đảm bảo, tương xứng với dịch vụ. Bởi chất lượng nước không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai thế hệ tiếp theo”, ông Hưng nêu quan điểm.
Nhà máy nước mặt sông Đuống được lãnh đạo TP Hà Nội khẳng định là nhà máy nước hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lãnh đạo Hà Nội cũng nói rằng Aqua One là công ty từng làm nhà máy nước lớn nhất miền Nam tại Long An và “thành phố đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm”.

Nước Sông Đuống - Shark Liên tính giá kiểu gì 10.246 đồng/m3, đắt gấp đôi sông Đà?

(Kiến Thức) - Mức đầu tư của nhà máy nước mặt Sông Đuống gần 5.000 tỷ, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước, khoảng 2.000 đồng/m3 nước.

Nước Sông Đuống - Shark Liên tính giá kiểu gì 10.246 đồng/m3, đắt gấp đôi sông Đà?
Giá nước sông Đuống “mặn chát” vì cõng lãi vay nghìn tỷ
Sự chênh lệch gần gấp đôi của giá nước sạch của nhà máy nước mặt Sông Đuống của Shark Liên so với nhà máy nước sông Đà dù cùng là hai đơn vị cấp nước lớn nhất cho TP Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi sông Đà: Dân vùng nào phải chịu đựng?

(Kiến Thức) - Mức giá 10.246 đồng/m3 nước của công ty nước sạch sông Đuống dù chỉ là mức giá tạm tính nhưng cao hơn gần gấp 3 mức giá nước của các nhà máy nước cung cấp nước cho thành phố Hà Nội đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi sông Đà: Dân vùng nào phải chịu đựng?
Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng với tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng, gồm 2 phân kỳ. Phân kỳ 1 khánh thành vào tháng 10/2018 với công suất 150.000m3/ngày đêm; phân kỳ 2 nâng công suất lên 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho khoảng 3 triệu người – chiếm 1/3 dân số Hà Nội và một số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Từ khi đưa vào vận hành phân kỳ 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đã cung cấp nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm và khu vực phía Nam TP bao gồm: quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Cty Aqua One - Shark Liên làm nhà máy nước sạch Xuân Mai: Dân lại “gánh” lãi vay 1.000 tỷ đồng?

(Kiến Thức) - “Kịch bản” đầu tư Nhà máy nước sạch Xuân Mai tương tự như Nhà máy nước mặt Sông Đuống khi Cty Aqua One - Shark Liên chỉ có 20% số vốn, 80 % số vốn còn lại là đi vay. Liệu người dân có phải "gánh" lãi vay 1.000 tỷ đồng?

Cty Aqua One - Shark Liên làm nhà máy nước sạch Xuân Mai: Dân lại “gánh” lãi vay 1.000 tỷ đồng?
Trong văn bản mới đây trả lời kiến nghị cử trị huyện Ứng Hòa, UBND TP Hà Nội cho biết, hiện đang giao cho công ty Aqua One của Shark Liên triển khai dự án nước sạch Xuân Mai.
Theo đó, Nhà máy nước mặt Xuân Mai là nhà máy có quy mô cấp nước vùng, với công suất: 600.000 m3/ngày đêm; tổng công suất dự kiến: 900.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.255 tỷ đồng, trong đó vốn của nhà đầu tư là 251 tỷ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), còn 1.004 tỷ đồng là vay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.