Cty Aqua One - Shark Liên làm nhà máy nước sạch Xuân Mai: Dân lại “gánh” lãi vay 1.000 tỷ đồng?

(Kiến Thức) - “Kịch bản” đầu tư Nhà máy nước sạch Xuân Mai tương tự như Nhà máy nước mặt Sông Đuống khi Cty Aqua One - Shark Liên chỉ có 20% số vốn, 80 % số vốn còn lại là đi vay. Liệu người dân có phải "gánh" lãi vay 1.000 tỷ đồng?

Cty Aqua One - Shark Liên làm nhà máy nước sạch Xuân Mai: Dân lại “gánh” lãi vay 1.000 tỷ đồng?
Trong văn bản mới đây trả lời kiến nghị cử trị huyện Ứng Hòa, UBND TP Hà Nội cho biết, hiện đang giao cho công ty Aqua One của Shark Liên triển khai dự án nước sạch Xuân Mai.
Theo đó, Nhà máy nước mặt Xuân Mai là nhà máy có quy mô cấp nước vùng, với công suất: 600.000 m3/ngày đêm; tổng công suất dự kiến: 900.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.255 tỷ đồng, trong đó vốn của nhà đầu tư là 251 tỷ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), còn 1.004 tỷ đồng là vay.
Dư luận đặt câu hỏi, liệu người dân các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Oai có phải "gánh" mức giá nước sạch cao cho nhà đầu tư Aqua One trả lãi khoản vay hơn 1.000 tỷ đồng?
Bởi mới đây dư luận đang xôn xao về việc giá nước sạch sông Đuống được TP Hà Nội chấp thuận giá tạm tính là 10.246 đồng/m3.
Cty Aqua One - Shark Lien lam nha may nuoc sach Xuan Mai: Dan lai “ganh” lai vay 1.000 ty dong?
 Ảnh minh họa.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay được tính vào giá nước.
Cụ thể, chi phí lãi vay trong giai đoạn đầu tư được tính vào tổng vốn đầu tư dự án và sau giai đoạn đầu tư được tính vào giá thành nước. Ước tính chi phí lãi vay chiếm khoảng 20% giá thành, tương đương 2.103 đồng/m3; chi phí khấu hao khoảng 2.100 đồng/m3.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, dự án Nhà máy nước mặt Xuân Mai tái diễn “kịch bản” như Nhà máy nước mặt sông Đuống khi vốn Công ty Aqua One - Shark Liên chỉ có 20% và 80% là số vốn đi vay.
Như lời Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà khi nói về giá nước sạch của Nhà máy nước Sông Đuống cho biết, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2.003 đồng mỗi mét khối nước thì người dân lo ngại việc họ sẽ lại “gánh” lãi vay khi sử dụng nước từ Nhà máy nước sạch Xuân Mai cũng là điều dễ hiểu.
Luật sư Hoàng Tùng cho biết, về vấn đề các doanh nghiệp tiến hành vay vốn để thực hiện dự án đầu tư như Công ty Aqua One nên trên là hết sức bình thường. Bởi pháp luật không cấm chủ đầu tư đi vay vốn. Do đó việc công ty Aqua One có đến 80% vốn đầu tư dự án nước sạch Xuân Mai là vốn vay vẫn đúng quy định.
“Việc quyết định giá thành nước sạch là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua (người dân). Gía thành nước sạch do bên nhà máy nước sạch Xuân Mai đưa ra dựa theo sự tính toán của chủ đầu tư thì số tiền lãi hoàn toàn có thể được đưa vào trong giá thành”, Luật sư Hoàng Tùng nêu ý kiến.
Cty Aqua One - Shark Lien lam nha may nuoc sach Xuan Mai: Dan lai “ganh” lai vay 1.000 ty dong?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa.
Tuy nhiên, Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, bản chất của sự mua bán nước sạch là một giao dịch dân sự bình thường, các bên có quyền thương lượng về giá cả. Nên thực tế người dân có quyền yêu cầu thỏa thuận về một mức giá hợp lý.
“Trong trường hợp các bên không thống nhất được mức giá thành hợp lý cho đôi bên thì theo quy định sở Tài chính sẽ đứng ra hiệp thương, thống nhất một mức giá cụ thể sao cho phù hợp”, Luật sư Hoàng Tùng cho hay.
Trước đó, thông tin người dân Hà Nội sử dụng nước của Công ty Nước mặt Sông Đuống phải gánh lãi vay hàng ngàn tỷ đồng khi doanh nghiệp này vay tới 80% trên tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí làm nóng nghị trường Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, dịch vụ cung ứng nước sạch là một loại dịch vụ công, nên việc tăng giá cần có lý giải hợp lý và minh bạch thông tin.
"Người dân chỉ biết rằng mỗi khối nước sạch đạt tiêu chuẩn thì hết bao nhiêu tiền và giá đó không thể cao hơn mặt bằng chung. Mặt bằng chung hiện nay, giá nước sạch chỉ 7.000 đồng/m3, mà Nhà máy Nước mặt Sông Đuống lại tăng thêm hơn 3.000 đồng/m3 là quá cao, phải có giải thích hợp lý để người dân giám sát. Nếu tăng thì phải có lý giải thuyết phục và minh bạch", Đại biểu Sinh nói.
Đồng thời cho rằng, cần cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về giá nước để làm rõ thông tin, cũng như cách tính giá nước hiện nay. Việc này sẽ góp phần tăng cường sự minh bạch, để nhận được sự tin tưởng, đồng thuận của người dân.
Tuy nhiên, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết với dự án xã hội hóa dịch vụ công như Nhà máy Nước mặt Sông Đuống không nằm trong phạm vi Kiểm toán nhà nước. Bởi đây là dự án do tư nhân đầu tư, quản lý và sử dụng, nên thuộc tài sản tư nhân.
Tuy nhiên, hiện tồn tại bất cập trong quản lý nhà nước với loại hình dịch vụ công được xã hội hóa là khi giá thành bán ra cao hơn mặt bằng chung. Tồn tại này là do quá trình đàm phán của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền và nhà đầu tư. Cơ quan quản lý chuyên ngành về nước, cơ quan tài chính - Bộ Tài chính cần tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ.
"Với loại hình dịch vụ công được xã hội hóa như nước sạch, nhà chức trách cần rà soát, quản lý chặt chẽ ngay từ khâu đầu khi triển khai quy hoạch tới khâu cuối là chất lượng sản phẩm, giá thành dịch vụ… Trường hợp nước sạch sông Đuống nếu kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu đã không xảy ra việc giá nước dự án này chênh tới vài ngàn đồng so với mặt bằng giá chung", ông Phớc nói.

Clip Chủ tịch Hà Nội: "Không bù giá nước sạch sông Đuống" - Nguồn VTC 1.

Trả lời ý kiến cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, Thành phố đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai cho liên danh Cty Cổ phần nước Aqua One và Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống triển khai theo quyết định 3845 ngày 24/6/2017.
Nội dung chính của quyết định trên là xây dựng mới hệ thống cấp nước hoàn chỉnh cho 27 xã thuộc huyện Ứng Hòa chưa có hệ thống cấp nước gồm: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Liên Bạt, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.
Để đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân, hiện nay thành phố đã giao Công ty Aqua One triển khai dự án nhà máy nước Xuân Mai. Aqua One là chủ đầu tư nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng công suất đến năm 2030 là 900.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy nước mặt này có diện tích rộng khoảng 52,4 ha, trong đó nhà máy xử lý nước rộng khoảng 45,5 ha, bể chứa nước trung gian khoảng 3,4 ha, công trình thu và trạm bơm rộng khoảng 3,4 ha.
Cũng như Nhà máy nước sạch sông Đà đi vào hoạt động từ năm 2009, Nhà máy nước mặt Xuân Mai cũng sử dụng nguồn nước mặt sông Đà. Dự kiến đây là nhà máy có quy mô cấp nước vùng, với công suất 600.000 m3/ngày đêm.
Tổng mức đầu tư nhà máy và hệ thống cấp nước khoảng 3.040 tỷ đồng, còn tuyến ống truyền tải nước sạch được đầu tư 1.255 tỷ đồng.
Dự án có hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch dài 58km chạy dọc theo QL16 thuộc địa phận Hòa Bình và Hà Nội, cung cấp nước sạch cho quận Hà Đông, một phần quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức…

Tuyên bố “máu mặt” của cá mập Shark Liên nhà máy nước sông Đuống

(Kiến Thức) - Nói về dự án nhà máy nước sông Đuống, Shark Liên khẳng định nhà máy sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi.

Tuyên bố “máu mặt” của cá mập Shark Liên nhà máy nước sông Đuống
Không chỉ là nhà sáng lập của ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ LIAN, vị nữ cá mập chính của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 - Shark Đỗ Liên (tên đầy đủ Đô Thị Kim Liên) còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống.

“Soi” tài chính tập đoàn AquaOne chủ nhà máy nước sông Đuống của Shark Liên

(Kiến Thức) - Mặc dù là một doanh nghiệp không được biết đến nhiều, gần như kín tiếng, song Tập đoàn AquaOne đã và đang đầu tư nhiều dự án lớn với tổng rót vốn “khủng”.

“Soi” tài chính tập đoàn AquaOne chủ nhà máy nước sông Đuống của Shark Liên
Liên quan đến việc Tập đoàn AquaOne khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy nước mặt sông Đuống với vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, công suất 300.000m3/ngày tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, dư luận hiện khá tò mò về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp này, đặc biệt là năng lực tài chính.
“Soi” tai chinh tap doan AquaOne chu nha may nuoc song Duong cua Shark Lien
Chủ tịch Hội đồng Quản trị AquaOne - bà Đỗ Thị Kim Liên. 
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, Tập đoàn Aqua One là một nhóm doanh nghiệp đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhà máy xử lý nước sạch và cung cấp nước sạch có hạt nhân là Công ty cổ phần Nước Aqua One. Vốn điều lệ của AquaOne là 1.000 tỷ đồng.

Bảo hiểm Lian của “cá mập” Shark Liên làm ăn thế nào?

(Kiến Thức) - Sau hơn một tháng ra mắt vào cuối năm 2018, ứng dụng Lian của “cá mập” Shark Liên ghi nhận gần 230.000 người dùng và hơn 15.000 hợp đồng bảo hiểm được bán. Tuy nhiên, năm 2019, mọi thông tin liên quan đến bảo hiểm Lian rất như ít được báo giới viết.

Bảo hiểm Lian của “cá mập” Shark Liên làm ăn thế nào?
Dư luận những ngày qua đặc biệt quan tâm đến thông tin Tập đoàn AquaOne do bà Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là Shark Liên) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, khánh thành nhà máy nước mặt sông Đuống.
Đáng chú ý, Shark Liên bên cạnh việc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn AquaOne, bà còn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nước Xuân Mai - Hòa Bình, Chủ tịch Quỹ Môi trường xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund), và đặc biệt là nhà sáng lập ứng dụng Bảo hiểm Lian.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.