Hàng hóa từ Hải Dương: 5 tỉnh hỗ trợ, Hải Phòng vẫn “tắc”?

Trong 6 tỉnh, thành “láng giềng” với Hải Dương, hiện việc lưu thông hàng hóa từ tỉnh Hải Dương vào thành phố Hải Phòng vẫn còn vướng mắc. Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục có văn bản đề xuất phương án nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Hàng hóa từ Hải Dương: 5 tỉnh hỗ trợ, Hải Phòng vẫn “tắc”?
Hàng hóa từ Hải Dương qua Hải Phòng vẫn “tắc”
Ngày 21/2, UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục có công văn gửi UBND TP Hải Phòng về việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Những ngày qua, Hải Phòng đã hỗ trợ tích cực tỉnh Hải Dương phòng, chống dịch COVID-19, tuy nhiên, việc lưu thông hàng hóa từ tỉnh Hải Dương vào thành phố Hải Phòng vẫn còn vướng mắc.
Do đó, để tạo điều kiện nhanh nhất cho việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ; đặc biệt là nông sản xuất khẩu, hàng hóa đông lạnh của tỉnh Hải Dương vào Hải Phòng, UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản đề nghị UBND phố Hải Phòng thống nhất tạo điều kiện cho việc trung chuyển hàng hóa để giảm bớt các điều kiện, thủ tục, nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch.
Ung xu voi hang hoa tu Hai Duong: 5 tinh ho tro, Hai Phong van “tac”?
Việc lưu thông hàng hóa từ tỉnh Hải Dương vào thành phố Hải Phòng vẫn còn vướng mắc. 
Phương án của Hải Dương đưa ra, các phương tiện chở hàng hóa của Hải Dương (lái xe có giấy xác nhận kết quả âm tính SAR-COV-2 bằng phương pháp PCR của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương) đến tập kết tại khu vực chốt kiểm dịch giáp ranh giữa Hải Dương với Hải Phòng để lại xe và lái xe từ phía Hải Phòng đến điều khiển phương tiện lưu thông vào địa bàn thành phố Hải Phòng. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng xe đầu kéo có thể thực hiện bằng việc đổi đầu kéo và lái xe đi từ tỉnh Hải Dương bằng đầu kéo và lái xe từ thành phố Hải Phòng.
Việc bố trí lái xe, phương tiện và cách thức giao nhận do các doanh nghiệp của Hải Dương và Hải Phòng liên hệ và chịu trách nhiệm.
Trao đổi với PV, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Công thương Hải Dương cho biết, hiện tại hàng nông sản xuất khẩu vẫn chưa thể vào được Hải Phòng. Đối với hàng hóa từ Hải Dương qua Hải Phòng có lúc vào được, lúc không vào được và chưa thành quy luật khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Trước đó, UBND TP Hải Phòng cho biết, để đảm bảo quy định chống dịch COVID-19, từ ngày 16/2, Hải Phòng dừng tiếp nhận công dân, lao động và phương tiện hàng hoá từ Hải Dương.
Ngày 18/2, địa phương này đã điều chỉnh cho phương tiện chở hàng hoá của Hải Dương vào Hải Phòng nhưng phải đảm bảo các quy định chống dịch.
Cụ thể, phương tiện chở hàng hoá sản xuất, xuất khẩu vào Hải Phòng phải có hợp đồng, đơn hàng cụ thể từ nơi sản xuất, nơi giao, nơi nhận và đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch. Lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR và có giấy xác nhận của CDC Hải Dương trong thời gian 3 ngày gần nhất. Đối với lái xe chở hàng hóa từ Hải Phòng vào Hải Dương phải có xác nhận của chủ phương tiện hoặc chính quyền địa phương, khi trở về cách ly tập trung 14 ngày do đơn vị bố trí và phải lấy mẫu xét nghiệm.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi Bộ Công thương ngày 19/2, Sở Công thương Hải Dương cho biết, nhiều địa phương thông tin là tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhưng hầu hết khi đi qua các chốt kiểm soát thì đều hạn chế xe ra vào hàng hóa, nhiều xe hàng phải chờ rất lâu nhưng vẫn buộc phải quay đầu.
Việc này dẫn đến vận chuyển hàng hóa bị ách tắc, nông sản hư hỏng, vật nuôi con giống quá hạn xuất chuồng; nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất không có để công nhân tại các khu công nghiệp làm; hàng xuất khẩu đến hạn phải giao hàng nhưng không đưa được xuống cảng đã gây thiệt hại rất lớn cho người dân, kinh doanh… Các địa phương yêu cầu người lái xe, giao hàng phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 phải âm tính (trong vòng 3 ngày). Tuy nhiên, hiện tại năng lực xét nghiệm PCR tại Hải Dương hạn chế vì phải ưu tiên xét nghiệm cho F1, F2.
5 tỉnh “láng giềng” đã hỗ trợ, tạo điều kiện thông thương hàng hóa
Ông Phạm Thanh Hải - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hải Dương cho biết, đến thời điểm hiện tại, hiện Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho hàng hóa thông thương, Bắc Giang cũng đã thuận lợi hơn. Trong khi đó Hưng Yên thì chặt hơn, Quảng Ninh hiện đã cho lưu thông hàng nông sản.
Mới đây, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, Quảng Ninh không "ngăn sông cấm chợ", hơn nữa còn tạo mọi điều kiện để lưu thông hàng hoá giữa hai địa phương. Theo đó, những xe chở lương thực, thực phẩm, hàng hoá thuộc loại hình xe đặc biệt ưu tiên được phép vào Quảng Ninh. Tuy nhiên, Quảng Ninh yêu cầu trên xe chỉ có duy nhất 1 lái xe, không được có thêm người thứ 2 để tránh tình trạng lợi dụng việc đi kèm người và không kiểm soát được. Xe chở hàng phải có hợp đồng hàng hoá, lịch trình di chuyển cụ thể để lực lượng chức năng kiểm soát.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn mới đây đã ký văn bản hoả tốc ngày 19/2, yêu các chốt kiểm soát tạo điều kiện cho các phương tiện hàng hoá lưu thông qua địa bàn, hoặc vào trong nội tỉnh. Tuy nhiên, Bắc Ninh yêu cầu các chủ hàng chỉ cho phép trên xe có 1 người. Khi vào địa phận Bắc Ninh phải khai báo tế, có giấy tờ hàng hoá đầy đủ, không cần phiếu xét nghiệm âm tính với lái xe chờ hàng từ Hải Dương.
Ông Dương Văn Thái, Bí Thư Tỉnh uỷ Bắc Giang cho biết, địa phương này chia sẻ với lãnh đạo và nhân dân Hải Dương.
“Bắc Giang là tỉnh hàng xóm với Hải Dương. Chúng tôi không cấm xe chở hàng hoá của tỉnh bạn vào địa bàn để cùng nhau thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra. Lái xe chở hàng từ Hải Dương đi vào phải kê khai y tế, mặc đồ bảo hộ phòng dịch, sát khuẩn người, phương tiện và không cần giấy xét nghiệm COVID-19'' – ông Thái nói.
Giải thích về việc chặt chẽ trong kiểm soát hàng hóa từ Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, đối với xe chở hàng hoá của Hải Dương, Hưng Yên mở cửa để lưu thông có điều kiện. Cụ thể, trên xe chỉ có 1 lái xe được trang bị bảo hộ, khử khuẩn, khai báo y tế, hợp đồng đơn hàng. Đồng thời cho biết, ngay từ khi Hải Dương xảy ra dịch cho đến nay, các phương tiện của Hải Dương đi qua trên cao tốc, quốc lộ Hưng Yên không lập chốt kiểm soát.
Bí Thư Tỉnh uỷ Thái Bình - Ngô Đông Hải cho biết, rất chia sẻ tất cả với Hải Dương. “Chúng tôi giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ thực hiện mục tiêu kép, để góp phần vào thực hiện phát triển xã hội chung. Người Hải Dương đã trải qua 3 lần dịch, nhưng đợt dịch lần này lớn quá, Thái Bình sẵn sàng không làm gì để “gây khó” thêm. Sáng 20/2, Thái Bình đã trích 1 tỷ đồng mua khẩu trang N95 đạt chuẩn để gửi tặng Hải Dương trang bị cho lực lượng chống dịch. Giúp bạn chống dịch là cách mà Thái Bình đang phòng dịch từ xa” – ông Hải nói.
Đồng thời, theo ông Ngô Đông Hải, Thái Bình đã chỉ đạo các chốt phải hướng dẫn tận tình, tạo cơ chế thông thoáng cho hàng hoá Hải Dương, không đòi hỏi bất cứ xét nghiệm nào. Chỉ cần người điều khiển khai báo y tế, khử khuẩn phương tiện là được vào Thái Bình.

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển, xuất khẩu nông sản

Ngày 21/2, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương kiểm tra tình hình tiêu thụ nông sản tại các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Gia Lộc.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, công an phối hợp chặt chẽ với các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ nông sản. Sở GTVT tham mưu ngay các cách thức vận chuyển hàng hóa bảo đảm an toàn phòng dịch để Hải Dương thống nhất với TP Hải Phòng, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản. Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo các chốt kiểm soát thực hiện chặt chẽ các quy định phòng chống dịch và có cách thức kiểm tra, tạo thuận lợi cho các phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu, phục vụ sản xuất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ nông dân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ở trong và ngoài tỉnh...

Ông Thăng khẳng định, Hải Dương đang ưu tiên đẩy nhanh việc xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các lái xe của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, nhất là nông sản của cả trong tỉnh và địa phương khác có yêu cầu, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh từ hoạt động vận tải hàng hóa. Trong những ngày tới, tỉnh sẽ tiếp tục đánh giá đúng tình hình dịch ở từng địa phương, khu vực và từng bước thay đổi mức độ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa.

>>> Mời độc giả xem video Từ vùng dịch Covid-19 đến TP.HCM phải khai báo y tế

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Bác tin đồn ca nhiễm ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch tử vong

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương khẳng định thông tin về ca nhiễm ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch tử vong lan truyền trên mạng xã hội là thông tin không chính xác, sai sự thật.

Bác tin đồn ca nhiễm ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch tử vong
Ngày 20/2, mạng xã hội lan truyền thông tin một ca mắc COVID-19 ở Hải Dương tử vong. Theo thông tin được chia sẻ, bệnh nhân này tên N.V.H, sinh năm 1961, làm việc tại một công ty xi măng ở thị xã Kinh Môn.

Hàng hóa bị ách tắc, nông sản hư hỏng, Hải Dương “cầu cứu” Bộ Công thương

Nhiều địa phương thông tin là tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhưng hầu hết khi đi qua các chốt kiểm soát thì đều hạn chế xe ra vào, nhiều xe hàng phải chờ rất lâu nhưng vẫn buộc phải quay đầu.

Hàng hóa bị ách tắc, nông sản hư hỏng, Hải Dương “cầu cứu” Bộ Công thương
Mới đây, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Công thương Hải Dương tiếp tục ký văn bản số 279/SCT-QLTM ngày 19/2gửi Bộ Công Thương về việc tiếp tục kiến nghị các biện pháp để triển khai lưu thông hàng hóa.

Hải Dương kêu gọi cả nước chung tay giúp đỡ diệt “giặc” COVID-19

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương Nguyễn Đức Tuấn vừa gửi thư kêu gọi Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trong cả nước cùng chung tay giúp đỡ Hải Dương phòng chống dịch COVID-19.

Hải Dương kêu gọi cả nước chung tay giúp đỡ diệt “giặc” COVID-19
Nội dung thư nêu rõ, trong những ngày vừa qua, đại dịch COVID-19 biến chủng mới ở Anh đã bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Dịch đã xuất hiện tại 12/12 huyện, thị xã, thành phố, toàn tỉnh đã ghi nhận 591 ca dương tính, số lượng người là F1 phải thực hiện cách ly tập trung là gần 14.000 người.
Hai Duong keu goi ca nuoc chung tay giup do diet “giac” COVID-19
Hải Dương đang phải cùng lúc giải quyết nhiểu khó khăn trong công tác phòng, chống dịch, đòi hỏi nguồn nhân lực, vật lực rất lớn. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.