Hàn Quốc rút bớt quân khỏi biên giới liên Triều

Quân đội Hàn Quốc đang thử nghiệm việc rút quân và trang thiết bị khỏi một số đồn biên phòng trên khu phi quân sự ở biên giới với Triều Tiên.

Hàn Quốc rút bớt quân khỏi biên giới liên Triều
Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 24/7 cho biết kế hoạch rút quân thử nghiệm là một phần trong thỏa thuận đạt được sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4. Trong cuộc họp với Ủy ban Chính sách Quốc phòng của quốc hội, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng họ sẽ xem xét kế hoạch rút quân toàn bộ.
Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở làng Bàn Môn Điếm (thuộc khu phi quân sự) vào ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đồng ý biến khu phi quân sự (DMZ) thành vùng hòa bình đúng nghĩa.
Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra tại DMZ. Ảnh: AP.
 Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra tại DMZ. Ảnh: AP.
“Để thực hiện việc chuyển đổi DMZ thành khu vực hòa bình như đã nêu trong tuyên bố Bàn Môn Điếm, Bộ Quốc phòng đang tìm kiếm một kế hoạch mở rộng chương trình rút quân, sau khi hoàn thành việc thử nghiệm”, Yonhap dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ tìm kiếm chương trình hợp tác chung với Mỹ và Triều Tiên để khai quật các ngôi mộ trong DMZ, một phần trong thỏa thuận sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore hồi tháng 6.
Trong quá trình thử nghiệm, Hàn Quốc sẽ tìm cách phi quân sự khu vực an ninh chung (JSA) ở biên giới, tiến đến giảm nhân sự tại đây và sắp xếp lại vũ khí dựa trên tinh thần của hiệp định đình chiến.
Trong cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định sẽ thúc đẩy kế hoạch chỉ định Đường Giới hạn phía Bắc (NLL), ranh giới hàng hải giữa 2 nước nhưng chỉ có phía Hàn Quốc công nhận, và thiết lập khu vực đánh bắt cá chung.
Kế hoạch này là một phần trong nỗ lực ngăn chặn các vụ đụng độ hàng hải ngoài ý muốn, vốn là một “mắt xích” gây mâu thuẫn trong quan hệ liên Triều. Triều Tiên phủ nhận Đường Giới hạn phía Bắc hiện tại vì cho rằng nó bị chi phối bởi Mỹ sau chiến tranh, gây bất lợi cho Bình Nhưỡng.

Đột nhập nơi sắp diễn ra đối thoại cấp cao Hàn-Triều

(Kiến Thức) - Làng Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ có thể sẽ là nơi diễn ra cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào ngày 9/1 tới.

Đột nhập nơi sắp diễn ra đối thoại cấp cao Hàn-Triều
Trong thông điệp nhân năm mới 2018, ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố "để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Hàn Quốc. Hoan nghênh lời đề nghị này, Seoul đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ. Ảnh: New York Times.
 Trong thông điệp nhân năm mới 2018, ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố "để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Hàn Quốc. Hoan nghênh lời đề nghị này, Seoul đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ. Ảnh: New York Times.
Hiện chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có chấp nhận đề nghị của Seoul về hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 tại làng Bàn Môn Điếm hay không, song đây là nơi từng diễn ra cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên trước đó. Nếu đề xuất của Hàn Quốc được chấp thuận, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Getty Images.
Hiện chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có chấp nhận đề nghị của Seoul về hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 tại làng Bàn Môn Điếm hay không, song đây là nơi từng diễn ra cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên trước đó. Nếu đề xuất của Hàn Quốc được chấp thuận, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Getty Images. 
Trong một động thái tích cực, ngày 3/1, Triều Tiên cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ địa phương). Ảnh: New York Times.
 Trong một động thái tích cực, ngày 3/1, Triều Tiên cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ địa phương). Ảnh: New York Times.
Phái đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên trong cuộc đàm phán tại ngôi làng Bàn Môn Điếm ngày 22/8/2015. Ảnh: AP.
 Phái đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên trong cuộc đàm phán tại ngôi làng Bàn Môn Điếm ngày 22/8/2015. Ảnh: AP.
Làng Bàn Môn Điếm nằm giữa khu phi quân sự liên Triều, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết. Ảnh: AP.
 Làng Bàn Môn Điếm nằm giữa khu phi quân sự liên Triều, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết. Ảnh: AP.
Bàn Môn Điếm nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc, khoảng 53 km về phía bắc-tây bắc và cách thành phố Kaesong 10 km về phía đông. Ảnh: Wikipedia.
 Bàn Môn Điếm nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc, khoảng 53 km về phía bắc-tây bắc và cách thành phố Kaesong 10 km về phía đông. Ảnh: Wikipedia.
Một binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại làng biên giới Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự liên Triều DMZ ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images.
Một binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại làng biên giới Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự liên Triều DMZ ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images. 
Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam trong khi lính Hàn Quốc (trái) và lính Mỹ đứng gác tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2014. Ảnh: AP.
 Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam trong khi lính Hàn Quốc (trái) và lính Mỹ đứng gác tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2014. Ảnh: AP.
Quang cảnh ngôi làng Gijungdong, Triều Tiên, nhìn từ một chốt quan sát ở làng Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images.
Quang cảnh ngôi làng Gijungdong, Triều Tiên, nhìn từ một chốt quan sát ở làng Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images. 
Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát tại làng Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2016. Ảnh: Getty Images.
 Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát tại làng Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2016. Ảnh: Getty Images.

Hàn-Triều bàn gì trong hội đàm cấp cao ở vĩ truyến 38

(Kiến Thức) - Sáng 9/1, phái đoàn cấp cao Hàn Quốc và Triều Tiên đã bắt đầu cuộc đàm phán chính thức tại khu phi quân sự (DMZ) sau hơn 2 năm gián đoạn.

Hàn-Triều bàn gì trong hội đàm cấp cao ở vĩ truyến 38
Theo tờ The Quardian, Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay 9/1 đã bắt đầu nối lại các cuộc hội đàm cấp cao liên Triều đầu tiên sau hơn hai năm gián đoạn, nhằm thảo luận các khả năng cho phép các vận động viên Triều Tiên tham dự Thế vận hội Mùa đông 2018 diễn ra tại Pyeongchang, Hàn Quốc vào tháng 2 tới.
Cuộc gặp song phương đầu tiên bắt đầu từ sáng 9/1 ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm về phía Hàn Quốc, phái đoàn Triều Tiên đã đi bộ qua vĩ tuyến 38 độ Bắc ranh giới chia cắt hai miền kể từ năm 1953 để sang Hàn Quốc. Truyền thông liên Triều lẫn quốc tế đều cho rằng đây là bước đột phá ngoại giao quan trọng sau nhiều tháng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bởi chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Hàn, Triều tiếp tục tổ chức đối thoại lần hai trong tuần tới

Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Seoul và Bình Nhưỡng sẽ tổ chức đối thoại vào ngày 15/1 tới ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, trong bối cảnh quan hệ liên Triều đang có những chuyển biến tích cực.

Hàn, Triều tiếp tục tổ chức đối thoại lần hai trong tuần tới
Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết đoàn đại biểu của nước này do Bộ trưởng Cho Myung Kyun dẫn đầu, sẽ đàm phán với phía Triều Tiên, tại nhà Tongil thuộc làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.