Hạm đội tàu ngầm Ấn Độ gióng lên hồi chuông báo động

(Kiến Thức) - Việc trì hoãn dự án tàu ngầm, cùng như nhiều tàu ngầm đang phục vụ đã cũ khiến lực lượng tàu ngầm Ấn Độ suy yếu.

Theo mạng thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, hiện nay thực lực đội tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ đang rơi vào tình trạng đáng lo ngại vì hợp đồng đóng 6 tàu ngầm lớp Scorpene P-75 mà nước này hợp tác với công ty DCNS của pháp sớm nhất cũng phải đến năm 2019 mới hoàn thành. Trong khi đơn mời thầu dự án 6 tàu ngầm P-75I đúng ra phải công bố từ năm 2013 thì tới nay vẫn chưa được công bố.
Tình hình hiện tại, trong số 10 tàu ngầm lớp Kilo cũ thì đã có 2 tàu bị hư hỏng, 4 tàu ngầm U209 do Đức chế tạo cũng đang tiến gần giai đoạn “cuối đời”.
Các tàu ngầm Kilo đã xảy ra nhiều hỏng hóc dù đã trải qua đợt hiện đại hóa lớn ở Nga.
Các tàu ngầm Kilo đã xảy ra nhiều hỏng hóc dù đã trải qua đợt hiện đại hóa lớn ở Nga.
Đối mặt với tình trạng thực lực tàu ngầm ngày càng yếu đi, gần đây cơ quan mua bán quốc phòng do Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ đứng đầu đã công bố một gói thầu mới: sẽ đầu tư 2,8 tỷ USD cho kế hoạch nâng cấp trung dài hạn 6 tàu ngầm lớp Kilo của nước này.
Hiện nay, Nga ("cha đẻ" tàu ngầm Kilo) là quốc gia trả lời về kế hoạch này nhanh nhất. Theo Phó văn phòng hợp tác kỹ thuật quân sự công trình biển thuộc Cục thiết kế Trung ương Rubin của Nga Andrei Baranov gần đây tiết lộ với báo chí Nga rằng, nước này chuẩn bị cung cấp 1 kế hoạch sửa chữa khác đối với các tàu ngầm lớp Kilo cho Ấn Độ.
Sau vụ cháy tàu ngầm INS Sindhurakshak năm 2013, dự án tàu ngầm sản xuất trong nước P-75I của Ấn Độ có sự thay đổi. Phương án mua 6 tàu ngầm từ nước ngoài của kế hoạch ban đầu được sửa đổi, đầu tiên là trang bị 2 tàu ngầm từ nước ngoài, sau đó đóng 4 tàu ngầm còn lại ở trong nước. Hiện nay công ty Nga, DCNS của Pháp, công ty HDW của Đức là các công ty tranh thầu dự án tàu ngầm P-75I của Ấn Độ.
Công tác bỏ thầu dự án 6 tàu ngầm P-75I ban đầu phải được công bố năm 2013 nhưng đến nay vẫn bỏ ngỏ, dự kiến gói thầu này sẽ được công bố trong 2 hoặc 3 tháng tới. Việc trì hoãn dự án P-75I khiến thực lực năm 2015 của lực lượng tàu ngầm Hải quân Ấn Độ giảm 30%, đến năm 2020 có thể là 50%.

Soi vũ khí Ấn Độ có thể phù hợp với Việt Nam

(Kiến Thức) - Việt-Ấn ngày càng có nhiều sự hợp tác về quốc phòng, không loại trừ khả năng trong tương lai chúng ta sẽ mua vũ khí do Ấn Độ sản xuất.

Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn giữ danh hiệu là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới bên ngoài – xuất khẩu vũ khí tới các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.
 Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn giữ danh hiệu là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới bên ngoài – xuất khẩu vũ khí tới các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.

Tiết lộ khủng khiếp về trực thăng quân sự Ấn Độ gặp nạn

(Kiến Thức) - Trong 12 năm hoạt động, trực thăng nội địa thành công nhất Ấn Độ - HAL Dhruv đã gặp phải 9 tai nạn, xảy ra với mật độ dày.

Chiều ngày hôm qua (25/7), một chiếc trực thăng đa năng HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ đã đâm xuống Manipurwa thuộc khu vực Ataria, gần Sitapur, bang Uttar Pradesh, trong lúc thực hiện chuyến bay tới Allahabad. Vụ tai nạn khiến 2 phi công và 5 sĩ quan trên trực thăng thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ 9 liên quan tới mẫu trực thăng mới hoạt động 12 năm này.
 Chiều ngày hôm qua (25/7), một chiếc trực thăng đa năng HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ đã đâm xuống Manipurwa thuộc khu vực Ataria, gần Sitapur, bang Uttar Pradesh, trong lúc thực hiện chuyến bay tới Allahabad. Vụ tai nạn khiến 2 phi công và 5 sĩ quan trên trực thăng thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ 9 liên quan tới mẫu trực thăng mới hoạt động 12 năm này. 
Dhruv là tên mẫu trực thăng đa dụng do hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) - công ty hàng không nội địa Ấn Độ nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 nhằm phục vụ cho yêu cầu quân sự (vận tải, chi viện hỏa lực, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn) và dân sự. Mẫu thử nghiệm của Dhruv thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 20/8/1992 nhưng mãi tới tháng 3/2002 nó mới chính thức đưa vào phục vụ. Đây được xem là mẫu trực thăng nội địa thành công nhất của Ấn Độ khi xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.
  Dhruv là tên mẫu trực thăng đa dụng do hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) - công ty hàng không nội địa Ấn Độ nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 nhằm phục vụ cho yêu cầu quân sự (vận tải, chi viện hỏa lực, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn) và dân sự. Mẫu thử nghiệm của Dhruv thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 20/8/1992 nhưng mãi tới tháng 3/2002 nó mới chính thức đưa vào phục vụ. Đây được xem là mẫu trực thăng nội địa thành công nhất của Ấn Độ khi xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới