Hàm cấp tướng công an không quá 201 người: Có nhiều hay không?

(Kiến Thức) - Dự thảo Luật Công an nhân dân quy định hàm cấp tướng đối với lực lượng này không quá 201 người. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn, hàm tướng có cần số lượng nhiều thế hay không?

Hàm cấp tướng công an không quá 201 người: Có nhiều hay không?
Một số điều quy định mới về hàm tướng công an trong dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) khiến nghị trường Quốc hội "nóng" chiều nay.
Ngành công an sẽ có tối đa 201 tướng
Chiều 6/11, thảo luận ở Quốc hội về một số nội dung của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), nhiều ĐBQH đã quan tâm cho ý kiến về điều 25 dự thảo luật quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân.
Theo dự thảo Luật Công an nhân dân, hàm đại tướng chỉ có một với chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Hàm thượng tướng, với chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, số lượng không quá 6. Trung tướng số lượng không quá 35. Thiếu tướng số lượng không quá 159.
Trong đó, dự thảo cũng quy định Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I có cấp hàm cao nhất là Thiếu tướng (trừ Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tướng), song số lượng không quá 11.
Như vậy, lực lượng công an sẽ không có quá 201 người mang hàm tướng.
Ham cap tuong cong an khong qua 201 nguoi: Co nhieu hay khong?
 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt. Ảnh: Quochoi.vn
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý còn có ý kiến khác nhau, do đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ quy định nguyên tắc, tiêu chí xác định cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng đối với các đơn vị thuộc Bộ; cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với Giám đốc công an cấp tỉnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho hay, việc quy định giám đốc công an một số tỉnh, thành trực thuộc Trung ương có cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng là đúng nhu cầu. Đồng thời phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công an cấp tỉnh hiện nay, cũng như phù hợp với chủ trương của Đảng về xây dựng và tổ chức Công an nhân dân theo hướng "bộ tinh, tỉnh mạnh".
“Quy định số lượng và tiêu chí xác định vị trí Giám đốc Công an cấp tỉnh có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng để bảo đảm chặt chẽ và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào tiêu chí để quy định cụ thể như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý”, ông Võ Trọng Việt cho biết.
Hàm tướng có cần số lượng nhiều thế hay không?
Cho ý kiến về dự luật này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đồng tình với quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với lực lượng chiến sĩ chức vụ sĩ quan Công an Nhân dân. Tuy nhiên, đại biểu Hòa còn băn khoăn về cấp hàm tướng khi ông cho rằng, số lượng quy định như vậy là nhiều.
“Trên thế giới hiện nay có một số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an nói chung chỉ là dân sự, mà họ có những chỉ đạo cao nhất trong ngành”, đại biểu Hòa nói và cho biết: “Ở nước ta lực lượng vũ trang phải có cấp hàm là điều không bàn cãi. Nhưng phải tính sao cho hợp lý trong điều kiện nước ta ở thời bình được thế giới ca ngợi là quốc gia ổn định về an ninh chính trị và an toàn xã hội”.
"Hàm tướng có cần số lượng nhiều thế hay không? Cấp tướng phải có quân số nhất định để chỉ huy chứ không thể mang hàm tướng mà quân số chẳng là bao nhiêu", đại biểu Phạm Văn Hòa băn khoăn.
Ham cap tuong cong an khong qua 201 nguoi: Co nhieu hay khong?-Hinh-2
Đại biểu Phạm Văn Hòa. 
Đại biểu Hòa cũng cho rằng, hàm Trung tướng có chức vụ cục trưởng và tương đương với số lượng 32 là nhiều nên cần cân nhắc.
Về quy định cấp hàm cao nhất không quá 11 thiếu tướng đối với giám đốc công an tỉnh, thành loại 1 trực thuộc Trung ương, ông Phạm Văn Hòa cho rằng còn bất cập với các tỉnh, thành khác còn lại.
"Thành phố đang là loại 2 nhưng tiệm cận loại 1, sau này lên loại 1 thì sao? Có phong hàm thiếu tướng hay không vì đã đủ số lượng rồi hay là điều động sang nơi khác để đảm bảo con số 11”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Đại biểu Hòa cho rằng, người mang hàm Thiếu tướng của tỉnh này chưa chắc đã có chuyên môn, thời gian trong ngành cao hơn người mang hàm Đại tá của tỉnh, thành khác.
“Cùng là giám đốc công an tỉnh, thành phố như nhau mà lại có người mang hàm cấp Tướng, người mang hàm cấp Tá, như vậy không hợp lý. Mặt khác, cần cân nhắc Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội và TPHCM số lượng Thiếu tướng không quá 3. Cùng là Phó Giám đốc mà người được quân hàm Thiếu tướng, còn người kia lại không?”, đại biểu tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề.
Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đồng tình với quy định cấp hàm Trung tướng với hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, còn đối tượng khác ông đề nghị cần chặt chẽ số lượng theo quy định, đảm bảo chất lượng.
“Phong tướng để cầm gậy chỉ huy quân” nên không nhất thiết cứ tỉnh nào loại 1 phải phong tướng cho Giám đốc Công an tỉnh, mà địa bàn nào trật tự trị an phức tạp, ma túy nhiều, phản động nhiều... thì đề nghị phong tướng cho lãnh đạo Công an để chỉ huy quân”, Thượng tướng Nguyễn Văn Được nêu ý kiến.

Chưa đồng ý Bộ Công an có 2 Đại tướng

Đề xuất phong hàm Đại tướng thứ hai cho Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công an chưa nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu Quốc hội.

Chưa đồng ý Bộ Công an có 2 Đại tướng

Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết dự thảo quy định theo hướng thời hạn thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng là 4 năm, còn trong mỗi cấp Tướng thì không quy định thời hạn.

Thứ trưởng Bộ Công an - Bùi Văn Nam đọc tờ trình trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 15/4 (Ảnh: Phạm Thịnh)
Thứ trưởng Bộ Công an - Bùi Văn Nam đọc tờ trình trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 15/4 (Ảnh: Phạm Thịnh)  
“Nếu quy định cụ thể thời hạn thăng cấp bậc hàm trong mỗi cấp Tướng thì tuổi đời của sĩ quan cấp Tướng khi được phong, thăng sẽ cao (Đại tướng là 63 tuổi, Thượng tướng là 59 tuổi, Trung tướng là 55 tuổi, Thiếu tướng là 51 tuổi). Như vậy, sẽ khó quy hoạch nguồn cán bộ cũng như gặp khó khăn trong bố trí, sử dụng cán bộ khi có nhu cầu”, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị quy định trong Luật thời hạn xét thăng cấp bậc hàm tướng theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 398-TB/TW.

Đa số các đại biểu cho rằng đây là chủ trương đúng cần phải được quy định trong Luật. Đối với việc quy hoạch bảo đảm yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ sĩ quan cấp tướng trong công an nhân dân (CAND) phải được xác định trên cơ sở các chức vụ có quân hàm cấp tá để bồi dưỡng, đào tạo, bảo đảm có chọn lọc đối với sĩ quan có đức, tài và có nhiều cống hiến tương xứng với vị trí có nhu cầu cấp tướng.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng thông tin thêm dự thảo Luật giữ nguyên quy định của Luật CAND năm 2005, cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng. Cấp bậc hàm cao nhất của các đồng chí Thứ trưởng là Thượng tướng.

“Riêng đối với đồng chí Thứ trưởng thứ nhất, cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng, vì trên thực tế, đồng chí này đứng vị trí thứ hai trong Bộ Công an, sau đồng chí Bộ trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tương quan với Quân đội nhân dân”.

Cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Thượng tá.

Ngày 29/12/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng quân hàm từ thượng tướng lên đại tướng đối với ông Trần Đại Quang - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngày 29/12/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng quân hàm từ thượng tướng lên đại tướng đối với ông Trần Đại Quang - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. 
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng đề nghị phải báo cáo giải trình rõ hơn về một số vấn đề.

Cho ý kiến về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan CAND, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị nên quy định rõ số lượng sĩ quan cấp tướng trong CAND, để bảo đảm cơ cấu cấp bậc hàm phù hợp với cơ cấu tổ chức của CAND.

“Tờ trình của Chính phủ chưa chỉ ra được nhu cầu phong, thăng cấp bậc hàm trung tướng, thiếu tướng mới đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao” – ông Nguyễn Văn Hiện cho biết.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh lưu ý, đối chiếu với chỉ đạo của Bộ Chính trị thì dự thảo Luật vẫn chưa thực hiện triệt để một số nội dung.

Cụ thể, việc xác định vị trí có nhu cầu hàm cấp tướng tuy đã quy định cụ thể nhưng vẫn chưa thật chặt chẽ, đúng nhu cầu trong Luật: như dự thảo Luật CAND (sửa đổi) đã nâng trần và mở rộng diện một số chức vụ có trần cấp hàm tướng so với Luật CAND hiện hành, hầu như tất cả các chức vụ Cục trưởng đều có trần cấp hàm Thiếu tướng, một số là Trung tướng.

Nhiều chức danh tương đương với chức vụ Cục trưởng cũng có trần cấp hàm Thiếu tướng, Trung tướng, trong đó có chức danh mới được bổ sung vào dự thảo Luật như Hiệu trưởng trường sĩ quan Tham mưu, đồng thời quy định phong cấp bậc hàm tướng đối với cả một số chức vụ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các đơn vị có tính chất dịch vụ công.

Một số chức vụ có trần cấp bậc hàm tướng chưa bảo đảm yêu cầu quy định hàm cấp trưởng phải cao hơn cấp phó một bậc (theo Điều 23 của dự thảo Luật, Thứ trưởng thứ nhất cấp hàm bằng Bộ trưởng là Đại tướng; Phó Tổng cục trưởng thứ nhất cấp hàm bằng Tổng cục trưởng là Trung tướng)...

Bên cạnh đó, ban thẩm tra cũng cho rằng việc chưa thống nhất cấp hàm tương đương giữa Công an và Quân đội đối với chức vụ Giám đốc Công an 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai) cũng là điểm cần xem xét.

Cuối cùng, dự thảo Luật chưa nghiên cứu để quy định cụ thể việc tách lương ra khỏi cấp bậc hàm.

Kết luận phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng các vấn đề này đều rất hệ trọng, cần tổng kết sâu sắc để chỉ ra những nhược điểm, hạn chế cũng như kế thừa được những vấn đề còn nguyên giá trị của đạo luật cũ. Trong đó có vấn đề được quan tâm là việc phong hàm, cấp sỹ quan trong lực lượng CAND.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng cơ quan soạn thảo cần tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong thời gian tới.

Bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho Trung tướng Phan Văn Giang.

Bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chiều 21/5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tới dự có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Đại tướng Ngô Xuân Lịch-Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Cường - Bí thư Trung ương Đảng - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

ĐBQH: Bất hợp lý khi Phó GĐ Công an Hà Nội là Thiếu tướng, GĐ công an tỉnh chỉ Đại tá

"Bất hợp lý thứ hai là Giám đốc Công an Hà Nội và TP HCM là trung tướng trong khi đó Tổng cục phó, là cấp trên của CA Hà Nội, TP HCM cấp bậc chỉ là Thiếu tướng", ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu nêu ý kiến.

ĐBQH: Bất hợp lý khi Phó GĐ Công an Hà Nội là Thiếu tướng, GĐ công an tỉnh chỉ Đại tá
Phong tướng cần xem xét thận trọng

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.