Hải quân Myanmar sẽ đóng 10 tàu tên lửa FAC-M

(Kiến Thức) - Hải quân Myanmar đã chính thức đưa vào biên chế tàu tên lửa tấn công FAC-M thứ 2 vào cuối năm 2014.

Trang mạng Defencebd đưa tin, Hải quân Myanmar đã đưa vào trang bị tàu tuần tra cao tốc mang tên lửa FAC-M thứ hai trong cuối năm 2014, trong tổng số 10 tàu FAC-M mà nước này dự tính đóng mới.
Theo các nguồn tin, thiết kế tàu chiến FAC-M của Hải quân Myanmar được tích hợp hệ thống vũ khí và quản lý tác chiến trên biển do Nga, Trung Quốc phát triển, tương tự như các mẫu tàu tuần tra ven biển của các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Thái Lan và Malaysia.
Tàu tuần tra cao tốc mang tên lửa FAC-M đầu tiên của Myanmar, mang số hiệu P-491.
 Tàu tuần tra cao tốc mang tên lửa FAC-M đầu tiên của Myanmar, mang số hiệu P-491.
Trước đó vào năm 2013, Hải quân Myanmar đã đưa vào hoạt động tàu FAC-M đầu tiên mang số hiệu P-491, có chiều dài 49m với hệ thống vũ khí chính gồm 4 tên lửa chống hạm C-802 có tầm bắn khoảng 120km do Trung Quốc sản xuất và 1 pháo cao tốc đánh chặn tầm gần AK-630.
Tạp chí quân sự Khán Hòa cho biết, tàu tên lửa FAC-M của Hải quân Myanmar khá giống thiết kế tàu tên lửa có lượng giãn nước khoảng 500 tấn mà Trung Quốc chuyển giao cho Hải quân Pakistan vào năm 2012.
Và điều dễ nhận thấy nhất là các tàu FAC-M đều được trang bị các tên lửa chống tàu C-802 và C-802A, giống như các tàu chiến của Pakistan.
Nguồn tin tức quân sự

“Lục tung” phi đội tàu chiến “máu mặt” của Hải quân Myanmar

Theo một số nguồn tin, loại tàu chiến hiện đại nhất nước này thuộc lớp Aung Zeya (số hiệu F11 trong ảnh) có giá khoảng 200 triệu USD, được trang bị hỗn hợp vũ khí Nga, Trung Quốc và Italy.
Theo một số nguồn tin, loại tàu chiến hiện đại nhất nước này thuộc lớp Aung Zeya (số hiệu F11 trong ảnh) có giá khoảng 200 triệu USD, được trang bị hỗn hợp vũ khí Nga, Trung Quốc và Italy.

Trong năm 2012, Hải quân Myanmar hạ thủy thêm một tàu lớp Aung Zeya mang số hiệu F12.
Trong năm 2012, Hải quân Myanmar hạ thủy thêm một tàu lớp Aung Zeya mang số hiệu F12.

Năm 2012, Myanmar mua lại 2 khinh hạm Giang Hồ II Type 053H1 của Trung Quốc. Trong ảnh là khinh hạm Type 053H1 mang tên Mahar Bandular (số hiệu F21).
Năm 2012, Myanmar mua lại 2 khinh hạm Giang Hồ II Type 053H1 của Trung Quốc. Trong ảnh là khinh hạm Type 053H1 mang tên Mahar Bandular (số hiệu F21).

Trong ảnh là tàu còn lại thuộc Type 053H1 mang tên Mahar Thiha Thura (F23).
 Trong ảnh là tàu còn lại thuộc Type 053H1 mang tên Mahar Thiha Thura (F23).

Hỏa lực của Giang Hồ II Type 053H1 mạnh về chống tàu mặt nước (với tên lửa hành trình SY-2 có tầm bắn 130km) nhưng yếu về phòng không (chỉ gồm pháo 37mm, không có tên lửa). Trong ảnh là ống phóng tên lửa trên tàu Giang Hồ II Type 053H1 trong chuyến thăm Việt Nam.
Hỏa lực của Giang Hồ II Type 053H1 mạnh về chống tàu mặt nước (với tên lửa hành trình SY-2 có tầm bắn 130km) nhưng yếu về phòng không (chỉ gồm pháo 37mm, không có tên lửa). Trong ảnh là ống phóng tên lửa trên tàu Giang Hồ II Type 053H1 trong chuyến thăm Việt Nam.

Năm 1996 và 2007, Myanmar tự đóng mới 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Anawratha với kích cỡ không được tiết lộ nhưng có thể là hơn 1.000 tấn.
 Năm 1996 và 2007, Myanmar tự đóng mới 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Anawratha với kích cỡ không được tiết lộ nhưng có thể là hơn 1.000 tấn.

Các tàu Anawratha được trang bị hỏa lực kết hợp, do Italy và Trung Quốc sản xuất.
 Các tàu Anawratha được trang bị hỏa lực kết hợp, do Italy và Trung Quốc sản xuất.

Hải quân Myanmar không trang bị nhiều tàu chiến cỡ lớn nhưng lực lượng tàu cao tốc cỡ nhỏ rất đông đảo. Theo một số nguồn tin, trong năm 2012, Hải quân Myanmar tiếp nhận tàu cao tốc tàng hình nội địa mang số hiệu 491 được trang bị tên lửa chống tàu tầm ngắn C-802 của Trung Quốc.
 Hải quân Myanmar không trang bị nhiều tàu chiến cỡ lớn nhưng lực lượng tàu cao tốc cỡ nhỏ rất đông đảo. Theo một số nguồn tin, trong năm 2012, Hải quân Myanmar tiếp nhận tàu cao tốc tàng hình nội địa mang số hiệu 491 được trang bị tên lửa chống tàu tầm ngắn C-802 của Trung Quốc.

Trong ảnh là tàu pháo tuần tra thuộc lớp Type 037IG (9 chiếc) do Trung Quốc sản xuất. Loại tàu pháo này trang bị 2 pháo 57mm, 2 pháo 25mm và 2 súng máy 14,5mm
 Trong ảnh là tàu pháo tuần tra thuộc lớp Type 037IG (9 chiếc) do Trung Quốc sản xuất. Loại tàu pháo này trang bị 2 pháo 57mm, 2 pháo 25mm và 2 súng máy 14,5mm

Trong ảnh là tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc lớp Type 037-1G (6 chiếc) do Trung Quốc chế tạo. Loại tàu này trang bị 4 tên lửa chống tàu C-802, pháo phòng không 30mm.
 Trong ảnh là tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc lớp Type 037-1G (6 chiếc) do Trung Quốc chế tạo. Loại tàu này trang bị 4 tên lửa chống tàu C-802, pháo phòng không 30mm.

Tàu cao tốc tên lửa lớp 5-Serier (5 chiếc) do Myanmar tự đóng, được trang bị 4 tên lửa chống tàu C-802.
 Tàu cao tốc tên lửa lớp 5-Serier (5 chiếc) do Myanmar tự đóng, được trang bị 4 tên lửa chống tàu C-802.

Tàu pháo tuần tra lớp New 5-Series (4 chiếc) do Myanmar tự đóng.
 Tàu pháo tuần tra lớp New 5-Series (4 chiếc) do Myanmar tự đóng.

Ngoài ra, Myanmar còn hàng chục chiếc tàu pháo cao tốc cỡ nhỏ khác và vô số tàu đổ bộ nhỏ. Có thể nói, xét về số lượng tàu chiến, Myanmar xếp ở top đầu khu vực nhưng nếu xét về mức độ hiện đại thì Hải quân Myanmar chỉ nằm ở top cuối.
 Ngoài ra, Myanmar còn hàng chục chiếc tàu pháo cao tốc cỡ nhỏ khác và vô số tàu đổ bộ nhỏ. Có thể nói, xét về số lượng tàu chiến, Myanmar xếp ở top đầu khu vực nhưng nếu xét về mức độ hiện đại thì Hải quân Myanmar chỉ nằm ở top cuối.

Hải quân Myanmar chuẩn bị sắm tàu ngầm?

Động thái này cho thấy cuối cùng Hải quân Myanmar bắt đầu thực hiện bước đi cụ thể phát triển lực lượng tàu ngầm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới