Hải Phòng: Bắt 44 người Trung Quốc, Đài Loan giả danh cảnh sát

(Kiến Thức) - 44 đối tượng người Trung Quốc, Đài Loan giả danh cảnh sát, có hành vi sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo vừa bị công an Hải  Phòng bắt giữ.

Hải Phòng: Bắt 44 người Trung Quốc, Đài Loan giả danh cảnh sát
Nguồn tin từ công an TP Hải Phòng cho biết, chiều 4/11, đơn vị này đã phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) bắt giữ 44 đối tượng người Trung Quốc và Đài Loan giả danh cảnh sát Trung Quốc và có hành vi sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Trung Quốc.
Cụ thể vụ việc, vào khoảng 13h15 ngày 4/11, C50 (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hải Phòng đã đột nhập vào một căn biệt thự thuộc phường Anh Dũng (quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng). Kiểm tra có dấu hiệu hoạt động phạm tội, lực lượng chức năng đã bắt giữ 44 đối tượng đang có hành vi gọi điện thoại quốc tế qua mạng Internet gồm 41 đối tượng (gồm 27 đối tượng nam và 14 đối tượng nữ). Trong số đối tượng này có 21 đối tượng là người Trung Quốc, 20 đối tượng người Đài Loan. Ngoài ra, 3 người Việt Nam cũng đã bị bắt giữ. Cùng với đó, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật gồm một số điện thoại bàn, máy vi tính, sổ sách mà nhóm đối tượng này dùng để thực hiện hành vi phạm tội.
Ngôi biệt thự nơi các đối tượng thuê để sinh sống và thực hiện hành vi lừa đảo.
 Ngôi biệt thự nơi các đối tượng thuê để sinh sống và thực hiện hành vi lừa đảo.
Theo nguồn tin từ lực lượng chức năng, thời gian trước, một nhóm đối tượng người nước ngoài đến địa bàn TP Hải Phòng sinh sống nhưng sau đó lại bỏ đi nơi khác. Quá trình rà soát cho thấy, nhóm đối tượng trên có quốc tịch Trung Quốc và Đài Loan. Họ đến Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau. Họ thường thuê những căn biệt thự ở nơi vắng vẻ và ít khi giao tiếp với bên ngoài. Đặc biệt, nhóm người này thuê các đường truyền Internet tốc độ cao và có đặc điểm thường chỉ ở một chỗ trong vòng 3 tháng, sau đó bí mật chuyển chỗ ở khác. 
Nghi ngờ đây là nhóm đối tượng lừa đảo, Công an TP Hải Phòng đã rà soát và xác định nhóm đối tượng thuê một ngôi biệt thự tại Lô 34 (khu biệt thự Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng)và thuê hai đường truyền Internet tốc độ cao. Trinh sát đã phát hiện các đối tượng thường thực hiện rất nhiều cuộc gọi (giao thức VOIP) gọi đến các số điện thoại cố định và di động ở Trung Quốc. Phối hợp với công an Trung Quốc, công an TP Hải Phòng có đủ tài liệu xác định nhóm đối tượng trên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Trung Quốc.
Lực lượng công an triệt phá đường dây lừa đảo của nhóm đối tượng trên.
 Lực lượng công an triệt phá đường dây lừa đảo của nhóm đối tượng trên.
Để thực hiện hành vi lừa đảo của mình, các đối tượng này đã lắp đặt các thiết bị tinh vi tại 3 điểm thuộc TP. Hải Phòng và giả danh là lực lượng Công an, VKSND Trung Quốc, sau đó gọi điện về nước cho những người là bị hại trong một số vụ án tại Trung Quốc. Tiếp đó các đối tượng này yêu cầu các bị hại nộp tiền vào tài khoản nói là để làm tang chứng của vụ án mà họ liên quan. Đến thời điểm bị bắt, chúng chiếm đoạt được của người dân Trung Quốc khoảng 2,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 8 tỷ đồng Việt Nam). Với thiết bị tinh vi, khi các bị hại gọi điện đến lực lượng Công an, VKSND Trung Quốc để xác minh thì các cuộc gọi này tự động chuyển về hệ thống của các đối tượng này.
Vụ việc đang được Bộ Công an và Công an TP. Hải Phòng tiếp tục điều tra mở rộng.

Điểm mặt những trùm lừa đảo từng "đội lốt" doanh nhân

(Kiến Thức) - Trước khi bị “lộ” bộ mặt thật của những kẻ lừa đảo tài chính lợi hại, họ từng là những doanh nhân thành đạt, tỷ phú nổi tiếng…

Điểm mặt những trùm lừa đảo từng "đội lốt" doanh nhân

1. Vụ án Enron

Tra tay vào còng vì chiêu lừa chạy án

Công an tỉnh Bạc Liêu vừa bắt tạm giam Trang Văn Hưởng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tra tay vào còng vì chiêu lừa chạy án
Từ năm 2007 đến khi bị bắt, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, Hưởng đã tung tin mình quen biết với lãnh đạo cấp cao và có thể lo chạy án cho những ai có nhu cầu.

Những quan chức Việt dám từ bỏ ghế quan giờ thế nào?

(Kiến Thức) - Các ông sếp từng giữ chức Vụ trưởng các ngân hàng, Vụ trưởng Quản lý Ngoại hối tại NHNN, sau đó từ bỏ ghế quan ra làm ngoài, giờ ra sao?

Những quan chức Việt dám từ bỏ ghế quan giờ thế nào?
Trong bối cảnh không hiếm người đua chạy chức, làm bằng giả để được “neo” vào ghế quan hưởng bổng lộc thì lại có những người dù đang ở vị trí cao ở các cơ quan nhà nước vẫn “rũ áo từ quan” nhẹ như không.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới