“Hai lúa” Việt chế tạo xe tăng cho Campuchia còn làm cả máy bay

Đó sẽ là chiếc máy bay thứ 3 của ông Trần Quốc Hải - người từng được Quốc vương Campuchia trao huân chương Đại tướng quân.

“Hai lúa” Việt chế tạo xe tăng cho Campuchia còn làm cả máy bay
Ít ai biết, ngoài chế tạo xe bọc thép cho Campuchia, ông Trần Quốc Hải (SN 1960, ngụ xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã từng nghiên cứu, tự tay làm ra 2 chiếc máy bay trực thăng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những dự án này đều phải tạm hoãn và sản phẩm được ông bán cho các đơn vị nước ngoài để họ mang về nghiên cứu thêm. Tại thời điểm đó, máy bay của ông Hải đã có thể bay lên cao 2m so với mặt đất.
Ông Trần Quốc Hải bên chiếc máy bay thứ hai khi đang đưa đi triển lãm tại Mỹ. Theo ông Hải, chiếc máy bay này sau đó đã được ông bán cho đối tác đến từ Hàn Quốc. Còn chiếc máy bay đầu tiên có màu trắng, được ông bán cho một đối tác đến từ Mỹ.
Ông Trần Quốc Hải bên chiếc máy bay thứ hai khi đang đưa đi triển lãm tại Mỹ. Theo ông Hải, chiếc máy bay này sau đó đã được ông bán cho đối tác đến từ Hàn Quốc. Còn chiếc máy bay đầu tiên có màu trắng, được ông bán cho một đối tác đến từ Mỹ. 
Trong lần chia sẻ với PV mới đây, ông Hải tiết lộ, ông đang thực hiện một dự án lớn hơn và dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Đó cũng là máy bay nhưng phải là máy bay bay được trên bầu trời và có thể thay thế cho ô tô, tránh tắc đường. Ngoài ra, đây là chiếc máy bay có thể đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn trong trường hợp động cơ gặp trục trặc.
“Đây là ý tưởng đã được tôi nung nấu từ rất lâu. Thật ra tôi đã bàn với phía Campuchia về dự án làm chiếc trực thăng này, họ bảo cần thì cứ qua nước họ mà làm. Mà thôi, tôi làm ở đây, nếu cần thiết, tôi chỉ mượn đất của họ để bay thử”, ông Hải chia sẻ.
Theo ông Hải, thực tế do ông không có nhiều thời gian, còn nếu tập trung, ông chỉ cần 3 tháng để hoàn thành chiếc máy bay nói trên.
“Máy bay trực thăng không phải mới, nhưng chế một chiếc máy bay tồi tàn thì không có ý nghĩa gì cả. Giống như người Nhật, họ từ chỗ không làm được ô tô, sau khi đi học thì họ đã làm ra xe ô tô không thua kém ai”, ông Hải nói.
Mô tả về “đứa con” của mình, ông Hải cho biết, chiếc máy bay trực thăng này phải đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn nhiên liệu và giá thành rẻ. Chẳng hạn, nếu máy bay nước ngoài có giá 1 triệu USD thì máy bay của ông chỉ khoảng 100.000 USD là đã thành công.
Về động cơ, ông Hải đã được Campuchia tặng cho một bộ động cơ máy bay. “Đây là động cơ rất bền bỉ, "nồi đồng cối đá". Quan trọng ở chỗ mình sẽ thiết kế, sử dụng ra sao”, ông Hải đánh giá.
Ông Hải cho biết thêm, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã công nhận những công trình nghiên cứu máy bay trực thăng của ông. Cả 2 chiếc máy bay trước kia từng được mang đi trưng bày tại các quốc gia này.
Ông Trần Quốc Hải bên cạnh chiếc máy nhổ mì đang trong giai đoạn thiết kế, sắp hoàn thành.
 Ông Trần Quốc Hải bên cạnh chiếc máy nhổ mì đang trong giai đoạn thiết kế, sắp hoàn thành.
“Đại diện của Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của tôi, từ làm máy bay cho tới máy nông nghiệp. Khi họ muốn đưa máy móc từ Việt Nam sang quốc gia của họ thì họ cử đơn vị riêng sang tận nơi lấy, nên tôi cũng không gặp khó khăn gì trong việc xuất khẩu các thiết bị này”, ông Hải nói.
Ngoài các sản phẩm công nghệ cao như xe bọc thép, máy bay, ông Hải cũng là một tay “hai lúa” có tiếng với máy nông nghiệp.
“Tôi là người sống ở miền Nam từ nhỏ, tôi thấy người nông dân phải chịu một nắng hai sương, làm việc thì tốn sức rất nhiều nhưng năng suất chưa cao. Như một thanh niên vác bao mì 60kg là rất nặng, nếu lỡ chân trượt té thì gãy sống lưng, gãy chân, tay như chơi. Trong khi mình có khả năng thì tại sao lại không làm ra các máy móc để phục vụ người lao động”, ông Hải nói về những hình ảnh rất thực tế trong cuộc sống, lao động mà ông nhìn thấy, từ đó khiến ông nảy ra nhiều ý tưởng chế tạo máy nông nghiệp.
Theo ông Hải, đời sống vật chất của con người ngày càng tốt hơn. So với ngày xưa, cơ hội tiếp cận với thế giới, với những kiến thức mới dần trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều. Đó là điều kiện thuận lợi để thế hệ trẻ nghiên cứu, sáng tạo nên những sản phẩm phục vụ đời sống con người.
“Những gì tôi làm, ngoài phục vụ người dân, tôi cũng muốn chứng minh nước ngoài làm được thì người Việt Nam cũng làm được. Với cuộc đời tôi, máy nông nghiệp, xe bọc thép, máy bay là đủ. Hy vọng các thế hệ sau này sẽ làm được những thứ khác sáng tạo hơn, mới mẻ hơn nữa”, ông Hải bộc bạch.
“Tôi muốn nhấn mạnh là ai cũng có một năng lực riêng, quan trọng có phát huy được nó hay không. Ngoài ra, để làm được điều gì thì trước tiên phải có niềm đam mê cái đã. Ngày xưa, tôi cứ nghĩ danh vị nhà khoa học là một cái gì đó cao siêu lắm, nhưng bây giờ thì thấy bình thường, quan trọng là mình được thỏa niềm đam mê mà thôi”, ông Hải có đôi lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ.

CSCĐ được nổ súng chống bạo loạn khi nào?

Việc nổ súng trấn áp - đặc biệt trong các trường hợp bạo loạn, biểu tình… - chỉ được phép khi được lệnh của Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực Bộ Công an.

CSCĐ được nổ súng chống bạo loạn khi nào?
Một trong 15 nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát vũ trang, theo Pháp lệnh Cảnh sát vũ trang vừa được trình Thường vụ Quốc hội sáng nay 12/8 là “Cơ động chiến đấu chống các hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp kịp thời các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm có vũ trang; các vụ gây rối, biểu tình bất hợp pháp.

Gặp Tiến sĩ 8X thuyết phục được Thủ tướng đầu tư 1 triệu USD

(Kiến Thức) - Sau 10 phút trình bày, TS Nguyễn Bá Hải đã thuyết phục được Thủ tướng đầu tư 1 triệu USD cho sản phẩm kính mắt dành cho người khiếm thị “Mắt thần”.

Gặp Tiến sĩ 8X thuyết phục được Thủ tướng đầu tư 1 triệu USD
Sự nghiệp của nhà khoa học trẻ này mới chỉ bắt đầu, anh luôn quan niệm, làm việc phải cảm thấy hạnh phúc. Không làm khoa học bằng mọi giá, vì dù có làm được mà cuộc sống không đẹp thì cũng vô nghĩa.

Lễ hội chợ Viềng: Cái bang có cả loa hò hét xin tiền

(Kiến Thức) - Trong phiên chợ Viềng năm nay, lực lượng cái bang tiếp tục hoành hành, thậm chí còn trang bị loa nén, tăng âm và micro để xin tiền hàng vạn du khách "trẩy hội".

Lễ hội chợ Viềng: Cái bang có cả loa hò hét xin tiền
Chợ Viềng họp chính thức vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, nhưng từ nhiều năm nay du khách thập phương đổ về đi chợ từ chiều tối hôm trước (tức ngày mùng 7), chợ đông đúc từ 11-12h đêm cho đến sáng hôm sau, lâu dần dân gian quen gọi chợ Viềng là chợ “Âm Phủ”. Người dân địa phương và du khách tới đây với ý niệm “mua may bán rủi” nhân ngày đầu năm.
Biển người đi chợ "Âm Phủ" lúc nửa đêm.
 Biển người đi chợ "Âm Phủ" lúc nửa đêm.

Đến hẹn lại lên, đêm qua hàng vạn người ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đã đổ về đi lễ hội chợ Viềng-Vụ Bản, Nam Định. Cảnh tượng đông đúc, giao thông ùn ứ kéo dài hàng km trên khắp các tuyến đường dẫn vào chợ Viềng.

Chợ Viềng là một phiên chợ đặc biệt, mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần nhằm mùng 8 tháng Giêng. Chợ chỉ bán nông cụ, giống cây trồng, các vật dụng cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất của nhà nông. Chợ không bán các mặt hàng ngoại lai cao cấp như ở các hội chợ khác.
Du khách đi chợ Viềng với món đồ vừa mua trên tay, giơ cao quá đầu trong biển người.
 Du khách đi chợ Viềng với món đồ vừa mua trên tay, giơ cao quá đầu trong biển người.

Người đi chợ không chỉ mua sắm vì nhu cầu cần thiết, mà coi phiên chợ như một ngày hội độc đáo đầu năm. Đến chợ để mua cái may, bán cái rủi, cầu mong  một năm mới bình an cho bản thân và gia đình. Giới trẻ coi đây là một ngày hội độc đáo, đi chợ “Âm Phủ” lúc nửa đêm.

Vào lúc 11-12h đêm hôm trước (mùng 7 tháng Giêng) lượng người đổ về chợ Viềng là đông nhất, cảnh tượng hàng vạn người chen chân trong, ngoài và xung  quanh chợ khiến chợ Viềng càng thêm độc đáo về lượng du khách tới thăm quan hằng năm.
Lượng du khách đổ về chợ ngày một đông trên khắp các ngả đường dẫn vào chợ, khi sắp đến giờ thiêng.
 Lượng du khách đổ về  chợ ngày một đông trên khắp các ngả đường dẫn vào chợ, khi sắp đến giờ thiêng.

Anh Thành (22 tuổi), đến từ Hà Nội chia sẻ: “Hằng năm đọc báo thấy có hội chợ Viềng độc đáo chỉ họp về đêm nên năm nay anh quyết định rủ bạn bè đến thăm quan và trải nghiệm. Tại chợ không có mặt hàng gì thật sự đặc biệt, nhưng không khí đi chợ tại đây thì hết sức đặc biệt mà không ở đâu có. Lượng người quá nhiều nên di chuyển được khắp chợ quả là khó khăn”.

Nhiều người dân địa phương cho biết, hằng năm tới chợ để mua cây giống về trồng lấy may mắn đầu năm. Trước đây khi hàng hóa còn hiếm chợ Viềng là nơi để nông dân mua sắm nông cụ, giờ hàng hóa nhiều rồi, có thể mua quanh năm, nhưng đã thành sự tích hằng năm người dân vẫn tới đây mua hàng lấy may cho cả năm suôn sẻ.
Một em nhỏ trên vai bố, đi hội chợ Viềng lúc nửa đêm.
 Một em nhỏ trên vai bố, đi hội chợ Viềng lúc nửa đêm.

Chợ Viềng năm nay ngoài các mặt hàng là các vật dụng nông cụ, cây cảnh truyền thống còn tràn ngập các mặt hàng đồ dùng, đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc.

Đặc biệt chợ Viềng năm nay loạn các gian hàng trò chơi trúng thưởng. Mỗi gian hàng đều trang bị hệ thống âm thanh công suất lớn, mở đủ các thứ nhạc, lời MC gào thét, bao trùm cả khu chợ, tất cả trở thành những âm thanh chát chúa dội vào tai du khách.

Du khách tới chợ Viềng hằng năm còn không có chỗ đứng, nhưng năm nay còn có chỗ cho cả người hành khất nằm ra để xin tiền du khách, với sự trợ giúp của loa nén, tăng âm và micro.
Người ăn xin xuất hiện giữa biển người tại chợ Viềng.
 Người ăn xin xuất hiện giữa biển người tại chợ Viềng.

Một góc khác của chợ, xuất hiện một người mặc áo nhà sư đứng hành khất với chiếc khay đựng nhiều tiền trên tay.
 Một góc khác của chợ, xuất hiện một người mặc áo nhà sư đứng hành khất với chiếc khay đựng nhiều tiền trên tay.

Gần tới giờ thiêng, lượng du khách đổ về chợ Viềng –Vụ Bản ngày càng đông, gần trung tâm chợ biển người chen chân nhích từng bước vãn cảnh chợ. Bên ngoài, lượng người và phương tiện ùn ứ kéo dài gần 5km trên tuyến đường dẫn vào chợ.

Dù mệt mỏi vì phải chen chân đông đúc, nhưng hầu hết du khách tới chợ đều mang tâm thế hào hứng, vui vẻ cố gắng mua được ít nhất một món đồ lấy may đầu năm.
 

Chợ Viềng nằm tại thôn Trung Thành (Vụ Bản, Nam Định) được bao quanh là các quần thể di tích như đền, phủ, lăng tẩm như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng... được xây dựng từ thứ kỷ 19. Ngoài đi hội chợ Viềng, du khách cũng tới đây đi lễ cầu may đầu năm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.