Hải Dương: Kinh hoàng nước thải y tế chưa xử lý xả ra môi trường

(Kiến Thức) - Chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn, 500m3 nước thải y tế từ bệnh viện Đa khoa tỉnh và BV Phụ sản vẫn xả ra môi trường mỗi ngày...

Hải Dương: Kinh hoàng nước thải y tế chưa xử lý xả ra môi trường
Mỗi ngày, khoảng 500 m3 nước thải y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương (Phường Thanh Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) được xả ra môi trường mà chưa được xử lý đã và đang gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân xung quanh và nguồn tiếp nhận nước thải. 
Đó cũng là nỗi lo lắng của hàng nghìn người dân TP Hải Dương và vùng lân cận nơi tiếp xúc với nguồn nước thải này. Nhiều người dân phường Thanh Bình và người dân TP Hải Dương đã bày tỏ sự bức xúc và bàng hoàng khi biết thông tin về lượng nước thải y tế “khủng” từ hai bệnh viện lớn của tỉnh Hải Dương chỉ được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại và chảy trực tiếp ra hệ thống thoát nước của TP Hải Dương mỗi ngày.
Hai Duong: Kinh hoang nuoc thai y te chua xu ly xa ra moi truong
 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Trong báo cáo của Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Hải Dương tại Công văn số 1069/STNMT-CCBVMT ngày 19/10/2015 về việc xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương cũng khẳng định, hiện tại toàn bộ nước thải của hai bệnh viện phát sinh khoảng 500m3/ngày chưa xử lý đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT gây ô nhiễm môi trường sống.
Một điều kinh hoàng hơn nữa, không chỉ ở thời điểm hiện tại, nhiều năm về trước, việc xử lý nguồn nước thải y tế từ hai Bệnh viện này cũng đã trong tình trạng đáng báo động. Năm 2008, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã ký kết với đơn vị thi công hạng mục công trình “Trạm xử lý nước thải” để khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, nói như ông Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong báo cáo số 259/BC-BV gửi UBND tỉnh Hải Dương vào ngày 23/7/2015 khẳng định: “Đến nay, hạng mục công trình trạm xử lý nước thải vẫn không nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng được”.
Hai Duong: Kinh hoang nuoc thai y te chua xu ly xa ra moi truong-Hinh-2
 Trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương xây xong từ lâu vẫn chưa được nghiệm thu và chưa đưa vào sử dụng.
Nếu tính đơn giản, mỗi ngày 500m3 nước thải y tế từ hai bệnh viện trên chỉ để lắng rồi xả ra môi trường dù không đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế thì trong nhiều năm qua, một lượng nước thải bệnh viện “khổng lồ” đã được tuồn ra môi trường và nỗi lo lắng của người dân không phải không có cơ sở.
Trên thực tế, nước thải bệnh viện gồm 2 loại nước thải y tế và nước thải sinh hoạt, trong đó, nước thải y tế đáng lo ngại khi phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế thuốc, tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân,nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm. Nước thải này chứa vô số loại vi trùng, virus, vi khuẩn, mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả các chất phóng xạ nên được xếp vào loại chất thải nguy hại. Việc chỉ xử lý lắng qua bể tự hoại rồi xả trực tiếp ra môi trường không thể triệt tiêu hết được các loại virus, vi khuẩn, chất nguy hại nên chắc chắn tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Hai Duong: Kinh hoang nuoc thai y te chua xu ly xa ra moi truong-Hinh-3
 Nước trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa đen kịt, bẩn thỉu.
Hai Duong: Kinh hoang nuoc thai y te chua xu ly xa ra moi truong-Hinh-4
 
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề trên, ông Phạm Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cho biết: “Bệnh viện cũng đau đầu về việc này. Năm 2003, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương được xây mới. Sau đó, năm 2007 xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên từ năm 2012 vẫn chưa nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình này được. Hệ thống xử lý nước thải cũ của bệnh viện đã được xây dựng từ lâu, nay không hoạt động được. Hiện tại hàng ngày lượng nước thải của bệnh viện cần phải xử lý đến 500m3/ngày đêm, trong khi hệ thống xử lý nước thải mới chưa được nghiệm thu và đi vào sử dụng dù đã xây xong từ năm 2012”.
Trong khi hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đang trong tình trạng không hoạt động cả mới, lẫn cũ, thì hàng ngày, Bệnh viện này vẫn phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương (nằm kế cạnh), “bơm” sang.
Trao đổi với PV, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Xuân Huy cho biết: “Hiện nay, nước thải từ bệnh viện vẫn được xử lý theo cách thu gom từ các bể phốt, thu vào bể chứa nước to sau đó “bơm” sang hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Hiện nay đành phải tạm thời như thế, chúng tôi đang xin xây dựng Bệnh viện mới, khi đó sẽ đầu tư làm hệ thống xử lý nước thải riêng”.
PV Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin...

Rợn người ống nước thải chung cư đan xen hơn mạng nhện

(Kiến Thức) - Chung cư E4, khu tập thể Đại học Y, Hà Nội được xây dựng từ lâu nên xuống cấp trầm trọng. Người dân phải tự lắp ống nước thải mới nhưng rất lộn xộn, chồng chéo.

Rợn người ống nước thải chung cư đan xen hơn mạng nhện
Một số hộ dân ở khu chung cư E4 cho biết, mỗi căn hộ chỉ rộng 12m2, vốn là ký túc xá sinh viên. Đến năm 1984, khu tập thể này đã được chuyển thành nơi ở cho cán bộ, nhân viên trong trường. Việc người dân đến đây ở đã làm phát sinh ra một số vấn đề trong quy hoạch xây dựng. Trước đây, nhà vệ sinh là của chung, giờ mỗi người một căn nên ai cũng muốn mình có nhà vệ sinh khép kín, riêng lẻ để sử dụng cho tiện.
Một số hộ dân ở khu chung cư E4 cho biết, mỗi căn hộ chỉ rộng 12m2, vốn là ký túc xá sinh viên. Đến năm 1984, khu tập thể này đã được chuyển thành nơi ở cho cán bộ, nhân viên trong trường. Việc người dân đến đây ở đã làm phát sinh ra một số vấn đề trong quy hoạch xây dựng. Trước đây, nhà vệ sinh là của chung, giờ mỗi người một căn nên ai cũng muốn mình có nhà vệ sinh khép kín, riêng lẻ để sử dụng cho tiện.

Nước thải thành ao nuôi cá trong hàng loạt nhà dân TP HCM

Nghịch lý nhà thấp hơn đường, không cống thoát khiến nhiều nhà dân ven đường An Dương Vương (TP HCM) ngập đầy nước thải...

Nước thải thành ao nuôi cá trong hàng loạt nhà dân TP HCM
Nhà anh Nguyễn Song Anh Tuấn (số 220 An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP HCM) không có cống tiêu thoát nên nước thải sinh hoạt của gia đình dâng cao khắp sân.
Nhà anh Nguyễn Song Anh Tuấn (số 220 An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP HCM) không có cống tiêu thoát nên nước thải sinh hoạt của gia đình dâng cao khắp sân. 

Bí thư thị ủy bị tố "bố trí" việc làm cho người thân

Bí thư thị ủy thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Lê Thanh Tuyết vừa bị tố cáo đã “bố trí việc làm” cho người thân.

Bí thư thị ủy bị tố "bố trí" việc làm cho người thân
Sau khi nhận được đơn tố cáo Bí thư thị uỷ bố trí việc làm cho người thân vào các vị trí chủ chốt, chiều 9/11 nhóm phóng viên Tuổi Trẻ đã đến thị ủy thị xã Phổ Yên để gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo Ủy ban kiểm tra thị ủy, Ban tổ chức thị ủy và ông Lê Thanh Tuyết về đơn tố cáo nói trên.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới