Hài cốt nguyên vẹn của quái vật bị “kẻ thù vũ trụ” giết chết

Các nhà khoa học Mỹ đã có phát hiện "không thể tin được": chiếc chân nguyên vẹn, khảm đầy thủy tinh thiên thạch đủ màu sắc của một quái vật kỷ Phấn Trắng.

Hài cốt nguyên vẹn của quái vật bị “kẻ thù vũ trụ” giết chết
Theo Daily Mail, phần hài cốt quý giá được khai quật cùng một loạt hiện vật đáng chú ý khác tại "mỏ hóa thạch" Tanis ở Bắc Dakota (Mỹ), thuộc khu vực được gọi là "Hệ tầng Hell Creek".
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Robert DePalma từ Đại học Manchester (Anh) cho biết hóa thạch đã cung cấp bằng chứng vật lý đầu tiên cho thấy khủng long đã bị giết chết bởi tiểu hành tinh nổi tiếng như thế nào.
Hai cot nguyen ven cua quai vat bi “ke thu vu tru” giet chet
Tiến sĩ Robert DePalma tại phòng thí nghiệm - Ảnh: BBC
Chicxulub, với biệt danh "tiểu hành tinh giết khủng long" đã đâm vào Trái Đất 66 triệu năm trước, gây ra chuỗi thảm họa toàn cầu kéo dài nhiều năm liền, khiến khủng long và nhiều động thực vật khác bị tuyệt chủng. Đó cũng là mốc đánh dấu cho sự kết thúc của kỷ Phấn Trắng - kỷ nguyên hoàng kim của những quái vật khổng lồ.
Hai cot nguyen ven cua quai vat bi “ke thu vu tru” giet chet-Hinh-2
Lớp da khảm thủy tinh thiên thạch nhiều màu của quái vật xấu số - Ảnh: BBC
Con quái vật xấu số được xác định là một con Thescelosaurus, một loài khủng long ăn cỏ nhỏ. Chiếc chân đã bị xé một cách tàn khốc khỏi cơ thể và bị những vật liệu pha trộn từ vụ va chạm bọc lấy, khiến nó hoàn toàn nguyên vẹn đến cả lớp da.
"Đây là điều đáng kinh ngạc nhất mà chúng tôi có thể tưởng tượng, điều mà chúng tôi luôn muốn tìm kiếm ở đây và chúng tôi đã có được nó" - tiến sĩ DePalma nói với đài BBC.
Hai cot nguyen ven cua quai vat bi “ke thu vu tru” giet chet-Hinh-3
Đó là một chiếc chân nguyên vẹn da, móng... - Ảnh: BBC
Bởi lẽ, hóa thạch của một quái vật vật chết trực tiếp vì Chicxulub sẽ mở ra cánh cửa sổ quý giá để nhìn vào "ngày tận thế" đầy ám ảnh đó.
Không phải toàn bộ khủng long đều chết vào ngày hôm đó mà đa số chết dần mòn vì chuỗi thảm họa kéo theo, do đó một hóa thạch "đúng thời điểm" như vậy lại rất hiếm hoi, chưa kể nó là một trong những hóa thạch "thượng hạng" vì bảo tồn được cả vật liệu hữu cơ.

Phát hiện hóa thạch nấm tỷ năm tuổi nguyên vẹn trong đá trầm tích

Đây được coi là mẫu hóa thạch nấm cổ nhất thế giới, với tuổi đời gấp hơn 2 lần mẫu vật lâu đời nhất từng được phát hiện trước đó.

Phát hiện hóa thạch nấm tỷ năm tuổi nguyên vẹn trong đá trầm tích
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, nhóm các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện hóa thạch bào tử nấm cổ nhất trên thế giới, với niên đại từ 900 triệu cho tới 1 tỷ năm. Bào tử nấm này được đặt tên là Ourasphaira, từng sinh sống tại khu vực cửa sông ở Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.

Sửng sốt bí ẩn "lộ" từ hoá thạch vi khuẩn 2,5 tỷ tuổi

Thông tin về hoá thạch vi khuẩn 2,5 tỷ tuổi đến từ kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư Andrew Czaja của Đại học Cincinnati.

Sửng sốt bí ẩn "lộ" từ hoá thạch vi khuẩn 2,5 tỷ tuổi

Không phải tất cả các hoá thạch đều là của những loài khủng long to lớn đã tuyệt chủng, một trong số đó là của những vật thể bé nhỏ vô cùng như vi khuẩn.

Theo Live Science, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra hoá thạch vi khuẩn nguyên thủy 2,5 tỷ năm tuổi. Những vi khuẩn cổ này có khả năng là vi khuẩn lam nhưng chúng lớn bất thường và có hình dạng khá đặc biệt.

Sung sot bi an

Loài vi khuẩn này được dự đoán là vi khuẩn lam

Thông tin trên đến từ kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư Andrew Czaja của Đại học Cincinnati.

Nếu những hoá thạch này thực sự của vi khuẩn lam, chúng có thể là một sinh vật nguyên thuỷ hoặc tổ tiên của chúng, những sinh vật đã giúp biến đổi bầu khí quyển bằng cách tạo ra oxy.

Mời quý vị xem video: Những sự thật thú vị về vi khuẩn. Nguồn video: Top 5 lạ kỳ

Hoá thạch mới được phát hiện này được cho là nằm trong khoảng 100-200 triệu năm trước sự kiện Oxy hoá vĩ đại, tạo ra những phần tử khí Oxy đầu tiên của Trái Đất, có vai trò to lớn trong lịch sử hình thành sự sống của hành tinh xanh.

Không có nhiều hoá thạch trong giai đoạn này được phát hiện, chỉ có 4 trường hợp trước đó được ghi lại có tuổi thọ tương đương với phát hiện lần này.

Phát hiện này được tìm thấy ở Nam Phi rất tình cờ khi các nhà khoa học phát hiện một phiến đá kì lạ, chúng chứa đầy những cấu trúc vi sợi.

Đến giờ vẫn chưa thể biết chính xác loại vi khuẩn này là gì nhưng chúng lớn hơn bất cứ loài vi khuẩn lam đã được tìm thấy trước đây. Chúng được dự đoán sinh sản vô tính để tạo thành sinh vật mới bằng cách đâm chồi.

Phát hiện này hiện đang gây nhiều tranh luận trong giới khoa học. 

Hóa thạch hổ phách độc lạ mở ra cơ sở về sự sống thời tiền sử

(Kiến Thức) - Những hóa thạch được tìm thấy trong nhựa cây sau hàng triệu năm mở ra những cơ sở cho nghiên cứu về sự sống trên trái đất từ thời tiền sử.

Hóa thạch hổ phách độc lạ mở ra cơ sở về sự sống thời tiền sử
Hoa thach ho phach doc la mo ra co so ve su song thoi tien su
Hóa thạch hổ phách một cặp ruồi chân dài (Dolichopodidae) đang bám vào nhau khi đang giao phối. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới