Về hai bài phát biểu của Tổng thống Mỹ, Nga tại LHQ

Hai bài phát biểu của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga đã phơi bày những khác biệt lớn trong quan điểm của hai cường quốc về nhiều vấn đề quốc tế.

Về hai bài phát biểu của Tổng thống Mỹ, Nga tại LHQ
Ngày 28/9 là một ngày đáng chú ý trong đời sống chính trị quốc tế, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu chỉ cách nhau chưa tới 2 giờ đồng hồ tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trang mạng của CNN cho rằng trọng tâm của hai bài phát biểu là cuộc xung đột kéo dài tại Trung Đông, cụ thể là Syria. Theo CNN, thực tế là cả hai nước đều muốn khôi phục sự ổn định tại Trung Đông, đều muốn Iraq lấy lại được vùng lãnh thổ đã mất vào tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng và phát triển hòa bình, thịnh vượng. Do đó, cả hai bài phát biểu đều có những ngôn từ mang tính khích lệ. Ông Putin và ông Obama tán thành việc tôn trọng luật pháp quốc tế và nhấn mạnh những lợi ích của hợp tác quốc tế. Âm điệu của hai bài phát biểu tạo ấn tượng về khả năng sẽ có một liên minh mới giữa Moscow và Washington để cứu Syria.
Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ bề ngoài. Hãng tin CNN cảnh báo rằng bất kể những mục tiêu chung, những khác biệt giữa hai bên vẫn còn gay gắt và nguy hiểm. Tiêu biểu là những quan điểm trái ngược về nguồn gốc cuộc xung đột Syria cũng như vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Obama cho rằng cuộc xung đột bắt nguồn từ việc ông "Assad dùng bắt bớ và bắn giết để trấn áp những cuộc biểu tình hòa bình", đồng thời mô tả ông ta là "nhà độc tài sát hại hàng nghìn dân thường", do đó cần phải ra đi. Trái lại, ông Putin mô tả ông Assad như người anh hùng thực sự của cuộc chiến ở Syria. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố: "Chúng ta nên thừa nhận rằng rốt cuộc không ai ngoài lực lượng vũ trang của Tổng thống Assad và lực lượng dân quân người Kurd có thể đánh bại IS".
Theo CNN, cả hai nhà lãnh đạo đều ủng hộ chủ trương đa phương để chống IS, song lại đưa ra hai cách tiếp cận khác nhau đối với giải pháp đa phương. Mặc dù ông Putin tỏ ra sẵn sàng đối thoại và hợp tác, song thực tế trên chiến trường lại cho thấy ông sẵn sàng triển khai một chính sách tương phản với Mỹ, đó là duy trì quyền lực cho ông Assad.
Hãng tin Mỹ kết luận rằng hai bài phát biểu trái chiều này nhằm vào hai đối tượng khán giả khác nhau: trong nước và quốc tế. Trong khi ông Putin có vẻ muốn ghi điểm với người dân Nga thì ông Obama muốn phô diễn cho dư luận toàn thế giới thấy một nước Mỹ ủng hộ nền dân chủ thực sự, theo đó mọi người dân đều có quyền bày tỏ chính kiến và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, so với Mỹ, Nga đang có lợi thế lớn hơn vì họ có kế hoạch cụ thể. Nga muốn ông Assad ở lại và đang trang bị vũ khí để hỗ trợ ông ta làm được điều đó. Trái lại, Mỹ vẫn đang lúng túng, chưa tìm ra được hướng đi rõ ràng trong vấn đề Syria.
Cũng với chủ đề trên, tờ Thời báo New York (Mỹ) thống kê những điểm tương phản trong quan điểm của hai nhà lãnh đạo trong cách tiếp cận đối với các vấn đề quốc tế:
Thứ nhất là đối với vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế: Hai bên cáo buộc nhau hành xử bất chấp các quy định đã được thế giới công nhận.
Thứ hai là đối với cuộc chiến chống IS: Tổng thống Nga tố cáo Mỹ là thủ phạm tạo ra những điều kiện để IS ra đời, trong khi ông Obama cho rằng việc Nga ủng hộ Tổng thống Assad đang cản trở cuộc chiến chống IS.
Thứ ba là đối với việc chấm dứt cuộc chiến Syria: Mỹ khăng khăng rằng không thể có hòa bình ở Syria nếu như ông Assad không ra đi, trong khi Nga khẳng định chính phủ Assad là lực lượng duy nhất có thể khôi phục hòa bình cho quốc gia này.
Thứ tư là về việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine: cả hai nhà lãnh đạo đều tuyên bố mục tiêu của họ là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như tôn trọng ước nguyện của người dân Ukraine, song lại bất đồng về cách thức hỗ trợ người dân Ukraine khôi phục sự ổn định.
Tờ Washington Post cũng nêu bật những quan điểm trái chiều nhau của hai nhà lãnh đạo quyền lực xung quanh vấn đề Syria và rộng hơn là toàn khu vực Trung Đông. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, ông Obama lên án việc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria cũng như ủng hộ lực lượng ly khai tại Ukraine. Trong khi đó, ông Putin cho rằng chính những nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt nền dân chủ đã dẫn đến những biến động gây đổ máu ở Trung Đông và Bắc Phi. Tổng thống Nga nói: "Mặc dù người dân khu vực rõ ràng đang mong muốn và xứng đáng được hưởng nền dân chủ, song việc xuất khẩu các cuộc cách mạng dưới cái mác dân chủ đã đem lại bạo lực và thảm họa xã hội, thay vì nền dân chủ".

Nhức nhối cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu

(Kiến Thức) - Khủng hoảng di cư ở Châu Âu là vấn đề nhức nhối khi càng có nhiều thảm kịch xảy ra trong những hành trình vượt biên mạo hiểm của những người chạy loạn.

Nhức nhối cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu
Cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu đã leo thang trong những tháng gần đây, để lại một vấn đề nhức nhối cho lãnh đạo các nước nhằm tìm ra một giải pháp hữu hiệu ngăn dòng người đang đổ về lục địa già này.
Nhuc nhoi cuoc khung hoang di cu o Chau Au
 Những người di cư mắc kẹt lại tại nhà ga chính ở Thủ đô Budapest, Hungary.

“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí

(Kiến Thức) - Bị phe Cộng hòa dồn ép và bị Nga “chiếu tướng” bằng nước đi gia tăng hiện diện quân sự, Tổng thống Obama lâm vào thế bí trong “ván cờ Syria”.

“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí
Tối 17/9, Tổng thống Obama đột ngột ghé thăm Ngoại trưởng Kerry tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ. Chuyến thăm này không hề có trong lịch làm việc của Tổng thống Obama. Nội dung cuộc trao đổi giữa Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry không được tiết lộ, nhưng chủ đề thảo luận chắc chắn là cuộc nội chiến Syria.
“Van co Syria”: Tong thong Obama dang lam vao the bi
Nước cờ "gia tăng hiện diện quân sự" ở Syria của Tổng thống Putin đã đẩy Tổng thống Obama vào thế bí. 
Tình hình Syria đột biến đến mức Washington phải xét lại cách tiếp cận hiện hành, điều mà người ta không thể nghĩ tới chỉ cách đây vài tuần. Mỹ đã phải “nói chuyện” với Nga về tình hình Syria, cả về ngoại giao lẫn quân sự. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, hai vị bộ trưởng quốc phòng Nga-Mỹ đã điện đàm với nhau, không chỉ một vài phút xã giao mà đó là cuộc điện đàm kéo dài tới 50 phút. Và chủ đề của cuộc điện đàm này cũng vẫn là cuộc nội chiến Syria.

Khủng hoảng Syria bao trùm cuộc gặp Putin-Obama

(Kiến Thức) - Phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chủ đề chính của cuộc gặp Putin-Obama bên lề Đại hội đồng LHQ ở New York sẽ là khủng hoảng Syria.

Khủng hoảng Syria bao trùm cuộc gặp Putin-Obama
Ngày 24/9, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào ngày 28/9/2015.
Khung hoang Syria: Chu de chinh cua cuoc gap Putin-Obama
 Hai vị tổng thống Mỹ-Nga từng thảo luận bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8.
Ông Peskov nói với báo giới:  “Tổng thống Putin sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sẽ hội đàm với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Sau đó, ông sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Nhật Bản (Shinzo Abe) và Tổng thống Mỹ (Barack) Obama".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.