“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí

(Kiến Thức) - Bị phe Cộng hòa dồn ép và bị Nga “chiếu tướng” bằng nước đi gia tăng hiện diện quân sự, Tổng thống Obama lâm vào thế bí trong “ván cờ Syria”.

“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí
Tối 17/9, Tổng thống Obama đột ngột ghé thăm Ngoại trưởng Kerry tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ. Chuyến thăm này không hề có trong lịch làm việc của Tổng thống Obama. Nội dung cuộc trao đổi giữa Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry không được tiết lộ, nhưng chủ đề thảo luận chắc chắn là cuộc nội chiến Syria.
“Van co Syria”: Tong thong Obama dang lam vao the bi
Nước cờ "gia tăng hiện diện quân sự" ở Syria của Tổng thống Putin đã đẩy Tổng thống Obama vào thế bí. 
Tình hình Syria đột biến đến mức Washington phải xét lại cách tiếp cận hiện hành, điều mà người ta không thể nghĩ tới chỉ cách đây vài tuần. Mỹ đã phải “nói chuyện” với Nga về tình hình Syria, cả về ngoại giao lẫn quân sự. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, hai vị bộ trưởng quốc phòng Nga-Mỹ đã điện đàm với nhau, không chỉ một vài phút xã giao mà đó là cuộc điện đàm kéo dài tới 50 phút. Và chủ đề của cuộc điện đàm này cũng vẫn là cuộc nội chiến Syria.
Đối với Tổng thống Obama, các cuộc “nói chuyện” với nước Nga luôn là vấn đề nhạy cảm. Hồi tháng 3/2014, ông đã ra lệnh đình chỉ đối thoại quân sự với Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Đó là chưa kể, ông có lập trường hoàn toàn trái ngược với Tổng thống Nga Vladimir Putin về nội chiến Syria: Ngay từ đầu, ông Obama muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, còn ông Putin thì làm cái điều ngược lại.
Việc hai bộ quan trọng của chính quyền Obama buộc phải điện đàm với Nga về vấn đề Syria là có lý do, liên quan đến cả đối nội lẫn đối ngoại.
Hai bên đều có lý do chính đáng để đánh IS
Tình hình Syria đang ngày càng xấu đi buộc Nga và Mỹ phải xích lại gần nhau. Đất nước Syria đã ở trong tình trạng hỗn loạn, phiến quân IS đang mặc sức hoành hành và cuộc khủng hoảng tị nạn đang khiến cho cả Liên minh Châu Âu bị rối tung như “gà mắc tóc”. Trong khi đó, Washington và Moscow đều có lý do chính đáng để đánh nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. Mỹ lo ngại bị tấn công khủng bố, còn Moscow coi phiến quân IS là một hiểm họa to lớn tiền tàng đối với các nước đồng minh ở Trung Á và ở các nước cộng hòa Chechnya, Dagestan…thuộc Liên bang Nga.
Kể từ nhiều tuần qua, chính quyền Obama rất “đau đầu nhức óc” trong việc tìm hiểu động cơ đích thực của việc Nga ồ ạt đổ vũ khí (và binh lính) vào Syria. Không những thế, Điện Kremlin còn không loại trừ khả năng đưa bộ binh tham chiến ở Syria.  
Tuần tới, Tổng thống Nga Vladimir sẽ đến New York để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tại diễn đàn quan trọng nhất thế giới này, chắc chắn ông Putin sẽ kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. Việc Mỹ đột ngột thảo luận với Nga đồng nghĩa với việc tránh để cho Tổng thống Putin “cướp diễn đàn” tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Đối với Tổng thống Putin, việc Mỹ buộc phải “nói chuyện” đồng nghĩa với sự thừa nhận rằng không thể giải quyết cuộc chiến ở Syria mà thiếu sự can dự của nước Nga.
Nhà bình luận Dmitrij Trenin của Trung tâm Carnegie ở Moscow nhận định: "Mục tiêu của Nga là buộc Mỹ phải nói chuyện về vấn đề Syria. Xét theo khía cạnh này, ông Putin đã thành công”.
Chiến lược chống IS của chính quyền Obama “thất bại”
Tổng thống Obama đang ngày càng chịu nhiều sức ép ở trong nước về cung cách hành xử đối với vấn đề Syria. Người ta chỉ trích ông “thất bại” trong cuộc chiến chống phiến quân IS. Phe này nói ông Obama lẽ ra không nên can thiệp vào cuộc nội chiến Syria, còn phe kia thì lại chỉ trích ông can thiệp quá ít.  
Thế nhưng, cả hai phe đều nhất trí với nhau ở một điểm. Đó là chiến dịch không kích phiến quân IS và chương trình đào tạo 5.000 quân nổi dậy Syria “ôn hòa” của chính quyền Obama đã hoàn toàn bị phá sản. Mới đây, tướng Lloyd J. Austin đã phải thú nhận trước Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng hiện chỉ còn có “4 hoặc 5” quân nổi dậy được Mỹ đào tạo thông qua  chương trình huấn luyện 500 triệu USD…đang chiến đấu chống phiến quân IS.
Vậy các cuộc điện đàm Nga-Mỹ về Syria sẽ có kết quả như thế nào? Cho đến nay, quan hệ Nga-Mỹ liên quan đến Syria vẫn chỉ gói gọn trong các cuộc “thảo luận có tính xây dựng” và nhằm thu hẹp bất đồng.
Nhà phân tích Trenin thận trọng nhận định: "Rất có thể, hai bên tìm cách tránh ngáng chân nhau trong cuộc chiến chống IS ở Syria”.  
Mức độ sâu rộng của hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS sẽ phụ thuộc phần nào vào số phận của Tổng thống Assad. Cho đến nay, Tổng thống Putin vẫn kiên quyết ủng hộ đương kim Tổng thống Syria, còn Tổng thống Obama cũng sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu lật đổ ông này, một phần do sức ép trong nước. Nếu ông Obama tỏ ra nhượng bộ về số phận của Tổng thống Assad, thì phe Cộng hòa sẽ có cớ để công kích phe Dân chủ trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Mỹ cuối năm 2016.

Nga cao tay trong “ván cờ Ukraine”

(Kiến Thức) - Trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ ở Ukraine, tập hợp lực lượng và lôi kéo đồng minh mới là quan trọng, chứ không phải vũ khí hạt nhân.

Nga cao tay trong “ván cờ Ukraine”
Nhung nuoc co cao tay cua Nga trong “van co Ukraine”
Nước cờ cao tay của Nga trong “ván bài Ukraine”  
Trong cuộc đấu này, Mỹ chỉ có thể trông đợi vào EU, Canada, Australia và một phần nào đó là Nhật Bản. Ngược lại, Nga nhận được sự hậu thuẫn từ những nước thuộc nhóm nước các cường quốc có nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Brazil, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi; thiết lập được thế đứng vững chắc ở Mỹ Latinh, bắt đầu soán chỗ của Mỹ ở châu Á, Bắc Phi. Hãy hình dung về một cuộc “bỏ phiếu” ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mà ở đó có thể xem những lá phiếu không công khai ủng hộ Mỹ chính là sự phản đối Mỹ hoặc ngầm hậu thuẫn Nga, chúng ta sẽ có được một kết quả khá bất ngờ: Những nước thuận theo quan điểm của Nga chiếm 60% GDP, 2/3 dân số toàn cầu, 3/4 diện tích toàn thế giới. Đó chính là lý‎ do để Tổng thống Putin tin rằng, Nga là bên có khả năng huy động được nguồn lực lớn hơn.
Mỹ chỉ còn hai giải pháp mang tính chiến thuật. Một là, đẩy Nga vào tình cảnh buộc phải lựa chọn giữa kết cục “xấu” hoặc “xấu hơn”, như những gì mà Washington áp dụng trong những ngày đầu của chính biến Maidan. Trong trường hợp “xấu”, Nga  buộc phải chấp nhận một nhà nước Ukraine mang nặng tư tưởng cực đoan, bài Nga - đó sẽ là một mối đe dọa thường trực sát sườn Nga. “Xấu hơn” là Nga sẽ buộc phải đưa quân, can thiệp vũ lực, loại bỏ các phần tử phát-xít mới, không để thế lực này nắm quyền. Khi đó, thế giới sẽ lên tiếng chỉ trích Nga xâm lược một quốc gia độc lập, đàn áp một cuộc “cách mạng”, tư tưởng chống Nga sẽ dâng cao tại nhiều khu vực ở Ukraine, đó là chưa kể đến xu hướng chia rẽ trong xã hội Nga.

Liệu Nga-Mỹ có chung tay cởi “nút thắt Trung Đông”?

(Kiến Thức) - Liệu Nga-Mỹ có chung tay "cởi nút thắt Trung Đông", trong đó trọng tâm là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS và giải quyết ổn thỏa cuộc nội chiến Syria?

Liệu Nga-Mỹ có chung tay cởi “nút thắt Trung Đông”?
Lieu Nga-My co chung tay coi “nut that Trung Dong”?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Có dấu hiệu hợp tác Nga-Mỹ chống phiến quân IS

Đằng sau việc Nga hỗ trợ quân sự cho Syria

Chính sự suy yếu của Damascus đã buộc Nga phải phối hợp với Iran đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Đằng sau việc Nga hỗ trợ quân sự cho Syria
Mạng tin Al Arabiya News số ra mới đây có đăng bài viết của Tiến sĩ Ibrahim Azeem - một chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi - phân tích về sự can thiệp mới nhất của Nga tại Syria.
Dang sau viec Nga ho tro quan su cho Syria
Tàu chiến Nga tập trận ở Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria.
Trong nội dung bài biết, Tiến sĩ Azeem nhận định rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã suy yếu trong thời gian gần đây sau khi phải hứng chịu những tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh và mất đi nhiều vị trí chiến lược.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.