HAGL muốn bán 80 triệu cổ phiếu HNG cho đối tác chiến lược

(Vietnamdaily) - Trên thị trường cổ phiếu HNG đang đi ngang tại mức giá 12.350 đồng/cp, tạm tính theo thị giá này số tiền HAGL có thể thu về khoảng 988 tỷ đồng.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) mới đăng ký bán 80 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) nhằm tái cơ cấu tài chính. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức bán thoả thuận cho đối tác chiến lược từ ngày 22/3-20/4.

Hiện HAGL đang sở hữu gần 330,2 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng 29,78% vốn. Nếu thương vụ thành công, dự kiến tỷ lệ sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico giảm xuống còn 22,57% vốn và nhường lại ghế cổ đông lớn nhất cho CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) với tỷ lệ sở hữu 27,63%.

HAGL muon ban 80 trieu co phieu HNG cho doi tac chien luoc
 Ông Đoàn Nguyên Đức.

Trên thị trường cổ phiếu HNG đang đi ngang tại mức giá 12.350 đồng/cp, tạm tính theo thị giá này số tiền HAGL có thể thu về khoảng 988 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, HAGL đã 2 lần đăng ký bán cổ phiếu HNG với tổng khối lượng đạt 122,5 triệu đơn vị nhằm cơ cấu lại nợ ngân hàng, ước tính giá trị thu về đến 1.475 tỷ đồng.

Sau 2 năm tái cơ cấu với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược Thaco, tình hình tài chính của HAGL Agrico đã chuyển biến tích cực hơn nhiều nhưng vẫn còn nhiều áp lực. Đầu năm 2021, ông Đoàn Nguyên Đức đã rút lui khỏi HAGL Agirco, nhường lại cho người Thaco quản lý Công ty.

HAGL bán xong 75 triệu cổ phiếu HNG, bỏ túi trên 800 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Ước tính HAGL có thể thu về trên 810 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố thông tin đã bán xong 75 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico).

Được biết, giao dịch này được thực hiện theo phương thức thoả thuận từ ngày 5/2-2/3. Sau giao dịch, HAGL giảm sở hữu về còn 330,2 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng với tỷ lệ nắm giữ là 29,78% vốn.

Biến cố chính trị ở Myanmar: BIDV, HAG, Viettel, Vietnam Airlines nên làm gì?

(VietnamDaily) - Trước biến cố chính trị, sự tác động của đại dịch COVID-19 tại Myanmar, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng để tránh thiệt hại và trụ lại Myanmar lúc này, có lẽ các nhà đầu tư Việt Nam nên tìm cách giảm các chi phí ở mức tối đa nhất, chỉ giữ “bộ xương sườn” người lao động.

Tại Myanmar những ngày qua liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình kể từ khi đất nước này xảy ra biến cố về chính trị quân đội đảo chính bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ để lên nắm quyền (bắt giữ bà Aung San Suu Kyi cùng Tổng thống Win Myint và các quan chức cấp cao khác vào ngày 1/2).
Bien co chinh tri o Myanmar: BIDV, HAG, Viettel, Vietnam Airlines nen lam gi?
Những người biểu tình bỏ chạy để tránh hơi cay của lực lượng an ninh vào ngày 1/3 ở Yangon, Myanmar. (Ảnh: AP).
Gần như các dịch vụ đường truyền Internet, truy cập Facebook, Instagram tại Myanmar thường xuyên bị gián đoạn, người dùng không thể truy cập được. Đặc biệt, nhiều ngân hàng tại Myanmar hiện đã đóng cửa các chi nhánh, hạn chế số tiền rút trực tiếp tại ATM.

Tin mới