Hacker tấn công mã độc vào Bưu điện Việt Nam

Hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) bị hacker tấn công mã độc vào sáng sớm ngày 4/6. Cuộc tấn công khiến hệ thống này bị gián đoạn hoạt động.

Ngày 4/6, việc truy cập vào website Tổng công ty Bưu điện Việt Nam không thể thực hiện.

Theo đơn vị này, vào 3h10 cùng ngày, hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty bị tấn công bất hợp pháp (ransomware - tống công mã độc tống tiền), gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ Bưu chính chuyển phát. Các dịch vụ Tài chính bưu chính, Hành chính công và phân phối hàng hóa vẫn hoạt động bình thường.

Ngay khi phát hiện sự cố, Bưu điện Việt Nam đã kích hoạt kịch bản hành động, bám sát theo hướng dẫn của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong đó có việc ngắt kết nối các hệ thống công nghệ thông tin để cô lập sự cố và bảo vệ dữ liệu. Do vậy, các website (có chứa “vnpost.vn” trong tên miền) và các ứng dụng liên quan sẽ tạm thời bị gián đoạn trong thời gian khắc phục sự cố.

Hacker tan cong ma doc vao Buu dien Viet Nam

Bưu điện Việt Nam bị tấn công mã độc tống tiền hôm nay. Ảnh minh hoạ.

Bưu điện Việt Nam cho biết, đang làm việc với các cơ quan chức năng và phối hợp với các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam để nỗ lực xử lý, khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất, đảm bảo tối đa quyền lợi khách hàng.

Tấn công mã độc tống tiền trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp. Trong năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại tới 8.000 tỷ USD bởi các cuộc tấn công mạng (tương đương gần 21 tỷ USD mỗi ngày). Con số này dự kiến sẽ tăng lên 9.500 tỷ USD vào năm 2024. Cứ sau 11 giây lại có một tổ chức trên toàn cầu bị tấn công bằng Ransomware. Đồng thời, có hơn 353 triệu người đã bị ảnh hưởng do vi phạm dữ liệu với chi phí trung bình toàn cầu của một vụ vi phạm dữ liệu lên tới 4,45 triệu USD.

Theo các chuyên gia, nhờ sự giúp sức của trí tuệ nhân tạo (AI), hoạt động tấn công và phòng chống tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp. AI hiện nay được sử dụng để tự động tìm kiếm lỗ hổng bảo mật, hỗ trợ các chiến dịch tấn công và phòng thủ, đồng thời mở ra các mặt trận mới trong các cuộc chiến trên không gian mạng. Ví dụ như AI được sử dụng để kiểm soát các mạng máy tính bị nhiễm mã độc, mạng bonnet để tổ chức các cuộc tấn công liên hoàn, nhắm vào các tổ chức, nhất là hệ thống quan trọng của các quốc gia, doanh nghiệp.

Năm 2023, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng bị tấn công mã độc gây gián đoạn dịch vụ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Lời khai nghi phạm bắt cóc con gái của bạn thân, đòi chuộc 2 tỷ

Tại cơ quan công an, Sơn khai nhận, do nợ tiền không có khả năng chi trả nên nảy sinh ý định bắt cóc con của bạn mình để đòi tiền chuộc.

Lời khai nghi phạm bắt cóc con gái của bạn thân, đòi chuộc 2 tỷ
Chiều 3/10, Công an tỉnh Long An cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An phối hợp các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TPHCM và Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ đối tượng Nguyễn Thanh Sơn (SN 1989), ngụ ấp 6, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An để điều tra làm rõ về hành vi "bắt cóc trẻ em".
Nguyễn Thanh Sơn là nghi phạm bắt cóc cháu L.M.C (3 tuổi, trú tại phường 2, TP Tân An, tỉnh Long An, con của anh Lê Trọng Tuyển, bạn thân của Sơn) để đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng.

Trung Quốc: Ăn vạ tống tiền nhà hàng, cặp vợ chồng bị phạt 22 tháng tù

Với chiêu trò đút mảnh thủy tinh vào miệng trong bữa ăn, cặp vợ chồng Trung Quốc đã ăn vạ tống tiền 17 nhà hàng để được ăn uống miễn phí và đòi khoản bồi thường.

Trung Quốc: Ăn vạ tống tiền nhà hàng, cặp vợ chồng bị phạt 22 tháng tù
Theo đó, nhân vật chính trong câu chuyện ăn vạ tống tiền nhà hàng được xác định là người đàn ông họ Chen và người phụ nữ họ Jiang, đến từ Thượng Hải, Trung Quốc.
Cặp đôi này vừa bị tòa kết án 22 tháng tù và phạt 11 nghìn nhân dân tệ (khoảng 37 triệu đồng) vì tội tống tiền 17 nhà hàng với số tiền hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 34 triệu đồng) bằng cách cho mảnh thủy tinh vào miệng mình và vờ như họ đã tìm thấy nó trong đồ ăn.

Thấy 4 từ này trên trình duyệt web không được click kẻo mất tiền

Khi thấy một số link trên trình duyệt web, có thể bạn sẽ click vào nhưng việc này có thể mang lại tai họa cho bạn.

Thấy 4 từ này trên trình duyệt web không được click kẻo mất tiền

Hàng ngày, bạn thường sử dụng các trình duyệt web để lướt mạng đọc tin tức, check email... Khi vào trình duyệt web, bạn thường thấy cửa sổ bật lên (pop-up) khá phổ biến đặc biệt ở những trang web không đáng tin cậy. Các trang này thường là các trang tải phần mềm bẻ khóa hay nội dung lậu, nội dung không chính thống. Thông thường, pop-up được thiết kế để chứa quảng cáo hoặc thông báo, nhưng nó cũng có thể đính kèm liên kết tải xuống mã độc để lấy thông tin người dùng hoặc để đạt các mục đích xấu khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới