Hacker tại Triều Tiên được biệt đãi ra sao?

Tại Triều Tiên, các hacker được chọn rất kỹ càng nhằm phục vụ cho những cuộc chiến tranh mạng khi cần, một người từng đào tẩu khỏi đây tiết lộ.

Hacker tại Triều Tiên được biệt đãi ra sao?
Được coi là một nước nghèo đói và bị cô lập với thế giới bên ngoài, Triều Tiên vẫn đổ một nguồn lực lớn vào một lực lượng phục vụ các cuộc chiến tranh mạng phức tạp có tên “Cục 121”, một người từng trốn khỏi Bình Nhưỡng cho biết.
Theo nhân vật này, Cục 121 là nơi tập hợp những chuyên gia máy tính tài năng nhất của Triều Tiên, trong đó có một số đến từ Tổng cục trinh sát - một cơ quan tình báo ưu tú của quân đội nước này.
 
Hacker quân đội là một trong những lực lượng tài năng nhất, được trọng vọng nhất tại Triều Tiên. Họ được tuyển chọn và huấn luyện từ khi mới 17 tuổi, theo Jang Se-yul - một người từng học chung với lực lượng này tại một trường đại học về quân sự (Đại học Tự động hóa), ngành khoa học máy tính. 6 năm trước, Jang đã bỏ trốn sang Hàn Quốc.
Chia sẻ với Reuters tại Seoul, Jang cho biết Cục 121 bao gồm khoảng 1.800 chiến binh mạng, được coi là những nhân vật ưu tú của quân đội Triều Tiên. “Đối với họ, vũ khí mạnh nhất là không gian mạng. Tại Triều Tiên, nó được gọi là cuộc chiến bí mật”.
Một trong những người bạn của ông này đang làm việc trong một nhóm tại nước ngoài của Cục 121 với vỏ bọc bên ngoài là nhân viên của một công ty kinh doanh. Khi về nước, bạn bè và gia đình của anh ta được cấp một căn hộ lớn tại một khu thượng lưu tại Bình Nhưỡng, Jang cho hay.
“Không ai biết công ty của anh ta vẫn hoạt động như bình thường. Một người bạn tôi, từng sống ở vùng nông thôn, có thể đưa cả gia đình của anh ta đến Bình Nhưỡng. Biệt đãi dành cho các chuyên gia mạng của Triều Tiên là rất lớn. Họ có thể sống một cuộc sống giàu sang tại Bình Nhưỡng”.
 
Ông này cho biết, Cục 121 chỉ lựa chọn đúng 100 sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Tự động hóa mỗi năm, sau khi đã trải qua 5 năm đào tạo. Trường đại học này được rào bằng dây thép gai xung quanh.
“Họ được tuyển chọn cẩn thận”, Kim Heung-kwang, một cựu giáo sư khoa học máy tính tại Triều Tiên cho hay. “Được nhận vào lực lượng này là một niềm tự hào lớn. Đây là một công việc được xem là trí tuệ và mọi người đều coi trọng nó”.

Toàn cảnh VCCorp bị hacker tấn công, hàng loạt website tê liệt

Ước tính số tiền VCCorp bị mất vì gặp sự cố hacker tấn công từ hôm 13/10 đến nay rơi vào khoảng hơn chục tỷ đồng...

Toàn cảnh VCCorp bị hacker tấn công, hàng loạt website tê liệt
Cho đến sáng 18/10 nhiều website do VCCorp vận hành như Dân Trí, VTV.VN, SUCKHOEDOISONG.VN, GIADINH.NET.VN, KENH14.VN... vẫn gặp phải sự cố không truy cập được.
Từ sáng sớm ngày 17/10, một loạt các website do Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp) phụ trách hệ thống và kỹ thuật như Dân Trí, VnEconomy, Muachung, Soha News, Kenh14, CafeF, Giadinh.net.vn… lại tiếp tục gặp sự cố không truy cập được.

Trung Quốc bị buộc tội đánh cắp dữ liệu của Mỹ

Tờ Washington Post của Mỹ đưa tin cáo buộc hacker Trung Quốc đã đột nhập vào Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, đánh cắp dữ liệu.

Trung Quốc bị buộc tội đánh cắp dữ liệu của Mỹ

9 chuyện “giật gân” chưa từng có về vụ tấn công Sony

(Kiến Thức) - Mời bạn đọc cùng điểm lại 9 chuyện chưa từng có tiền lệ về vụ tấn công (hack) vào hệ thống máy chủ hãng phim Sony cho đến nay.

9 chuyện “giật gân” chưa từng có về vụ tấn công Sony
Ngày 24/11 vừa qua, các hacker đã tắt hệ thống máy chủ của Sony và sau đó tung lên mạng khoảng 11 terabyte dữ liệu. Thông tin bị đánh cắp có thể tải về miễn phí từ trên mạng. Hiện vẫn chưa rõ những kẻ nào đứng sau vụ tấn công này.
Ngày 24/11 vừa qua, các hacker đã tắt hệ thống máy chủ của Sony và sau đó tung lên mạng khoảng 11 terabyte dữ liệu. Thông tin bị đánh cắp có thể tải về miễn phí từ trên mạng. Hiện vẫn chưa rõ những kẻ nào đứng sau vụ tấn công này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới