Hà Nội xem xét tăng thu nhập cho cán bộ để ngăn nghỉ việc

Để ngăn tình trạng nghỉ việc, chuyển việc, Hà Nội đang xem xét nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động.

Hà Nội xem xét tăng thu nhập cho cán bộ để ngăn nghỉ việc
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành văn bản về việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc.

Theo đó, thực hiện đề nghị của Bộ Nội vụ, UBND TP.Hà Nội đã đưa ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố.

Ha Noi xem xet tang thu nhap cho can bo de ngan nghi viec

Người dân đi làm thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.

Trong 9 nhóm giải pháp trọng tâm, UBND TP.Hà Nội nêu rõ cần phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở.

Cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội phát triển, gắn kết, gắn bó, ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trên cơ sở các quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về xã hội hóa, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND TP phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

UBND TP.Hà Nội giao các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Cùng đó, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt, công việc, tạo niềm tin, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ, công chức, viên chức trẻ.

Ngoài ra, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài một cách thiết thực, cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

UBND TP.Hà Nội giao Sở Tài chính rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị TP.

Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế, định mức khoán chi thường xuyên, thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị của thành phố, báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND TP để thực hiện theo thẩm quyền.

Trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc hàng loạt cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc thời gian gần đây, thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, đây là vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm, đặc biệt là với thông tin 9.397 nhân viên y tế thôi việc trong 1,5 năm qua.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, trong đó có cán bộ, công viên chức.
Bộ Nội vụ cũng đã có báo cáo Thủ tướng về việc này và đã có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương và đề nghị các bộ ngành địa phương báo cáo tình hình cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc trong 2,5 năm qua.
Đến nay Bộ Nội vụ đã nhận được báo cáo của 28 cơ quan Trung ương, 63 tỉnh thành và đã có tổng hợp. Theo đó, tổng số có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, chuyển việc sang khu vực tư, chiếm gần 2% tổng biên chế. Theo phân tích của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, bình quân mỗi năm có 15.820 người thôi việc ở khu vực công, chiếm khoảng 0,8% tổng biên chế được giao. Trong đó, ở Trung ương chiếm 18%, địa phương 82%. Trong số này, công chức chiếm khoảng 10%, còn lại 80% là viên chức.
Đáng chú ý, trong phần trả lời của mình, ông Thăng nhấn mạnh đến bối cảnh ngành y tế trong thời gian dịch bệnh, công việc áp lực, ngành giáo dục cũng tương tự.
Nói về nguyên nhân của vấn đề này, thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, khách quan của nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường lao động. Để phát triển lành mạnh giữa khu vực công và tư thì có sự liên thông giữa công tư và có sự cạnh tranh phát triển.
Theo ông Thăng, cũng cần nhìn lại chính sách của khu vực công, khu vực tư để có giải pháp hoàn thiện.
Ngoài ra, hiện đang thực hiện cơ chế xã hội hóa tại các đơn vị sự nghiệp, trong đó có việc ký hợp đồng làm việc. Chính vì vậy tạo sự ra vào giữa khu vực công và tư thường xuyên hơn.
Về nguyên nhân chủ quan, theo thứ trưởng Bộ Nội vụ, chế độ chính sách tiền lương còn rất nhiều khó khăn trong khu vực công so với nhu cầu cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức.
Để giải quyết vấn đề này, ông Thăng cho biết, Bộ Nội vụ cùng các bộ ngành liên quan sẽ tham mưu, báo cáo Chính phủ trình Trung ương, Quốc hội xem xét tăng lương cho phù hợp.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ công tác quy hoạch, đặc biệt đối với các chuyên gia, hiện nay chưa làm tốt nên người có kiến thức, năng lực giỏi được khu vực tư đưa ra các chính hấp dẫn hơn để thu hút.
Ngoài ra, hiện nay đang thực hiện chính sách tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế nên có phần nào tạo sức ép, áp lực cho cán bộ, công chức.
Thứ trưởng Nội vụ cũng nhìn nhận môi trường làm việc trong khu vực công chưa thật sự hấp dẫn để tạo cơ hội cho cán bộ phát huy năng lực của mình.
Một nguyên nhân khác theo thứ trưởng Bộ Nội vụ là công tác chính trị tư tưởng trong việc cống hiến cho nền công vụ một số nơi chưa được quan tâm.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thu nhập giảm, hàng loạt cán bộ, công chức xin nghỉ việc:

(Nguồn: VTV24)

Từ năm 2021 đến tháng 4/2022, Hà Nội có 758 y bác sĩ xin nghỉ việc

Theo UBND TP Hà Nội, từ năm 2021 đến tháng 4/2022, toàn ngành y tế Hà Nội có 758 người xin nghỉ việc, gần 100 người xin chuyển công tác.

Từ năm 2021 đến tháng 4/2022, Hà Nội có 758 y bác sĩ xin nghỉ việc
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP nhóm vấn đề thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình hình nhân viên y tế nghỉ hoặc bỏ việc

Nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn như cường độ áp lực công việc cao; cơ sở vật chất của các đơn vị công lập còn hạn chế; môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình hình nhân viên y tế nghỉ hoặc bỏ việc

PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, vừa có văn bản gửi các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc báo cáo tình hình viên chức xin nghỉ việc hoặc bỏ việc.

Bo Y te yeu cau bao cao tinh hinh nhan vien y te nghi hoac bo viec
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, viên chức và nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn như cường độ áp lực công việc cao, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi. 

Tiền vào ví dân Việt chỉ 4,2 triệu/tháng, làm sao đủ chi tiêu?

Theo Tổng cục Thống kê, trước năm 2019 thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau 2019 do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập có xu hướng giảm dần.

Tiền vào ví dân Việt chỉ 4,2 triệu/tháng, làm sao đủ chi tiêu?

Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6 cho thấy thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,2 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5,38 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (3,48 triệu đồng).

Tien vao vi dan Viet chi 4,2 trieu/thang, lam sao du chi tieu?

Covid-19 tác động mạnh đến thu nhập người dân

Theo Tổng cục Thống kê, trước năm 2019 thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau 2019 do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập có xu hướng giảm dần. Tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so với khu vực nông thôn. So với năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị giảm 3,6%, trong khi thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể.

Trong năm 2021, vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (5,794 triệu đồng/người/tháng) và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,837 triệu đồng/người/tháng).

Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 9,184 triệu đồng cao gấp 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).

Tien vao vi dan Viet chi 4,2 trieu/thang, lam sao du chi tieu?-Hinh-2

Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ

Xét riêng về 10 chỉ số phản ánh mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản thì các hộ gia đình Việt Nam năm 2021 thiếu hụt nhiều về bảo hiểm y tế và giáo dục người lớn (mức độ thiếu hụt lần lượt là 17,8% và 11,3%).

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người vẫn tiếp tục giảm so với năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng cơ cấu thu nhập vẫn chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn với tỷ trọng các khoản thu từ tiền công, tiền lương có xu hướng tăng và tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm. Mặc dù, thu nhập của dân cư có giảm so với năm 2020 nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Tien vao vi dan Viet chi 4,2 trieu/thang, lam sao du chi tieu?-Hinh-3

Cảnh báo 2022, giá cả tăng đè nặng lên mỗi người dân

Việc thực hiện gói hỗ trợ kinh tế vào năm 2008-2009 đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình cảnh lạm phát cao vào các năm sau, có thời điểm lên đến 18%/năm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.