Hà Nội: Từ 9/8, ngoài giấy đi đường cần mang theo giấy tờ gì?

Ngoài giấy đi đường, người dân Hà Nội ra đường phải xuất trình kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Hà Nội: Từ 9/8, ngoài giấy đi đường cần mang theo giấy tờ gì?
Hà Nội vừa có văn bản siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18 của UBND thành phố Hà Nội.
Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 17 ngày 23/7 của Chủ tịch UBND thành phố, ngày 29/7, UBND thành phố đã có văn bản quy định về mẫu giấy đi đường và các giấy tờ cần thiết khác. Cơ bản các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt nhưng vẫn còn nhiều trường hợp cấp và sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng; có một số chốt kiểm soát chưa siết chặt việc kiểm tra dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách.
Ha Noi: Tu 9/8, ngoai giay di duong can mang theo giay to gi?
 Hà Nội siết chặt kiểm soát giấy đi đường trong mùa dịch COVID-19.
Nhằm siết chặt công tác cấp và sử dụng Giấy đi đường, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, UBND thành phố đề nghị:
Về mẫu giấy đi đường: Theo mẫu Giấy đi đường đã được ban hành. Người đi đường xuất trình kèm theo: Căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn Thành phố bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; chịu trách nhiệm về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; không lập kế hoạch hoạt động, phân công công tác; cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng Giấy đi đường sai mục đích.
Hà Nội giao các lực lượng chức năng kiểm tra Giấy đi đường tại các chốt kiểm soát đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo hướng: Kiểm soát, giám sát việc sử dụng Giấy đi đường có điểm đến trên địa bàn mình quản lý để phát hiện, nhắc nhở hoặc kiến nghị xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND Thành phố về bố trí lịch làm việc, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách.
Các chốt kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, thông tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức cấp Giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.
UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận Giấy đi đường trên nguyên tắc chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ nơi đến trên địa bàn.
Đối với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn Thành phố: phối hợp UBND xã, phường, thị trấn (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận Giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo).
Đối với các khu, cụm công nghiệp, chính quyền địa phương chủ động phối hợp các chủ doanh nghiệp thống nhất phương án tổ chức thực hiện giám sát nơi đi hoặc nơi đến phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với các chợ: Ban quản lý chợ lập danh sách tiểu thương và những người liên quan duy trì hoạt động của chợ đảm bảo theo phương án giãn cách, giảm quầy hàng theo quy định. Trên cơ sở danh sách do các ban quản lý chợ cung cấp, UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, xác nhận và gửi lại cho ban quản lý chợ để cấp cho tiểu thương và người có liên quan sử dụng.
Đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tạm dừng hoạt động: Phối hợp UBND xã, phường, thị trấn (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận Giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo) cho nhân viên trực đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại đơn vị.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Tạm dừng các cơ sở sản xuất không đảm bảo phòng, chống COVID-19

Nguồn: QTV

Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Biết nữ đại gia quen với mẹ có nhiều tiền gửi tiết kiệm, Huỳnh Tấn Luật đã dụ bà làm khách của ngân hàng sau đó phù phép biến bà thành con nợ.

Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKSND tối cao tiếp tục đề nghị truy tố Huỳnh Tấn Luật (sinh năm 1973, cựu cán bộ một ngân hàng thương mại) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, TAND TP.HCM từng xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Luật 20 năm tù về tội trên. Sau đó bị hại kháng cáo yêu cầu huỷ án, làm rõ vai trò giúp sức của một số người thân của Luật và thu hồi các tài sản để khắc phụ hậu quả.

TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo và huỷ án đề điều tra xét xử lại.

Kết luận điều tra xác định mẹ của Luật có mối quan hệ thân thiết với bà VTK (ngụ quận 11). Biết bà K. có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà K. gửi tiền vào các phòng giao dịch ngân hàng do Luật phụ trách để giúp con tăng doanh số huy động vốn.

De nghi truy to can bo ngan hang bien dai gia thanh con no 385 ti


Huỳnh Tấn Luật tại phiên xử trước đó. Ảnh: H.YẾN

Từ tháng 7/2010, bà K. đã đem tiền qua chỗ Luật làm gửi. Vì lượng tiền gửi của bà lớn nên từ tháng 10/2011, chi nhánh ngân hàng đồng ý cho Luật được thực hiện các giao dịch tại nhà khách.

Cũng trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 11/2012, khi có được sự tin tưởng, Luật vay hơn 239 tỉ đồng và gần 8.700 USD của bà K để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Theo đó, lãi suất Luật trả cho bà K. cao hơn lãi suất ngân hàng.

Năm 2014, bà K. liên tục đòi nợ nhưng lúc này Luật không còn khả năng trả nợ. Luật bằng thủ đoạn soạn thảo, in ghép thêm nội dung vào chín tờ giấy thể hiện đã trả hết nợ cho bà K., đồng thời làm giả biên nhận chính bản thân cho bà K. vay 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC.

Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, Luật gọi điện, nhắn tin cho bà K. đòi nợ. Không đòi được tiền từ bà K., tháng 8/2014, Luật làm đơn tố cáo bà K. chiếm đoạt của mình 82 tỉ đồng và gần 3.900 lượng vàng SJC.

Tháng 9/2014, Luật khởi kiện ra tòa án để đòi nợ nhằm chối bỏ trách nhiệm và chiếm đoạt số tiền 385 tỉ đồng (gồm gốc lẫn lãi). Tuy nhiên khi bà K. làm đơn tố cáo lại Luật vì có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản thì Luật rút đơn khởi kiện.

Quá trình điều tra, CQĐT xác định chữ ký trên chín tờ giấy thể hiện để trả nợ cho bà K. là giả. Ngoài ra Luật còn vay tiền của của 12 người khác từ năm 2006 đến 2014 tổng cộng 162 tỉ và 10.000 USD.

Luật dùng hơn 155 tỉ đồng tiền vay của bị hại K. và những người khác để mua 21 tài sản gồm bất động sản và xe ô tô nhưng để người thân đứng tên.

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai: Không để xảy ra việc xin cho, lựa chọn vắc xin

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả không để vắc xin hết hạn; tuyệt đổi không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vắc xin, lợi dụng chức trách để tiêm.

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai: Không để xảy ra việc xin cho, lựa chọn vắc xin
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Chu tich tinh Dong Nai: Khong de xay ra viec xin cho, lua chon vac xin
 Ảnh minh họa.

Hải Dương: Ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh trong ăn uống

Ngày 8/8, Tổ Công tác đặc biệt tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện ngay một số biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 trong ăn uống.

Hải Dương: Ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh trong ăn uống

Trước thực tế những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các ca bệnh COVID-19 có liên quan đến các quán kinh doanh hàng ăn, trong đó một số ổ dịch được phát hiện từ các quán chó, mèo có nguồn cung cấp từ miền Nam, Tổ Công tác đặc biệt của tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, yêu cầu nhân dân địa phương không tụ tập tổ chức ăn uống đông người trong đời sống hàng ngày khi dịch bệnh đang phức tạp.

Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo các lực lượng công an trên địa bàn rà soát, lập danh sách và yêu cầu dừng tất cả các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ, kinh doanh, giết mổ, chế biến thức ăn liên quan đến chó, mèo có nguồn gốc từ miền Nam.

Hai Duong: Ngan chan, day lui nguy co lay lan dich benh trong an uong
Ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.