Hà Nội: Trạm trộn bê tông Hà Trang hết hạn giấy phép vẫn hoạt động

Chưa được gia hạn giấy phép, nhưng trạm trộn bê tông Hà Trang vẫn ngang nhiên hoạt động, gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.

Hà Nội: Trạm trộn bê tông Hà Trang hết hạn giấy phép vẫn hoạt động
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại khu vực Bến Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội có 3 doanh nghiệp được UBND thành phố cho thuê đất sử dụng vào mục đích hoạt động tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng và trạm trộn bê tông.
Trong đó, Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang được UBND TP Hà Nội cho thuê theo quyết định số 586/QĐ-UBND ngày 26/1/2006.
Về hoạt động trạm trộn bê tông của Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang (gọi tắt trạm trộn bê tông Hà Trang) tại Bến Lời (xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm), được thực hiện theo quyết định số 6476/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 của UBND TP Hà Nội. Thời gian hoạt động đến tháng 6/2019.
Đến ngày 2/11/2020, UBND TP Hà Nội có quyết định số 4922/QĐ-UBND về việc cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều: Lắp đặt tạm thời 2 trạm trộn bê tông tại bãi sông Đuống (xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm). Công ty TNHH Kinh doanh vật tư và Vận chuyển Hà Trang là đơn vị thực hiện. Thời gian hoạt động kể từ ngày ra quyết định đến ngày 15/6/2021.
Ha Noi: Tram tron be tong Ha Trang het han giay phep van hoat dong
Trạm trộn bê tông Hà Trang hết hạn giấy phép hoạt động vẫn chưa tháo dỡ, di dời. 
Mặc dù đã hết thời gian giấy phép, nhưng theo phản ánh của người dân, gần 2 năm nay trạm trộn bê tông Hà Trang vẫn ngang nhiên hoạt động và có dấu hiệu xả thải trực tiếp ra sông Đuống do doanh nghiệp này không có hệ thống xử lý nước thải.
Trao đổi với phóng viên, bà T.M.A. (người dân thôn Đồng Xuyên, xã Đặng Xá) cho biết: Việc hàng loạt xe bồn chở bê tông Hà Trang chạy xuyên ngày đêm còn gây ra tình trạng bụi bẩn, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống chung của khu dân cư. Đến nay, tình trạng trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Do quá bức xúc trước việc trạm trộn bê tông Hà Trang hoạt động khi chưa được gia hạn giấy phép gây ô nhiễm môi trường nên chiều ngày 6/1/2023, hàng chục người dân địa phương đã tập trung nhau kéo đến chặn lối đi, không cho những chiếc xe bồn chở bê tông Hà Trang ra khỏi khu vực Bến Lời.
Ha Noi: Tram tron be tong Ha Trang het han giay phep van hoat dong-Hinh-2
Xe bồn chở bê tông vẫn ra vào trạm trộn hôm 8/3/2023. 
Ghi nhận của phóng viên, trưa ngày 8/3/2023 tại khu vực phản ánh cho thấy, trạm trộn bê tông Hà Trang là loại 4 Silô, gồm: Tháp chính, cabin điều khiển, phễu, đường dốc cấp cát, đá lên phễu, chân đỡ bằng cột thép,… vẫn đang tồn tại. Nước thải vẫn chảy lai láng trong khuôn viên trạm trộn này.
Tại khu vực trạm trộn có một chiếc xe bồn trọng tải lớn để vận chuyển bê tông vẫn di chuyển ra vào bình thường; 4 xe bồn và một số máy múc khác… “nằm” bất động ở bãi tập kết đang có một khối lượng lớn cát, sỏi.
Quan sát từ trên cao, có một số đường ống dẫn nước nối từ bên trong trạm trộn bê tông Hà Trang chạy thẳng ra dòng chảy sông Đuống, xung quanh miệng ống xuất hiện một màu trắng đục.
Ha Noi: Tram tron be tong Ha Trang het han giay phep van hoat dong-Hinh-3
Đường ống dẫn nước nối từ bên trong trạm trộn bê tông Hà Trang chạy thẳng ra dòng chảy sông Đuống.
Nhằm đa chiều, khách quan các thông tin phản ánh, ngày 8/3/2023 phóng viên báo Tri thức và Cuộc sống đã đến liên hệ và đặt lịch làm việc với UBND xã Đặng Xá, UBND huyện Gia Lâm.
Ngày 27/3/2023, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ánh Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Đặng Xá khẳng định, trạm trộn bê tông Hà Trang đã hết thời hạn hoạt động. Thời điểm tháng 9 - 10/2022, UBND xã đã có thông báo, nhiều biên bản làm việc, yêu cầu trạm trộn dừng hoạt động và dỡ bỏ.
Hiện tại, UBND xã đang làm hồ sơ để xử lý và báo cáo lên UBND huyện Gia Lâm.
Video: Hết giấy phép hoạt động, trạm trộn bê tông Hà Trang vẫn không tháo dỡ, di dời, xe bồn chở bê tông vẫn ra vào:
 
*Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin./.

Đường sắt bị cưỡng chế thuế khu “đất vàng” tại Hà Nội

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa bị cơ quan thuế Hà Nội cưỡng chế thuế do chưa nộp thuế đất tại khu "đất vàng" 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên (Hà Nội).

Đường sắt bị cưỡng chế thuế khu “đất vàng” tại Hà Nội
Trong khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng cách tính thuế của Hà Nội chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Áp đồng giá đất kinh doanh, mức thuế tăng vọt

Khu đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ hiện nay được xem là khu “đất vàng” nằm tại vị trí trung tâm quận Long Biên. Khu đất này tiền thân là nhà máy hoả xa Gia Lâm được xây dựng từ năm 1905.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp nhận từ năm 1954 và giao cho Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (nay là Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm) quản lý, vận hành và sử dụng toàn bộ để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, chế tạo, sửa chữa, đầu máy toa xe phục vụ cho ngành đường sắt với tổng diện tích 199.588 m2.

Ông Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, trước đây, theo hợp đồng thuê đất, diện tích đất phải nộp tiền thuê đất là 122.597 m2; diện tích đất không phải nộp tiền thuê đất là 76.991 m2 (gồm diện tích 20.721 m2 hồ điều hòa chung của khu vực và diện tích 56.270 m2 đất).

Duong sat bi cuong che thue khu “dat vang” tai Ha Noi
Đường sắt bị cưỡng chế thuế đất ở khu “đất vàng” nhà máy xe lửa Long Biên 

Hà Nội: Xe cơi nới thành thùng “tái xuất” tung hoành ở Gia Lâm

Tưởng đã “biến mất” sau khi lực lượng chức năng đồng loạt ra quân mạnh mẽ, thế nhưng những chiếc xe tải cơi nới thành thùng vẫn ngang nhiên lấy cát từ bãi sông Hồng (Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội) rồi “tung hoành” trên các tuyến đường.

Hà Nội: Xe cơi nới thành thùng “tái xuất” tung hoành ở Gia Lâm
Thời gian qua, lực lượng chức năng tại Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã đồng loạt ra quân xử lý mạnh tay đối với tình trạng xe chở quá tải trọng. Đặc biệt, kiên quyết cắt bỏ thành thùng đối với các xe tải cơi nới.
Sau một thời gian ra quân xử lý, vấn nạn xe tải cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng gần như biến mất. Trên các tuyến đường hình ảnh các xe tải với thành thùng cao chót vót vốn “thân quen” bỗng dưng biến mất và nay được thay bằng những chiếc xe có thành thùng rất thấp, thậm chí nhiều người gọi vui là “xe hổ đói”.

“Binh đoàn” xe tải ở Gia Lâm cơi nới thành thùng tinh vi thế nào?

Các xe tải chở cát, vật liệu xây dựng tung hoành trên tả đê sông Hồng đã cơi nới bên trong thành thùng, rất khó để phát hiện ra vi phạm.

“Binh đoàn” xe tải ở Gia Lâm cơi nới thành thùng tinh vi thế nào?
Ngày 13/9, Đội Thanh tra Giao thông (TTGT) cầu, đường bộ của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thành lập tổ công tác kiểm tra bất ngờ tình trạng phương tiện có dấu hiệu vi phạm cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng tung hoành trên tả đê sông Hồng, rồi chạy về hướng đường Lý Thánh Tông và DT379 (xã Đông Dư, huyện Gia Lâm) để vào một dự án bất động sản ở Hưng Yên.
Động thái “đột kích” xe quá tải của lực lượng TTGT Hà Nội lần này là sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân và Báo Tri thức và Cuộc sống trước việc một số xe tải cố tình cơi nới thành thùng, chở đất cát, vật liệu xây dựng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.