Đường sắt bị cưỡng chế thuế khu “đất vàng” tại Hà Nội

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa bị cơ quan thuế Hà Nội cưỡng chế thuế do chưa nộp thuế đất tại khu "đất vàng" 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên (Hà Nội).

Đường sắt bị cưỡng chế thuế khu “đất vàng” tại Hà Nội
Trong khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng cách tính thuế của Hà Nội chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Áp đồng giá đất kinh doanh, mức thuế tăng vọt

Khu đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ hiện nay được xem là khu “đất vàng” nằm tại vị trí trung tâm quận Long Biên. Khu đất này tiền thân là nhà máy hoả xa Gia Lâm được xây dựng từ năm 1905.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp nhận từ năm 1954 và giao cho Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (nay là Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm) quản lý, vận hành và sử dụng toàn bộ để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, chế tạo, sửa chữa, đầu máy toa xe phục vụ cho ngành đường sắt với tổng diện tích 199.588 m2.

Ông Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, trước đây, theo hợp đồng thuê đất, diện tích đất phải nộp tiền thuê đất là 122.597 m2; diện tích đất không phải nộp tiền thuê đất là 76.991 m2 (gồm diện tích 20.721 m2 hồ điều hòa chung của khu vực và diện tích 56.270 m2 đất).

Duong sat bi cuong che thue khu “dat vang” tai Ha Noi
Đường sắt bị cưỡng chế thuế đất ở khu “đất vàng” nhà máy xe lửa Long Biên 
Năm 2013 UBND TP Hà Nội có quyết định cho Tổng công ty Đường sắt thuê toàn bộ diện tích 203.873 m2 (sau khi đo đạc lại) tại số 551 Nguyễn Văn Cừ để giao cho Nhà máy Xe lửa Gia Lâm tiếp tục sử dụng cùng với công trình đã xây dựng làm văn phòng làm việc và cơ sở sản xuất kinh doanh.
Toàn bộ diện tích này, được 3 đơn vị Tổng công ty Đường sắt , Công ty CP Xe lửa Gia Lâm và Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội chia sẻ tiền thuê.
Năm 1999, Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội tính tổng diện tích đất sử dụng tại khu đất 551 là gần 200.000 m2; trong đó diện tích tính tiền thuê hơn 122.000 m2 với đơn giá 4.550 đồng/m2/năm, thời hạn 10 năm.
Diện tích còn lại 76.991 m2 (gồm diện tích hồ điều hòa chung của khu vực thị trấn Gia Lâm cũ 20.721m2 và diện tích hệ thống đường sắt và phạm vi bảo đảm an toàn nền đường sắt trong khuôn viên nhà máy là 56.270 m2) không phải nộp tiền thuê đất.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2014, Sở Tài chính Hà Nội phê duyệt đơn giá thuê đất của Tổng công ty Đường sắt tại 551 Nguyễn Văn Cừ là 368.276 đồng/m2/năm theo đơn giá thuê đất kinh doanh cho toàn bộ 203.873 m2 đất nêu trên và không thực hiện phân khai theo mục đích sử dụng cho từng diện tích đất.
Ông Khánh cho rằng, việc tính toàn bộ 203.873 m2 đất với mức thuế đất kinh doanh là chưa hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp. Bởi thực tế chủ yếu là đất kết cấu hạ tầng, công nghiệp đường sắt theo đúng hiện trạng Tổng công ty đang sử dụng nên cần được ưu đãi hơn.
Ông Tạ Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xe lửa Gia Lâm nói rõ, với cách tính đơn giá theo mức thuế đất kinh doanh, chỉ tính riêng số tiền thuê đất phải nộp đối với diện tích đất được Tổng công ty giao sử dụng từ năm 2016 đến hết năm 2018 đã hơn 40 tỷ đồng.
Còn tính từ năm 2013 - 2015 khi Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sử dụng toàn bộ khu đất, tiền thuê khoảng hơn 159 tỷ đồng. Số tiền này là gánh nặng tài chính quá lớn với doanh nghiệp.
Bị cưỡng chế thuế, đường sắt yêu cầu chờ xác định diện tích đất
Theo thông báo của Chi cục Thuế Long Biên tháng 6/2020, tổng số tiền thuê đất phải nộp từ tháng 11/2013 đến hết năm 2019 đối với toàn bộ khu đất 551 là hơn 381 tỷ đồng (đã nộp hơn 129 tỷ đồng). Cùng với số tiền phạt chậm nộp hơn 88 tỷ đồng, hiện Tổng công ty Đường sắt đang nợ hơn 340 tỷ đồng.
Để thu hồi số tiền này, Cục Thuế TP Hà Nội đã thực hiện cưỡng chế hóa đơn, phong tỏa mã số thuế của Tổng công ty Đường sắt.
Trước thực tế này, ông Khánh cho biết, Tổng công ty đã đề nghị cơ quan thuế không thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đối với tiền thuê đất tại số 551 Nguyễn Văn Cừ.
"Hiện tại Cục Thuế Hà Nội chưa phong toả thuế, nhưng họ yêu cầu Tổng công ty đường sắt báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tổng công ty đã có văn bản gửi Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước để tháo gỡ khó khăn", ông Khánh nói.
Được biết, trong kiến nghị gửi Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới đây, Tổng công ty Đường sắt đề nghị Uỷ ban trình Thủ tướng Chính phủ:
Trong khi chờ quyết định phê duyệt xác nhận diện tích đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ là đất kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc đất công nghiệp đường sắt, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét hồ sơ thuê đất thuộc nhóm "Tiền thuế nợ đang xử lý".
Đồng thời, giao các cơ quan có thẩm quyền xét, phân loại, xác định diện tích đất thực tế của Tổng công ty Đường sắt và các đơn vị đường sắt đang sử dụng...
Tháng 2/2020, Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì kiểm tra, lập biên bản xác nhận rõ diện tích đất kết cấu hạ tầng đường sắt, đất đặt đường ray, phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt...
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, đây chỉ là phản ánh nguyên trạng làm cơ sở cho các bước tiếp theo, không phải là căn cứ để miễn thuế.
Tháng 8 vừa qua, Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty Đường sắt rà soát, báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc sắp xếp cơ sở nhà đất đường sắt, trong đó có phân định loại đất này, theo quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công. Từ đó, báo cáo, kiến nghị Bộ Tài chính phương án tháo gỡ.
Bộ GTVT cũng giao Cục Đường sắt xây dựng quy hoạch chi tiết hạ tầng giao thông đường sắt, xem xét đến quy hoạch hạ tầng để phát triển công nghiệp đường sắt, trong đó có khu đất 551.

Đường sắt Bắc-Nam 60 tỷ USD: Bù lỗ 12 năm ròng, lo nợ công cao vời vợi

Ngoài 58,71 tỷ USD đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam, Nhà nước còn bù lỗ 10-12 năm khi dự án đi vào khai thác. 

Đường sắt Bắc-Nam 60 tỷ USD: Bù lỗ 12 năm ròng, lo nợ công cao vời vợi
Báo cáo cuối kỳ tiền khả thi, liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth tính toán, dự án đường sắt Bắc - Nam có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD, theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Kinh nghiệm “xương máu” ngăn ngừa tai nạn đường sắt trên thế giới

(Kiến Thức) - An toàn giao thông đường sắt là vấn đề được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Theo đó, mỗi quốc gia thực hiện những giải pháp khác nhau để ngăn ngừa tai nạn xảy ra và đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách.

Kinh nghiệm “xương máu” ngăn ngừa tai nạn đường sắt trên thế giới
Trong thời gian gần đây, một số vụ tai nạn đường sắt xảy ra khiến dư luận Việt Nam rúng động. Vì vậy, để phòng ngừa tai nạn, ngành Đường sắt đã triển khai lắp đặt 1.529 camera giám sát tại các vị trí liên quan trực tiếp đến chạy tàu như đường ngang, nhà ga, đầu máy...

“Mục sở thị” tàu điện trên cao đầu tiên của Hà Nội

Tuyến ĐSĐT số 2A Cát Linh - Hà Đông đầu tiên của Hà Nội và cả nước đã được hoàn thành, đưa vào vận hành thử nghiệm kỹ thuật. PV báo Kinh tế & Đô thị đã ghi lại một số hình ảnh về chuyến tàu lịch sử này của ngành đường sắt.

“Mục sở thị” tàu điện trên cao đầu tiên của Hà Nội
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi
Với những ưu điểm và đặc trưng rất riêng, Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hứa hẹn sẽ mang đến một phương thức vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) mới mẻ, hiện đại, tiện ích và hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-2
Tuyến Đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông là 1 trong 8 tuyến ĐSĐT của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-3
Được khởi công năm 2011, gồm 13km đường sắt đi trên cao, 1,7km ra vào khu depot, 12 nhà ga… Tuyến ĐSĐT số 2A đi hoàn toàn trên cao, qua một trong những trục chính đô thị có mật độ giao thông cao nhất của Hà Nội là: Nguyễn Trãi - Láng - Hoàng Cầu - Cát Linh. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-4
Với lợi thế hạ tầng vận hành riêng biệt, không xung đột với các loại hình giao thông vận tải khác, tuyến Đường sắt trên cao số 2A sẽ đảm bảo vận chuyển hành khách thuận tiện, nhanh chóng hơn gấp nhiều lần các loại hình VTHKCC khác như: Xe buýt, taxi… 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-5
Đánh giá cao các ưu điểm và hạ tầng kỹ thuật của tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông, nhiều chuyên gia cho rằng, đây sẽ là bước tiến quan trọng để Hà Nội chuẩn bị bước vào một thời kỳ mới với hệ thống VTHKCC hiện đại, hữu ích và văn minh. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-6
Với lợi thế là phương thức VTHKCC khối lượng lớn, lại sử dụng hạ tầng riêng, giảm thiểu tối đa mọi tác động, xung đột từ hệ thống giao thông và các phương tiện cá nhân, ĐSĐT hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện UTGT của Hà Nội. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-7
 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-8
Vận tốc khai thác của đoàn tàu tuyến số 2A dự kiến sẽ đạt 35km/giờ.
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-9
  Nhà ga Cát Linh là điểm đầu của dự án được xây dựng trên phố Hào Nam. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-10
 Các nhà ga đều được trang bị thang cuốn, thang máy và thang bộ; được thiết kế mỹ thuật, hài hòa với cảnh quan đô thị Hà Nội mà vẫn đảm bảo thuận tiện đối với hành khách.  
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-11
 Không gian hiện đại. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-12
Đường sắt trên cao được kỳ vọng sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-13
 Dự kiến đầu năm 2019 dự án sẽ vận hành thương mại.
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-14
Khoang lái. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-15
Các hạng mục đang khẩn trương hoàn thiện. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-16
 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-17
Ga tàu hiện đại. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-18
 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-19
 Trên tàu có thể ngồi ngắm Hà Nội thơ mộng.
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-20
 Cảnh quan ga tàu.
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-21
 Cửa ra vào.
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-22
 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-23
Lối vào không khác gì khi lên máy bay. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-24
Công trình tô điểm thêm cho vẻ hiện đại của TP Hà Nội. 
“Muc so thi” tau dien tren cao dau tien cua Ha Noi-Hinh-25
 Thang bộ dẫn lên ga.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.