Hà Nội: Thu hồi tài sản tham nhũng được 2,5 tỷ đồng

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng 6 tháng đầu năm 2017, đã thu hồi 1.223 mét vuông đất và 2,5 tỷ đồng.

Hà Nội: Thu hồi tài sản tham nhũng được 2,5 tỷ đồng
Ha Noi: Thu hoi tai san tham nhung duoc 2,5 ty dong
 Ảnh minh họa.
UBND TP Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, Công an thành phố Hà Nội đã và đang thụ lý điều tra 43 vụ, 97 bị can. Đã có kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 9 vụ và 39 bị can.
Đây là số liệu trong báo cáo Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký trình HĐND TP Hà Nội hôm 13/6.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, 6 tháng đầu năm 2017, Công an thành phố Hà Nội đã thụ lý điều tra 26 vụ, 68 bị can. Đang điều tra 17 vụ, 29 bị can. Đã có kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 9 vụ và 39 bị can. Tài sản thiệt hại hơn 11.019 m2 vuông đất, 939 triệu đồng. Tài sản thu hồi 1.223 mét vuông đất và 2,5 tỷ đồng.
Theo UBND thành phố Hà Nội, thời gian qua lãnh đạo thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, nhìn chung công tác phòng chống tham nhũng đã có những chuyển biến trên nhiều lĩnh vực. UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa như tăng cường công khai minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, quan tâm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; mở rộng cơ chế kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật. Các vụ việc tham nhũng, tiêu cực được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh.
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, tài chính, hải quan...
Đáng lưu ý, UBND thành phố Hà Nội nhìn nhận nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế trên là “do công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều kẽ hở, trình độ quản lý còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế, chính sách, hoặc lợi dụng nhiệm vụ được giao làm trái quy định, quy trình công tác để vụ lợi”.
Ngoài ra còn có nguyên nhân là do cơ quan phòng chống tham nhũng tại một số đơn vị, địa phương còn lúng túng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng…
Liên quan đến công tác kê khai tài sản, theo báo cáo của UBND thành phố, tổng số người phải kê khai tài sản thu nhập là 35.041 người. Trong đó, có 8 người chưa thực hiện kê khai. Có 1 trường hợp bị xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong những tháng cuối năm 2017, UBND thành phố Hà Nội gắn công tác phòng chống tham nhũng với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, xóa bỏ tình trạng "xin - cho"; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức nhất là trong việc xây dựng chính sách, pháp luật, quá trình chuẩn bị, trình, ban hành các quyết định, văn bản hành chính cá biệt. Cải cách chế độ tiền lương, thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và trong một số lĩnh vực đặc thù.
Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị chiếm đoạt và thất thoát; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức về phòng chống tham nhũng ở các cấp, các ngành…/.

Công bố đường dây nóng tố cáo tham nhũng trong dịp Tết

Khi phát hiện các hành vi tham nhũng, tặng quà Tết trái với quy định, người dân có thể gọi  đường dây nóng: 080.48228, 0902.386.999 và 0125.698.6688.

Công bố đường dây nóng tố cáo tham nhũng trong dịp Tết
Theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, việc công bố các đường dây nóng tố cáo tham nhũng đã thực hiện từ trước Tết năm ngoái. Trong năm ngoái, đường dây nóng đã nhận được hơn 60 nguồn tin. Các tin này đã được phân loại, xử lý đúng quy định.
Cong bo duong day nong to cao tham nhung trong dip Tet
 Người dân có thể gọi điện tới đường dây nóng để tố tham nhũng, mãi lộ trong dịp Tết (Ảnh minh họa).

Chống tham nhũng: "Cái to chưa thấy sao thấy cái nhỏ!"

(Kiến Thức) - Việc thiết lập các đường dây nóng để người dân tố cáo hành vi tham nhũng, tặng quà trái quy định trong dịp Tết Nguyên đán mang nhiều tính hình thức.

Chống tham nhũng: "Cái to chưa thấy sao thấy cái nhỏ!"
Có chứng cứ còn khó giải quyết
Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ vừa công bố đường dây nóng tố cáo hành vi tham nhũng, tặng quà trái quy định trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Thông qua các đường dây nóng này, người dân có thể phản ánh thông tin liên quan đến các hành vi tham nhũng nói chung, đặc biệt trong dịp cuối năm là những hành vi như tặng quà trái quy định, sử dụng xe công trái quy định, “mãi lộ”…

Quảng Ninh không đồng ý thu phí tham quan Yên Tử

(Kiến Thức) - Sau nhiều lùm xùm liên quan đề xuất thu phí tham quan Yên Tử, HDND tỉnh Quảng Ninh đã không xem xét, bàn thảo đề xuất này. Việc thu phí vì thế sẽ không xảy ra.

Quảng Ninh không đồng ý thu phí tham quan Yên Tử
Liên quan vụ việc UBND TP Uông Bí có tờ trình đề xuất thu phí tham quan Khu di tích danh thắng Yên Tử (Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), trong kỳ họp thứ IV, khóa XIII của HĐND tỉnh Quảng Ninh (diễn ra từ ngày 5 – 7/12) đã không xem xét, bàn thảo vấn đề liên quan đến đề xuất này
Theo các quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh có đủ thẩm quyền để quyết định có hay không tổ chức thu phí tham quan Yên Tử. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Thành, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Do một số công trình văn hóa ở Yên Tử vẫn đang trong giai đoạn thi công ngổn ngang nên nếu xem xét và quyết định cho thu phí tham quan Yên Tử sẽ gây phản cảm với người dân và du khách”.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.